Tết còn xa với thầy, trò vùng lũ
Với các em học sinh, con đường đến trường vẫn đang rất khó khăn, đời sống thầy cô giáo cũng vô cùng chật vật khi cái tết đang cận kề…
Đợt lũ lịch sử hồi tháng 10/2013 quét qua một số xã nghèo ở huyện miền núi Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh) khiến người dân nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng. Nhà cửa, vật nuôi cùng nhiều tài sản bị lũ nhấn chìm, trôi ra sông biển đến giờ vẫn chưa thể sắm lại được.
Không dám nghĩ…
Đến Trường tiểu học Sơn Kim II (xã Sơn Kim II), chúng tôi chứng kiến nhiều học sinh đôi chân lấm lem bùn, áo quần cũ sờn, cáu bẩn. Có em mặc quần rách đầu gối, ngồi e thẹn, không chơi đùa với các bạn cùng lớp. Hỏi ra mới biết mưa lũ đã cuốn trôi rất nhiều tài sản của gia đình, trong đó có sách vở, áo quần của các em.
Đến trường với chiếc quần rách đầu gối, mặt mày nhem nhuốc đất, em Nguyễn Thị Liễu (lớp 5A, Trường tiểu học Sơn Kim II) kể, chiếc quần này là quà nhận cứu trợ sau lũ. Vì hay mặc đi học, đi cắt cỏ, chăn trâu nên mau rách. Trận lũ quét vừa qua nhà em bị cuốn trôi, chỉ trơ lại nền đất trắng.
Sau khi nước lũ rút, em chạy về thấy mẹ ngồi ôm mặt khóc vì nhà cửa, tài sản bị cuốn trôi ra sông, chẳng còn chi. Cuộc sống gia đình em lâm vào “cảnh màn trời chiếu đất”, bữa ăn hằng ngày phải dựa vào bà con lối xóm, người cân gạo, bó rau, con cá…
Em Nguyễn Thị Liễu giúp mẹ giặt áo quần.
Vừa đi học về, Liễu đã ra giếng nước giúp mẹ giặt áo quần. Chị Nguyễn Thị Loan, mẹ của Liễu, nhớ lại cơn lũ quét cuốn đi nhà cửa, chỉ còn lại cái nhà tắm mà cả gia đình chị xem đó là “nhà tạm” trú mưa, tránh nắng hơn ba tháng nay. Vợ chồng chị phải chạy ăn từng bữa, con cái thiếu áo mặc, đến trường bằng chân trần. Ruộng vườn thì bị đất đá phủ lấy chưa khôi phục lại được.
Video đang HOT
Được một số tổ chức, đoàn thể giúp đỡ ít tiền, vợ chồng chị chạy đôn, chạy đáo vay mượn thêm tiền mua đất làm nhà trên nền đất khác cao ráo hơn. “Mấy ngày này vợ chồng xoay vần làm cho xong nhà để tết con cái có chỗ ở. Gạo cứu trợ, cứu đói chỉ ăn cầm cự may đến tết thì hết. Ăn tết như thế nào thì vợ chồng không dám nghĩ đến vì nhà cửa đã làm xong mô…”, chị Loan lo lắng.
Bữa cơm tối của hai bà cháu em Đặng Thị Nguyên Nhi, học sinh 4B, Trường tiểu học Sơn Kim II chỉ có đĩa cà mặn và bát canh lõng bõng. Nhi nói, mấy ngày này hai bà cháu chỉ độc mỗi món ăn này. Sinh ra không có bố, mẹ tha phương cầu thực, Nhi lớn lên và học hành đều do bàn tay bà ngoại lo.
Đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua, sau khi đi lánh nạn về hai bà cháu thấy nhà bị sập, con bò Nhi hay chăn đi ăn cỏ cũng bị lũ cuốn trôi. “Nhà cửa, bò trôi hết, em lội đất bùn tìm sách vở nhưng ướt, rách hết không dùng được. Dép, áo quần em đang mặc đi học là đồ cũ nhận cứu trợ”, Nhi ngồi bên đống sách vở hư hỏng, buồn rầu…
Cô Nguyễn Thị Hồng Minh, Hiệu phó Trường tiểu học Sơn Kim II, cho biết, sĩ số học sinh của trường 265 em nhưng có đến 240 em ảnh hưởng trực tiếp từ cơn lũ quét, trong đó có nhiều em lâm vào cảnh không có nhà ở, tay trắng đến trường.
Giáo viên phải đến các trường không bị ảnh hưởng của lũ xin từng quyển sách cũ về phân phát cho học sinh. Nhiều cô giáo mang dép, áo quần cũ của con mình cho học trò. “Học sinh xã này rất nghèo, sau lũ lại càng khó khăn hơn. Nhiều em học bán trú mang cơm đến trường nhưng chỉ có dưa cà, muối vừng, hiếm khi có được miếng thịt, cá. Tết nay, giáo viên trong trường trích một ít tiền lương mua bánh kẹo, áo quần tặng một số em học sinh khó khăn, học giỏi về ăn Tết”, cô Minh tâm sự.
Tết nghèo ở “rốn lũ”
Phương Mỹ là “rốn lũ” ở H. Hương Khê. Năm 2013, ở đây có đến 5 cơn lũ lớn nhỏ, hơn tháng trời thầy trò mới đến được trường. Trong gió rét, chúng tôi thấy rất nhiều em học sinh miệt mài trên luống khoai, ngô giúp bố mẹ. Ăn cơm trưa xong, em Nguyễn Duy Thuận (lớp 7, Trường THCS Phương Mỹ) đã đánh xe trâu kéo chở phân ra đồng phụ bố mẹ trồng khoai.
Học xong, Thuận đánh trâu chở phân ra đồng làm khoai.
Gia đình Thuận là hộ nghèo nhất xóm Thượng Sơn (Phương Mỹ). Bố Thuận bị đau khớp nặng, mẹ sức yếu kham không được 6 miệng ăn trong nhà. Những ngày cuối năm, Thuận một buổi đi học, một buổi phụ giúp bố mẹ việc đồng áng. Đến tối Thuận lại đỏ đuốc đi soi cua, soi cá cải thiện bữa ăn.
Dù vất vả nhưng Thuận vẫn là một học sinh khá, ngoan… Tết gần đến rồi mà trong nhà trống trơn, chưa mua sắm được gì. “Ở đây mưa lũ triền miên, năm nào nhà cũng thiếu ăn đến ra giêng hai. Tết nay không biết xoay xở ra sao cho các con có tấm áo, miếng bánh”- bố Thuận ngậm ngùi nói về gia cảnh.
Tết nay nhiều nhà thiếu ăn, thiếu mặc, chỉ sống dựa vào hàng cứu trợ. Học sinh đến trường thiếu áo, thiếu sách vở. Để có chiếc áo mới mặc tết, bánh kẹo ăn là điều rất xa xỉ đối với nhiều học sinh ở đây.
Theo TNO
Thầy, trò viết chữ đẹp nhất nước
Trường tiểu học Nghĩa Ninh (TP.Đồng Hới, Quảng Bình) có nhiều giáo viên và học sinh viết chữ rất đẹp.
Đào Thị Thảo, giải nhất (khối 2) cuộc thi viết chữ đẹp toàn quốc, rèn chữ ở lớp - Ảnh: T.Q.N
Giải nhất quốc gia viết chữ đẹp
Có dịp đến Trường tiểu học Nghĩa Ninh, ai cũng trầm trồ trước những nét chữ trên bảng công việc ở văn phòng trường. Chữ rất đều, đẹp kỳ lạ, nhiều hoa văn và có nét đậm nét nhạt. Hỏi ra mới hay đó là chữ của cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Huyền.
Cô hiệu trưởng cười xòa bảo: "Có gì đâu, trường còn nhiều học sinh viết chữ đẹp hơn kìa". Rồi cô Huyền giới thiệu Đào Thị Thảo, học sinh lớp 3A. Thảo đoạt giải nhất (khối 2) cuộc thi viết chữ đẹp "nét chữ, nết người" toàn quốc năm học 2012-2013 được tổ chức vào tháng 4.2013 tại Hà Nội.
Đúng là nét chữ, nết người, Thảo rất lễ phép trong nói chuyện. Em cho hay, ngoài những môn học bình thường, hằng ngày em đều luyện chữ viết trong một quyển vở riêng, luyện ở trên lớp và cả ở nhà; niềm đam mê luyện chữ như đã ăn vào máu, hễ rảnh là em lại luyện viết.
Chúng tôi càng ngạc nhiên hơn khi biết hoàn cảnh gia đình Thảo. Hiện em đang ở trong ngôi nhà có đến 8 người, gồm cả ông bà nội, bố mẹ, cô ruột. Vì điều kiện kinh tế khó khăn nên bố Thảo thường đi làm ăn dài ngày, còn mẹ cũng lăn lộn đủ thứ việc làm thuê làm mướn để kiếm tiền.
Chữ viết trong các bài thi của Thảo lúc học lớp 2 thật đẹp. Những hàng chữ nghiêng đều một cách kỳ lạ và có thể nói nó đẹp hơn chữ in máy bởi những hoa văn, đường cong uốn lượn, nét thanh đậm diệu kỳ thể hiện cái hồn của người viết. Khó ai tin rằng đó là nét chữ của một học sinh lớp 2.
Cô Huyền cho biết bản thân mình cũng đoạt giải nhất cuộc thi viết chữ đẹp toàn quốc lần đầu tiên dành cho giáo viên vào năm học 2002-2003.
Bước tiến thần tốc của trường nghèo
Không giấu nổi sự tự hào và niềm vui của mình khi có một thế hệ học sinh viết chữ đẹp như thế, cô hiệu trưởng lấy cho chúng tôi xem một loạt tập bài thi chữ đẹp của học sinh được đóng lại thành từng quyển để lưu giữ.
Trường tiểu học Nghĩa Ninh chỉ mới thành lập từ năm học 2006-2007. Nằm trên địa bàn khó khăn nhất nhì thành phố nên trường luôn nằm áp chót bảng về thành tích. Thế nhưng từ năm 2010 đến nay, 2 năm liền trường đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc toàn tỉnh; đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và hiện đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Trong 3 năm học từ 2010, từ 55% học sinh khá giỏi trường đã vượt trên 95%, đoạt hàng chục giải học sinh giỏi thành phố và tỉnh, một giải quốc gia. Riêng về chữ đẹp, năm học 2011-2012, đoạt 5 giải cấp tỉnh (có một giải nhất) và một giải ba quốc gia, năm học 2012-2013, đoạt 11 giải thành phố, 8 giải tỉnh và một giải nhất quốc gia. Cô Huyền bật mí: "Cách truyền đạt, phương pháp dạy rất quan trọng. Tạo cho các cháu sự hứng khởi, say mê học, rèn luyện và rèn đúng hướng thì sẽ đạt kết quả tốt".
Theo TNO
Thầy - trò ngày càng cách xa? Phải chăng mối quan hệ giữa thầy và trò ngày càng xa cách như nhận định của nhiều người ? Thầy - trò mãi là tình cảm đặc biệt mà mỗi người học trò luôn khắc sâu ghi nhớ - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Có khoảng cách vô hình ? Không ít sinh viên của nhiều trường ĐH, CĐ kể lại chuyện suốt...