Tên lửa HQ-9 và S-300: Trung Quốc phủ nhận sao chép
Chúng ta đều biết, hệ thống phòng không tầm xa của Trung Quốc HQ- 9 đã bất ngờ chiến thắng trong cuộc đấu thầu cung cấp hệ thống phòng không cho Thổ Nhĩ Kỳ, chiến thắng trước các đối thủ cạnh tranh lớn như hệ thống Patriot của Mỹ, S -400 của Nga và Aster của châu Âu .
Theo một số nguồn tin không chính thức cho rằng hệ thống này là một bản sao hệ thống S-300 của Nga. Nga lần đầu tiên tiết lộ hệ thống S-300 tại cuộc triển lãm hàng không Moscow vào năm 1992, năm 1993 bắt đầu bán hệ thống S-300 cho Trung Quốc (theo một số nguồn tin khác, vào năm 1996), sau đó Bắc Kinh đã bắt đầu nghiên cứu và thiết kế hệ thống tương tự cho riêng mình đó là HQ-9, sự phát triển trong gần 15 năm qua.
Một xe hoàn chỉnh trong hệ thống 6 xe của HQ-9
Các chuyên gia vũ khí cho rằng, trong qua trình 15 năm đó, các công nghệ của Nga có thể bị Trung Quốc sử dụng. Trong khi đó các quan chức quân đội Trung Quốc phủ nhận các cáo buộc trên. Họ cho rằng hệ thống HQ-9 là thành quả của quá trình làm việc bền bỉ, sáng tạo của các nhà sản xuất vũ khí của Bắc Kinh. Các kỹ thuật, vũ khí của hệ thống này hoàn toàn do Trung Quốc tự sản xuất, không sao chép của bất cứ quốc gia nào.
HQ-9 bắn thử nghiệm
Video đang HOT
Hệ thống có những sự khác biệt là đáng chú ý. HQ-9 trang bị tên lửa có chiều dài 6,51 m, so với 7,5 m của tên lửa 48N6 trong hệ thống S-300 ( phương tây gọi là SA- 10). Hệ thống của Trung Quốc có tầm bắn tối đa khoảng 125 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu 18.000m, phạm vi trung bình của vùng sát thương là 7-50 km ở độ cao từ 1.000 đến 18.000 mét, chiều cao tối thiểu sát thương là 25 m, vùng sát thương dao động đối với mục tiêu đạn đạo 7-25 km ở độ cao 2.000 đến 15.000 m.
Tên lửa FD-2000 được trang bị trên phiên bản xuất khẩu của hệ thống HQ-9.
Hệ thống HQ-9 kết hợp một radar điều khiển hỏa lực với một anten điều khiển pha (PAR) CJ-202 là một phiên bản cải tiến của radar được sử dụng trong các hệ thống KS-1. Ăng-ten này có một góc phương vị 120 độ, công suất 1 MW, điện lượng trung bình 60 kW, phạm vi phát hiện mục tiêu là 300 km, đồng thời một lúc có thể theo dõi 100 mục tiêu, đặc biệt có khả năng tự động đánh giá nguy cơ của các mục tiêu và cùng một lúc đồng thời có thể tiêu diệt 6 mục tiêu.
Số lượng tên lửa và bệ phóng là giống như của S-300. Các bệ phóng được đặt trên khung gầm của một chiếc xe tải trọng lượng lớn được phát triển và sản xuất trong nước. Đặc biệt, sự nâng bệ phóng và phóng tên lửa có thể được thực hiện trong khoảng thời gian khoảng 5 giây.
S-300 của Nga
Một hệ thống bao gồm 6 xe, mỗi xe có chỉ huy của riêng mình và radar điều khiển hỏa lực với số lượng đã sẵn sàng để khởi động tên lửa là 32.
Trong các hệ thống xuất khẩu được trang bị radar điều khiển hiện đại hơn NT-233 (được sử dụng trong các SAM KS-1A), công suất 1 MW, theo dõi phạm vi (máy bay) 120 km hoặc có thể lên tới 300 km, kiểm soát các chùm tia điện tử của các mục tiêu trên không được phát sinh trong một pham vi là 120 độ theo chiều ngang và 65 độ theo chiều dọc, đồng thời có thể theo dõi 100 mục tiêu và mục tiêu chỉ định để tấn công lên đến 50.
Theo Người đưa tin
Mỹ sửng sốt vì đồng minh mua tên lửa Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua bày tỏ sự lo ngại về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa do một công ty Trung Quốc sản xuất.
Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, vừa thông báo rằng họ đã quyết định mua hệ thống phòng thủ tên lửa FD-2000 của Tập đoàn Nhập khẩu và Xuất khẩu Cơ khí chính xác Trung Quốc (CPMIEC) chứ không chọn sản phẩm của Nga, Mỹ và châu Âu,Reuters đưa tin.
Hệ thống phòng thủ tên lửa FD-2000 của Trung Quốc. Ảnh: wordpress.com.
CPMIEC đang chịu các biện pháp trừng phạt của Mỹ do họ vi phạm luật cấm phổ biến vũ khí đối với Iran, Triều Tiên và Syria.
"Chúng tôi đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc tới chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đã mua một hệ thống phòng thủ tên lửa không tương thích với các hệ thống của NATO cũng như các hệ thống phòng thủ tập thể khác. Mỹ sẽ tiếp tục thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề này", người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo.
Một số nhà phân tích quốc phòng phương Tây tỏ ra ngạc nhiên trước quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ, bởi trước đó họ nghĩ Ankara sẽ mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hoặc Italy.
Đức, Mỹ, Hà Lan đã điều 6 khẩu đội tên lửa và khoảng 400 binh sĩ tới phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ trong năm nay sau khi Ankara yêu cầu NATO giúp đỡ họ trong việc ngăn chặn các vụ tấn công bằng tên lửa từ Syria. Vậy mà giờ đây chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lại chọn hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc.
Từ lâu Thổ Nhĩ Kỳ vốn là đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực Trung Đông. Trước đây quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có vai trò lớn trong nền chính trị nước nhà và cũng chịu ảnh hưởng lớn từ Mỹ. Sau khi Thủ tướng Tayyip Erdogan cầm quyền vào năm 2002, ông đã giảm dần vai trò của quân đội trong chính trường. Vụ mua tên lửa của Trung Quốc là một bằng chứng cho thấy quân đội không thể tác động tới quyết định của chính phủ.
Theo Tri thức
Mỹ lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay Trung Quốc sản xuất tên lửa Mỹ đã bày tỏ quan ngại đối với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến quyết định hợp tác sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không tầm xa với một công ty Trung Quốc đang bị Mỹ trừng phạt, theo hãng tin Reuters ngày 28.9. Tập đoàn sản xuất tên lửa Patriot của Mỹ chịu vố đau trước Trung Quốc...