“Tên lửa Sarmat của Nga ‘bất khả chiến bại’ trước mọi hệ thống phòng thủ của NATO”
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat của Nga mạnh hơn nhiều các loại vũ khí chiến lược khác, trong đó có tên lửa Minuteman-III của Mỹ, Giám đốc Tập đoàn Vũ trụ Nga Roscosmos, ông Dmitry Rogozin cho hay.
“Đây là tên lửa mạnh hơn nhiều các vũ khí chiến lược khác, trong đó có tên lửa Minuteman-III của Mỹ. Với phạm vi tiếp cận mục tiêu trên toàn cầu và sức mạnh của các đầu đạn, tên lửa này có thể vươn tới lãnh thổ của kẻ gây hấn”, ông Rogozin nhận định trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya 24.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Theo ông Rogozin, dữ liệu kỹ thuật cho thấy tên lửa này không thể bị tấn công bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO hiện tại cũng như tương lai.
Video đang HOT
“Đây là một thành công lớn của các nhà thiết kế và các kỹ sư của chúng tôi. Chúng tôi rất tự hào về điều đó”.
Nga đã thử thành công vụ phóng đầu tiên của tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat từ sân bay vũ trụ Plesetsk tại vùng Arkhangelsk, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin ngày 20/4.
ICBM Sarmat được phát triển bởi Trung tâm Tên lửa Nhà nước Makeyev – một phần của Roscosmos và được sản xuất tại công ty Krasmash. Theo ước tính của các chuyên gia, Sarmat R-28 có thể mang các đầu đạn đa đầu hướng (MIRV) nặng tới 10 tấn và vươn tới bất kỳ địa điểm nào trên thế giới cả ở Cực Bắc và Cực Nam./.
NASA cảm ơn Nga đã đưa phi hành gia về Trái đất an toàn
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) gửi lời cảm ơn tới tập đoàn vũ trụ Roscosmos của Nga đã đưa phi hành gia Mark Vande Hei trở về Trái đất một cách an toàn.
Nhà du hành Mỹ Mark Vande Hei sau khi đáp xuống Trái Đất tại Dzhezkazgan, Kazakhstan ngày 30/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
"Chúng tôi đã đưa Mark Vande Hei về nhà một cách an toàn, cảm ơn các đối tác Roscosmos. Chúng tôi rất vui khi anh ấy có thể trở lại Houston về với gia đình", bà Kathy Lueders - Phó Quản trị viên của Ban Giám đốc Sứ mệnh Hoạt động và Khám phá Con người của NASA - phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến ngày 31/3.
Theo kênh truyền hình RT, ngày 30/3, phi hành gia Vande Hei đã quay trở lại Trái đất cùng với hai nhà du hành của Nga là Pyotr Dubrov và Anton Shkaplerov trong khoang tàu Soyuz từ Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Bộ ba đã được bay trở lại cơ sở phóng của Nga tại Baikonur, Kazakhstan. Từ đây, phi hành gia người Mỹ Vande Hei trở về nhà ở thành phố Houston.
Vande Hei chính thức trở thành phi hành gia người Mỹ hoạt động trong không gian lâu nhất kể từ khi được đưa lên ISS cùng phi hành gia người Nga Dubrov vào tháng 4/2021. Họ đã cùng nhau hoàn thành 5.680 vòng quỹ đạo, bay hơn 240 triệu km quanh Trái Đất.
Nhà du hành Mỹ Mark Vande Hei (trái) cùng các nhà du hành Nga Anton Shkaplerov (giữa) và Pyotr Dubrov (phải) sau khi đáp xuống Trái Đất tại Dzhezkazgan, Kazakhstan ngày 30/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Bất chấp các lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào Moskva trong nỗ lực ngăn cản nước này tiếp cận hàng hóa công nghệ và ngành hàng không vũ trụ , NASA dường như không thay đổi kế hoạch về việc cử các phi hành đoàn của Mỹ lên trạm ISS với hy vọng duy trì được tính "quốc tế" của trạm vũ trụ.
Hiện tại, còn tham gia hoạt động trên ISS gồm các phi hành Tom Marshburn, Raja Chari, and Kayla Barron của NASA và phi hành gia Matthias Maurer của Cơ quan Không gian châu Âu cùng các phi hành gia Nga.
Cuộc trở về Trái Đất lần này của các phi hành gia thu hút nhiều sự chú ý hơn do căng thẳng giữa Mỹ và Nga leo thang sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng trước. Bất chấp NASA đã nhiều lần tái khẳng định việc tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Roscosmos, một số hãng truyền thông Mỹ đã tỏ ý nghi ngờ liệu Nga có đưa nhà du hành Mark Vande Hei trở lại Trái Đất trong bối cảnh Washington đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
Nga cảnh báo Trạm Không gian quốc tế có thể lao xuống trái đất Tổng giám đốc Cơ quan vũ trụ liên bang Nga Dmitry Rogozin cho rằng Trạm Không gian quốc tế sẽ lệch quỹ đạo và rơi xuống nếu Nga bị cấm vận và không thể tiếp tục vận hành. Trạm Không gian quốc tế (ISS) trên quỹ đạo. Ảnh NASA Hãng AFP ngày 12.3 dẫn lời ông Dmitry Rogozin, Tổng giám đốc Cơ quan...