Tên lửa hành trình Việt Nam so với Kalibr-NK tại Syria
Sau màn khai hỏa của hệ thống KalibrNK tấn công lực lượng IS tại Syria, lần đầu tiên Nga công bố hình ảnh về hệ thống tên lửa hành trình này.
Sức mạnh thuyết phục của Kalibr-NK
Lần đầu tiên, phóng viên đài truyền hình Nước Nga được lên tàu chiến Dagestan, con tàu lớn nhất và là chỉ huy của nhóm 4 tàu tên lửa tham gia phóng 26 quả tên lửa Kalibr-NK tấn công IS ở Syria vào rạng sáng 7/10.
Khi thực hiện tấn công, tàu Dagestan cùng 3 tàu còn lại đang ở trên biển Caspian, cách bờ 300 km. Theo quan sát, ở khu vực dàn phóng Kalibr-NK phía sau ụ pháo chính của tàu, trong số 8 ống phóng có đến 7 ống nám khói đen ở phần nắp, trừ 1 ống.
Như vậy tàu Dagestan đã phóng đi 7 quả tên lửa Klub loại 3M-14 bay xa 1.500 km qua không phận Iran và Iraq để đến các mục tiêu của phiến quân tại Syria.
Kalibr (tên xuất khẩu là Klub) có đầy đủ các các biến thể dành cho Lục quân (Kalibr-M) và Không quân Nga (Kalibr-A), nhưng các tên lửa này được trang bị phổ biến nhất trong Hải quân Nga.
Chúng đang được sản xuất để trang bị cho tàu ngầm (Kalibr-PL) và tàu nổi (Kalibr-NK).
Trong hệ thống tên lửa Kalibr, ngoài các loại ngư lôi và tên lửa chống ngầm, phiên bản đối hạm cơ sở được định danh là 3M-54, còn phiên bản tấn công mặt đất cơ sở là 3M-14.
Cận cảnh hệ thống Klub-NK vừa tấn công IS.
Từ trước đến nay, chúng ta thường biết đến phiên bản xuất khẩu của loại tên lửa tấn công mặt đất này là Klub 3M-14E với tầm phóng 300km. Tuy nhiên, phiên bản tấn công mặt đất được sử dụng trong hải quân Nga đều có tầm phóng siêu xa từ 1500-2500km.
Tên lửa 3M-14, theo định danh của Bộ Quốc phòng Nga (DOD) là SS-N-30A. Đây là một biến thể tấn công mặt đất dẫn đường quán tính triển khai cho các tàu ngầm Nga, có tầm phóng và tính năng ngang ngửa với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.
Video đang HOT
Nó có chiều dài cơ bản là 6,2 m (20 ft), với đầu đạn nặng 450 kg (990 lb), tốc độ hành trình cận âm Mach 0,8.
Tên lửa 3M-14T cũng có định danh DOD là SS-N-30A, được triển khai cho các tàu mặt nước với hệ thống phóng thẳng đứng (VLS), với lực đẩy véc-tơ tăng áp. Chiều dài cơ bản của nó là 8,9 m (29 ft), các tham số khác cũng tương tự như 3M-14.
Phiên bản xuất khẩu 3M-14E được Bộ Quốc phòng Nga định danh là SS-N-30B, được phóng từ tàu ngầm. Chiều dài cơ bản của nó là 6,2 m (20 ft), với 450 kg (990 lb) đầu đạn. Phạm vi tấn công là 300km (190 mi), với tốc độ tương tự như tên lửa nguyên bản.
Hiện Mỹ đang triển khai tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk trên 2 loại tàu mặt nước là tuần dương hạm lớp Ticonderoga (với số lượng tối đa là 26 quả) và các khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke, với số lượng tối đa là 56 quả.
Tuy số lượng tên lửa hành trình mà chiến hạm Mỹ mang được là rất lớn, nhưng các tuần dương hạm và khu trục hạm Aegis của Mỹ đều có lượng giãn nước siêu lớn, khoảng trên dưới 10.000 tấn, trong khi các chiến hạm Nga chỉ chưa tới 1000 tấn cũng có thể mang được tới 8 quả.
Do thiếu kinh phí, Nga đang từ bỏ các thiết kế hạng nặng, chuyển sang đóng các tàu hộ vệ hạng trung và cỡ nhỏ có khả năng mang theo tên lửa hành trình tấn công mặt đất Kalibr-NK 3M-14T. Hiện Nga đã có gần 10 tàu được trang bị khả năng này.
Nga đang ồ ạt triển khai Kalibr-NK trên các tàu cỡ nhỏ, con số này sẽ có thể tăng lên tới vài chục chiếc trong thời gian chỉ khoảng 5 năm nữa. Nga sẽ xây dựng được khả năng tấn công bằng tên lửa hành trình rất mạnh, nhưng theo một đường lối khác hẳn Mỹ.
Hệ thống Klub-N trên chiến hạm Việt Nam mạnh cỡ nào?
Theo RIA Novosti dẫn tuyên bố của ông Sergei Rudenko, đại diện nhà máy Zelenodolsk cho biết, Nga đang đàm phán với Hải quân Việt Nam để cung cấp 2 tàu Gepard 3.9 mới, trong đó, Zelenodolsk sẵn sàng trang bị hệ thống tên lửa hành trình tối tân Klub-N cho các tàu chiến mới.
Theo thông tin từ nhà sản xuất, trong biên chế của hệ thống Klub-N có: Tên lửa chống tầu 3M-54E, 3M-54E1, tên lửa 3M-14E tấn công mặt đất, tên lửa chống ngầm 91RTE2; Hệ thống điều khiển tên lửa; Giàn phóng tên lửa ống phóng thẳng đứng 3S-14E hoặc nằm chéo 3S-14PE.
Cấu tạo tên lửa chống ngầm: tên lửa 91RTE2 là tên lửa đạn đạo có hai tầng động cơ phản lực nhiên liệu rắn, động cơ tầng thứ nhất là động cơ tăng tốc lấy độ cao, động cơ tầng thứ hai là động cơ hành trình nhiên liệu rắn.
Theo_Báo Đất Việt
Sức mạnh Hạm đội Caspian vừa tham gia không kích IS
Các tàu chiến chủ lực của Hạm đội Caspian Nga đã thực hiện cuộc không kích phiến quân IS gây choáng váng cho giới quân sự phương Tây.
Hạm đội Caspian được thành lập từ năm 1722 nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh hải nước Nga trên biển Caspin - hồ nước lớn nhất thế giới với tổng diện tích mặt nước 371.000km2 (độ sâu hồ tối đa khoảng 1.025m) giáp các nước Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaijan. Ngày nay, lực lượng này được biên chế khoảng vài chục tàu mặt nước hiện đại.
Hai tàu chiến hiện đại và lớn nhất của Hạm đội Caspian là các tàu hộ vệ thuộc lớp Gepard Project 11661K mang tên Tartastan (691) và Dagestan (693). Cả 2 tàu Gepard của Nga đều có nhiều điểm khác biệt so với tàu Gepard 3.9 xuất khẩu cho Việt Nam, cả về mặt hỏa lực (mạnh hơn) và bố trí vũ khí, thiết kế thân tàu. Đáng lưu ý, chiếc Dagestan là một trong bốn tàu chiến phóng tên lửa không kích phiến quân IS vào sáng hôm qua.
Ngoài ra còn có 3 chiếc tàu hộ vệ Project 21631 Buyan-M cũng tham gia cuộc không kích IS bằng tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr. Hiện nay, Hạm đội Caspian được trang bị ba tàu hộ vệ Buyan-M và ba tàu Buyan Proejct 21630 (nhỏ hơn Buyan-M, vũ khí chủ yếu là pháo).
Tương lai gần, hạm đội Caspian sẽ nhận thêm 5 tàu Buyan-M nữa, tất cả số này đang được chế tạo.
Trong ảnh là tàu pháo tuần tra Buyan Project 21630 được biên chế cho hạm đội giai đoạn từ 2006-2012. Lớp tàu này có lượng giãn nước 550 tấn, dài 62m, trang bị các hệ thống pháo 100mm, pháo phòng không 30mm và pháo phản lực phóng loạt 40 nòng Grad-M.
Tiểu hạm đội Caspian được trang bị 3 tàu quét mìn cỡ nhỏ lớp Yakhont (trong ảnh).
Tàu quét mìn Project 1265 Yakhont có lượng giãn nước 450 tấn, dài 48,8m, thủy thủ đoàn 43 người, trang bị các bộ quét mìn GKT, PEMT-2, ST-2. Trong ảnh là một trong 3 tàu lớp Yakhont trình diễn khả năng rà phá thủy lôi trong đợt kỷ niệm Ngày Hải quân Nga.
Ngoài các tàu chiến đấu kiểu mới, hạm đội Caspian còn được trang 3 tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241 (trang bị 4 tên lửa diệt hạm P-15 Termit hoặc P-120 Moskit); 3 tàu tên lửa Project 206MR Vikhr (trang bị 2 tên lửa P-15 Termit) và 4 tàu pháo Project 1204 Shmel. Trong ảnh, một trong 4 tàu Shmel khai hỏa pháo 76,2mm trong Ngày Hải quân Nga.
Lực lượng tàu đổ bộ của Hạm đội Caspian có trang bị một số lượng nhỏ các tàu gồm lớp Dyugon Project 21820 (4 chiếc) và lớp Serna (5 chiếc).
Trong đó, lớp tàu Project 21820 Dyugon có lượng giãn nước 280 tấn, dài 46m, rộng 8,6m, có khả năng chở 140 tấn hàng hóa, 3 xe tăng hoặc 5 xe thiết giáp BTR.
Lớp tàu đổ bộ Serna.
Đội tàu tuần tra ven biển của Caspian được trang bị các tàu Project 21890 được thiết kế để bảo vệ các bến cảng, căn cứ hải quân chống đội người nhái đối phương. Tàu có lượng giãn nước 138 tấn, dài 31m, trang bị súng máy 14,5mm, tên lửa không đối không Igla, súng phóng lựu diệt người nhái DP-65A và DP-64.
Theo_Kiến Thức
Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 không cần...người lái Các công ty quốc phòng Nga vừa biến dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 huyền thoại của nước này thành một mẫu robot chiến đấu tự động hóa hoàn toàn. Các công ty quốc phòng Nga vừa biến dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 huyền thoại của nước này thành một mẫu robot chiến đấu tự động hóa hoàn toàn. Army...