Tesla chế tạo máy thở y tế từ linh kiện xe hơi Model 3
Trước nhu cầu cấp thiết máy thở y tế do dịch Covid-19, Tesla đã tham gia vào nhóm các công ty tạo ra thiết bị này. Đặc biệt, họ dùng chính linh kiện của xe hơi Tesla để tạo ra chúng trong thời gian rất ngắn.
Hệ thống giải trí của Tesla Model 3 cũng được dùng để chế tạo máy thở y tế
Theo InsideEvs, thời gian sắp tới New York (Mỹ) sẽ thêm 30.000 máy hô hấp nhân tạo để đối phó với đỉnh dịch. Dù đã nhận được 1.000 máy hô hấp nhân tạo từ tỉ phú Jack Ma và Trung Quốc cùng với 140 máy trợ thở tài trợ bởi bang Oregon nhưng vẫn chưa đủ để giảm áp lực về điều kiện y tế thiếu thốn tại New York.
Quy trình chế tạo máy thở y tế phức tạp và được kiểm tra nghiêm ngặt. Ngay cả những hãng lớn như Ford cũng phải kết hợp với GE Healthcare sản xuất dựa trên thiết kế đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận. Một ông lớn khác là tập đoàn General Motor cũng phải kết hợp với Ventec Life Systems để mở rộng sản xuất máy trợ thở ở Michigan.
Video đang HOT
Vì vậy việc các kỹ sư Tesla tự đưa ra thiết kế máy thở y tế hoàn toàn mới và sản xuất dựa trên những linh kiện có sẵn để sản xuất xe hơi của hãng có thể coi là chuyện phi thường. Tuy nhiên, sẽ không có điều gì đảm bảo chắc chắn rằng thiết bị này của họ sẽ được FDA cấp phép lưu hành khi mà tiêu chuẩn về y tế của Mỹ vốn thuộc hàng cao trên thế giới.
Máy thở y tế của Tesla dùng màn hình của Model 3
Dù sao đi nữa vẫn mong những công ty này sẽ nhanh chóng hoàn thành sứ mệnh của họ để có thể cứu thêm nhiều mạng người khi mà mỗi thời khắc trôi qua đều quý giá.
Lệ Quân
Chuyên gia y tế Mỹ: Máy thở của Elon Musk mua tặng bệnh viện có khi còn phản tác dụng, thà Tesla sản xuất pin cho máy thở còn tốt hơn!
Máy thở của Musk mới mua là những thiết bị cấp thấp, bệnh viện lại cần gấp những cỗ máy đắt tiền có thể chữa được bệnh nặng.
Hành động quyên góp máy thở của Elon Musk cho các bệnh viện là hết sức đáng khen ngợi, tuy nhiên thiết bị của ông không phải thứ đồ chuyên dụng để cứu bệnh nhân nhiễm Covid-19. Trước hết, hãy cứ so sánh về giá tiền của máy BiPAP - thiết bị hỗ trợ hô hấp mà Musk mua từ ResMed với máy thở xâm lấn - thiết bị đưa ống tiếp oxy trực tiếp vào phổi bệnh nhân mà xem: máy Musk mua có giá 800 USD/chiếc, còn máy thở cứu được người bệnh có giá thành lên tới 50.000 USD.
Dù vậy, bệnh viện vẫn sẵn sàng đón nhận nghĩa cử của Musk và đảm bảo không để những máy thở kia vô ích. Ông Mick Farrell, CEO của ResMed, cảm ơn và tuyên dương hành động của Elon Musk, rằng đã giúp ResMed phân phối những thiết bị BiPAP cấp thấp tới những bệnh viện New York đang thiếu máy thở.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế cho rằng thiết bị này hại nhiều hơn lợi, chúng vốn được dùng để điều chỉnh nhịp thở cho người gặp vấn đề hô hấp khi ngủ; theo tờ LA Times, thậm chí nhiều bác sĩ còn chẳng gọi những cỗ máy BiPAP này là "máy thở".
Máy thở - ventilator.
Dẫn lời NPR, những thiết bị này còn có thể khiến virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh hơn. Các chuyên gia y tế tại bang Washington cảnh báo bác sĩ không nên sử dụng những thiết bị này, và hồi tháng Hai, Hội đồng Gây mê Hoa Kỳ (ASA) cũng đưa lời cảnh báo tương tự.
Tuy nhiên, CDC cũng ban bố chính sách cho phép sử dụng các máy thở cấp thấp BiPAP/CPAP này vào chữa trị những bệnh nhân chưa có triệu chứng nặng. Việc có ứng dụng được các máy thở này không còn phải phụ thuộc vào diễn biến Covid-19 tại Mỹ trong tương lai, khi mà số người nhiễm ngày một tăng và các bệnh viện đang ngày một chật, không còn đủ máy thở để cứu chữa mọi ca bệnh nguy kịch.
Lại nói về ResMed, doanh nghiệp đứng sau hệ thống máy thở vừa được Musk mua về và quyên tặng cho các bệnh viện. Hãng thiết bị y tế này liên hệ với nhiều công ty công nghệ để sản xuất 500 thành phần thiết yếu dùng cho máy thở cấp cao. Những doanh nghiệp đã ngỏ lời muốn giúp trải dài nhiều ngành, từ chế tạo ô tô, công ty hàng không vũ trụ, công ty sản xuất vũ khí, ... trong đó bao gồm cả Tesla.
Ông Farrell có nói thêm rằng nếu Tesla mà sản xuất được pin cho máy thở thì quả là tuyệt vời.
Dink
Các hãng xe hơi chạy đua sản xuất máy thở cho bệnh nhân Covid-19: Chuyện không đơn giản! Ford, GM, Toyota và Tesla cam kết hỗ trợ sản xuất máy thở để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 không ngừng tăng lên trên toàn cầu. Trong chiến tranh, khi nước Mỹ thiếu hụt nguồn cung, chính các hãng ô tô đã đứng ra để đảm nhận nhiệm vụ. Chẳng hạn, Ford thiết...