Tesla ngày càng giống Apple
Tesla đang có chiến lược “khóa” người dùng vào hệ sinh thái ôtô điện, tương tự cách Apple làm với iPhone và các sản phẩm của hãng.
Năm ngoái, Tesla bắt đầu phát hành gói thử nghiệm Full Self – Driving cho những người muốn trải nghiệm ôtô tự lái hoàn toàn. Nhiều người sau đó đã mua, thử nghiệm và đăng video lên mạng xã hội.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ xảy ra sau đó.
Tesla đã bất ngờ thu hồi quyền truy cập vào Full Self-Driving của một số tài xế. CEO Tesla, Elon Musk, viết trên Twitter hồi tháng 3 rằng lý do là các tài xế đã “không chú ý đến đường đi”, nhưng không giải thích gì thêm. Khi đó, gói thử nghiệm đã được gửi đến hơn 2.000 người, với giá 10.000 USD. Không rõ ai trong 2.000 người này đã mất tiền và mất quyền truy cập hệ thống.
Tuy vậy, tại Thung lũng Silicon, quyết định của Tesla dường như phản ánh một công thức dễ hiểu: Người tiêu dùng là chủ thể, nhưng những gã khổng lồ công nghệ mới là người kiểm soát.
Tesla đang theo đuổi phong cách giống Apple.
Kể từ khi ra mắt thị trường, các mẫu xe Tesla thường được ví là “iPhone có bánh xe” – ý rằng những chiếc ôtô điện do công ty của Elon Musk sản xuất đã có những bước nhảy vọt mang tính cách mạng về công nghệ ôtô, như những gì Apple làm với điện thoại thông minh. So với ôtô truyền thống, xe của Tesla có nhiều công nghệ hơn, màn hình cảm ứng lớn, mạng lưới sạc rộng lớn và hiệu suất đột phá so với đối thủ.
Giống Apple, Tesla xây dựng thương hiệu của mình dựa trên các sản phẩm độc quyền và đầy khát vọng, ưu tiên tính trải nghiệm cũng như tiện ích của chính thiết bị. Cả hai công ty đều tích hợp phần mềm với phần cứng theo cách đột phá. Người dùng khi chuyển sang công nghệ của Tesla cũng thấy dễ dàng và trực quan, kể cả những ai không am hiểu.
Kết quả là người dùng dường như bị “nhốt” vào vũ trụ của Tesla, tương tự khách hàng Apple trong hệ sinh thái iPhone. Họ hài lòng với Tesla, từ sửa chữa cho đến cập nhật phần mềm cho xe.
Không phải ngẫu nhiên Tesla và Apple có nhiều điểm chung. Theo các nhân viên từng làm việc cho cả hai công ty này, Tesla luôn ưu tiên nhân viên cũ của Apple trong tuyển dụng. Văn hóa Apple từ lâu cũng đã hình thành trong Tesla.
Video đang HOT
“Tesla không phải là một công ty ôtô. Đó là một công ty công nghệ chế tạo ôtô”, một cựu nhân viên cũ từng làm việc ở mảng sản phẩm cho cả Apple và Tesla nhận xét.
Gần đây, Elon Musk cũng bắt đầu tăng cường vai trò lãnh đạo của mình tại Tesla, trong đó tự gọi mình là Technoking – Vua công nghệ. Theo các nhân viên cũ, Musk theo đuổi phong cách làm việc của cố CEO Apple Steve Jobs theo nhiều cách khác nhau. “Nếu Steve Jobs có thể dễ dãi, nóng nảy và bùng nổ, thì Elon cũng giống vậy”, một cựu nhân viên từng làm việc cho cả Steve Jobs và Elon Musk, tiết lộ.
Tầm nhìn của Elon Musk với sản phẩm Tesla cũng theo cách độc quyền, tương tự Steve Jobs làm với iPhone, iPad. Tesla sử dụng một đầu nối sạc độc quyền cho xe, tương tự các sản phẩm của Apple với cổng Lightning. Sạc của Tesla cũng có chất lượng cao. Công ty đã xây dựng mảng sạc ôtô nhanh nhất thế giới với hơn 25.000 bộ sạc siêu tốc.
Hệ thống phần mềm trên ôtô cũng được cập nhật nhanh với độ bảo mật cao, tương tự Apple. Nó khác xa ngành công nghiệp ôtô truyền thống, vốn chỉ được xây dựng chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn hóa và thiếu tính đột phá. Nhiều ý kiến cho rằng việc tích hợp phần cứng và phần mềm trên xe Tesla khiến họ nhớ đến Apple.
Tesla cũng có những chiến lược điều hành mang tính “cố chấp” như Apple. Harpreet Singh là người đã mua chiếc Tesla Model S với giá 46.000 USD. Sau vài tháng sử dụng, anh nhận thấy chiếc xe tự động cập nhật. Tuy nhiên, bản cập nhật mới khiến pin bị hao nhanh hơn, đồng thời tốc độ sạc giảm. “Thông thường, tôi sẽ đi được khoảng 265 dặm sau mỗi lần sạc cho ôtô, nhưng con số này còn khoảng 200 dặm sau khi cập nhật phần mềm”, Singh nói.
Sau bản cập nhật này, một người dùng khác là David Rasmussen đã đâm đơn kiện Tesla. Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ sau đó đã mở cuộc điều tra mở về các bản cập nhật phần mềm quản lý pin của Tesla. Tuy vậy, phía công ty của Elon Musk vẫn cho rằng các bản cập nhật của mình hướng đến lợi ích kho khách hàng, gồm cải thiện độ an toàn và nâng cao trải nghiệm.
Trước đó, Apple cũng từng bị cáo buộc tự điều chỉnh các thiết bị cũ với lý do “bảo vệ pin”, nhưng lại khiến iPhone bị chậm. Vì lý do này, công ty đã bị phạt 113 triệu USD vào năm 2020.
Tesla không phải là hãng ôtô duy nhất triển khai các bản cập nhật tự động cho phương tiện của mình qua mạng, nhưng đã ghi dấu ấn trong ngành bằng cách sử dụng công nghệ để tạo ra những thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng. Chẳng hạn, hệ thống phanh xe trên toàn bộ mẫu Model 3 đã được sửa chỉ sau một đêm thông qua một bản cập nhật phần mềm. Trong khi đó, đối với các hãng xe khác, người dùng buộc phải đến đại lý để làm điều đó.
Khi Apple “cẩu thả” hơn trong các phiên bản iOS gần đây, Tesla cũng vậy. Công ty của Elon Musk gần đây bán các sản phẩm chưa hoàn thiện 100%, từ phần mềm xe tự lái Autopilot cho đến những chiếc xe mới. Những lỗi về chất lượng, hay lỗi phần mềm vẫn xảy ra.
Tesla quảng cáo Autopilot có tính năng cho phép “tự lái hoàn toàn” và “mở ra kỷ nguyên xe tự hành hoàn toàn cho người tiêu dùng”. Tuy nhiên, trải nghiệm thực tế lại khác xa những gì Tesla khoe khoang. Stephen Raynor, một luật sư sống ở Richardson, Texas, đã vô cùng hốt hoảng khi chiếc Model S được trang bị Autopilot đột ngột chuyển hướng và đâm vào hàng rào đường cao tốc.
Khi mà Autopilot vẫn chưa hoàn thiện, Tesla đang có ý định bỏ dần bộ chọn số, thay thế thiết lập đỗ xe, lùi, lái… tiêu chuẩn bằng màn hình cảm ứng. Nói cách khác, người dùng chỉ cần nhấn chọn trên màn hình cảm ứng, sau đó xe sẽ tự làm tất cả.
Apple cũng vậy. Công ty từng đưa ra rất nhiều quyết định về thiết kế khiến không ít chuyên gia đánh giá là “coi thường người dùng”. Cố CEO Steve Jobs cũng là người nổi tiếng né tránh nghiên cứu thị trường, thay vào đó là “cho khách hàng thấy những gì họ muốn”. Gần đây, Apple loại bỏ giắc cắm tai nghe 3,5 mm, loại cổng USB A trên MacBook… và rất nhiều quyết định gây tranh cãi khác.
Tesla cũng nhằm mục tiêu hạn chế các tài xế sử dụng ứng dụng bên thứ ba để ưu tiên các sản phẩm “cây nhà lá vườn”. Chẳng hạn, tài xế không thể sử dụng màn hình cảm ứng trên ôtô Tesla để gọi Uber và Lyft, thay vào đó là ứng dụng riêng do công ty phát triển. Apple gần đây cũng ưu tiên các dịch vụ của mình hơn và bắt đầu tính phí cao với các ứng dụng bên thứ ba trên App Store.
Ngoài ra, các chủ sở hữu xe Tesla cũng gặp khó khăn trong việc sửa chữa, nhất là sửa chữa từ các dịch vụ bên thứ ba. Đây cũng là chiến lược mà Apple thực hiện bao năm qua. “Rất ít thợ máy muốn đến gần các thiết bị của Tesla”, Raynor nói.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu 'bong bóng Tesla' vỡ tung?
Những diễn biến gần đây trên thị trường chứng khoán và những câu chuyện trước đây đã tạo ra một tâm lý chung rằng sự bùng nổ của bong bóng chứng khoán sẽ khiến nền kinh tế bị tàn phá. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra theo hướng đó.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất xe điện và các hãng liên quan đều tăng vọt nhờ "cơn sốt" Tesla.
Những "cơn sốt" gần đây đối với cổ phiếu xe điện, năng lượng sạch hay thậm chí là chất kích thích chắc chắn là mối đe dọa đối với tài sản của các cổ đông của họ. Nhưng ngay cả khi có một quả bong bóng được thổi phồng, thì thảm họa sẽ không ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường.
Diễn biến trong vài thập kỷ qua đã cho thấy điều ngược lại. Nhật Bản hiện vẫn chịu ảnh hưởng bởi bong bóng bất động sản và chứng khoán những năm 1980, hay bong bóng dot-com đã gây ra những tổn thất nặng nề và nợ dưới chuẩn đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Thế nhưng, không phải bong bóng nào cũng giống nhau. Những mối hiểm họa của bong bóng chứng khoán đến từ những người đi vay nợ để mua cổ phiếu và các công ty được đầu tư quá mạnh tay. Khi quả bong bóng nổ tung, những nhà đầu tư này buộc phải cắt giảm chi tiêu hoặc thậm chí là phá sản. Các công ty bất ngờ phải đối mặt với việc nhà đầu tư yêu cầu sa thải nhân viên và cắt giảm đầu tư.
Không có yếu tố nào ở trên là vấn đề rõ ràng đối với các cổ phiếu đang được yêu thích trong thời gian gần đây. Tesla được định giá ở mức cực kỳ cao và trở thành công ty có vốn hóa lớn thứ 5 nước Mỹ. Ngay cả khi công ty này bỗng dưng biến mất vào ngày mai, thì việc này cũng không có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế, vì quy mô hoạt động của Tesla vẫn rất nhỏ.
Lý do là bởi, nhà sản xuất xe điện chủ yếu được tài trợ bằng vốn tự có, vì vậy sự sụp đổ sẽ không gây ra thảm họa domino đối với các ngân hàng. Dù các cổ đông sẽ chịu tổn thất đáng kể, nhưng chi tiêu của người dân trên toàn nước Mỹ lại không bị giảm sút vì sự kiện này.
Sự kiện tương đồng diễn ra gần đây nhất không phải là bong bóng dot-com, mà là cơn sốt xe đạp tại Anh vào những năm 1890. Xe đạp chính là ô tô điện ở thời điểm đó. Sự đột phá trong công nghệ sản xuất lốp xe đã biến xe đạp trở thành loại phương tiện di chuyển thuận tiện và thân thiện với môi trường, dù có mức giá đắt đỏ.
Các nhà đầu tư đã đổ xô vào cổ phiếu của bất kỳ công ty nào có mối liên hệ với ngành sản xuất xe đạp, chủ yếu là ở Birmingham. Những khoản đầu tư mạnh tay đã tạo ra những bước đột phá khác. Ở thời kỳ đỉnh cao, các bằng sáng chế liên quan đến xe đạp chiếm 15% tổng số bằng sáng chế được cấp.
Cổ phiếu xe đạp cũng được thúc đẩy bởi mức lãi suất cực kỳ thấp tại Anh. Theo đó, những bong bóng nhỏ hơn cũng được thổi phồng, ví dụ như các nhà máy khai thác và sản xuất bia của Australia.
Nội dung cuốn sách "Boom and Bust" của William Quinn và John Turner - 2 học giả của Đại học Queen, cho biết, chỉ trong năm 1896, quốc gia này có tới 671 công ty xe đạp và huy động được 27 triệu bảng, tương đương 1,6% GDP. So sánh về sự tương đồng, các SPAC đã huy động được số vốn tương đương với khoảng 0,4% GDP của Mỹ vào năm ngoái và đang "tăng tốc" với mức 1,3% từ đầu năm đến nay.
Một nửa số công ty sản xuất xe đạp niêm yết trên thị trường đã thất bại vào cuối thập kỷ này. Các nhà đầu cơ vẫn nắm giữ cổ phiếu khi bong bóng vỡ tung đã bị "nhấn chìm" bởi mức giảm 71% so với đỉnh chỉ trong 18 tháng. Theo đó, nền kinh tế khu vực chịu ảnh hưởng khi thị trường sụp đổ. Tuy nhiên, nước Anh nói chung lại không bị tác động và phần còn lại của thị trường cũng vậy.
Nếu ngoài Tesla, các Big Tech - gồm Apple, Amazon, Microsoft và Facebook, cũng là bong bóng thì chắc chắn các nhà đầu tư sẽ mất nhiều tiền. Tuy nhiên, với một vài trường hợp ngoại lệ, các công ty này không đi vay hay phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn cho các khoản đầu tư mới và các nhà đầu tư của họ cũng không đi vay quá nhiều. Nếu giá cổ phiếu Apple giảm 1 nửa, hoạt động kinh doanh cơ bản của họ cũng không bị ảnh hưởng. Điều này khác với dot-com, bởi những công ty ở thời kỳ đó bị buộc phải cắt giảm chi tiêu khi thị trường sụp đổ và họ không thể phát hành cổ phiếu mới.
William Quinn cho hay: "Bài học từ những gì diễn ra trong lịch sử là sự sụp đổ của TTCK không gây ra nhiều thiệt hại như vậy. Bong bóng được 'tài trợ' bởi các ngân hàng mới thực sự là loại bong bóng có sức mạnh hủy diệt."
Sự kiện Thứ Hai Đen tối năm 1987 là một ví dụ khác: ảnh hưởng đến nhà đầu tư nhưng nền kinh tế không bị tác động. Dẫu vậy, điều này không có nghĩa là mọi thứ sẽ ổn. Không như những sự kiện trước, Fed không thể hỗ trợ thị trường dễ dàng như vậy. Sau khi thị trường giảm hơn 6 tháng vì sự kiện bong bóng dot-com, Fed nhanh chóng hạ lãi suất từ 6,5% xuống 1,75% và cuối cùng là 1%, giúp bảo vệ nền kinh tế khỏi sự sụt giảm của thị trường.
Hiện tại, nợ công đang ở mức đặc biệt cao. Các công ty có tài chính yếu đã phải đi vay để sống sót khi nền kinh tế đóng cửa vì đại dịch, trong khi những công ty lớn hơn đã đi vay để mua cổ phiếu quỹ. Lãi suất thấp hơn có nghĩa là nợ đang rẻ hơn, nhưng nếu thị trường mất niềm tin, thì việc tái cấp vốn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. TTCK sụt giảm mạnh có thể tác động đến nền kinh tế khi người dân cảm thấy họ nghèo hơn và bắt đầu cắt giảm chi tiêu.
Elon Musk "ngạc nhiên" về pin xe điện đột phá của Apple - toàn những điều Tesla đã làm từ lâu Dù vài năm nữa mới ra mắt, nhưng công nghệ pin xe điện của Apple đã bị CEO Tesla phủ đầu bằng những lời lẽ châm chọc thường thấy của mình. Cuối tuần vừa qua, một báo cáo mới của Reuters đã cho thấy rõ ràng hơn về chiến lược phát triển xe điện cho dự án Project Titan của Apple sau nhiều...