Tên lửa đạn đạo Jericho-III của Israel đáng sợ thế nào?
Với tầm bắn trên 6.000km, tên lửa đạn đạo Jericho-III có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Israel được đánh giá là vũ khí có đủ sức mạnh để phân định cán cân hòa bình Trung Đông.
Tuy không chính thức thừa nhận nhưng Israel vẫn được coi là một quốc gia có tiềm lực hạt nhân mạnh mẽ. Ước tính, nước này đang sở hữu 200 đầu đạn hạt nhân.
Trong số những vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân thì tên lửa Jericho III là đáng sợ nhất. Vũ khí này được coi là có thể quyết định cán cân hòa bình Trung Đông.
Hệ thống tên lửa đạn đạo Jericho của Israel bắt đầu phát triển từ năm 1963 theo hợp đồng hợp tác với hãng chế tạo Pháp Dassault. Nền tảng của hệ thống này là các tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn đặt trên xe phóng di động có khả năng cơ động cao.
Từ nền tảng này, các dòng tên lửa đạn đạo Jericho I với tầm bắn 500km được ra mắt năm 1973 và Jericho II ra mắt năm 1977 với tầm bắn tăng lên tới hàng ngàn km.
Tuy vậy tới đầu thập niên 2000, Israel lại phát triển phiên bản thứ III của dòng tên lửa này.
Tên lửa mới của Israel sử dụng nhiên liệu rắn có sơ tốc cao đảm bảo để xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa trong khu vực.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo Jericho III được phóng thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 17/1/2008 từ một bệ phóng ngầm.
Từ thời điểm đó, Jericho III liên tục được nâng cấp và sau vụ thử tiến hành năm 2013, tầm bắn của dòng tên lửa đạn đạo này của Israel được nhiều chuyên gia nhận định đã vượt quá ngưỡng 5.000km và có thể đạt chuẩn ICBM với tầm phóng trên 6000km.
ICBM Jericho III là tên lửa đạn đạo này có kết cấu 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn và có khả năng mang được đầu đạn nặng từ 1.000 tới 1.300kg.
Jericho III có thể mang được đầu đạn hạt nhân đơn khối có sức công phá 1 Megatone hoặc 2-3 đầu đạn có khả năng tự phân tách MIRV.
Jericho III có chiều dài khoảng 15,5-16m, đường kính thân đạt 1,56m và nặng khoảng 29 tấn.
Với tỷ lệ tương quan giữa trọng lượng và hình dáng, Jericho III có tầm bắn đạt từ 4.800km tới 6.500km tùy thuộc vào khối lượng đầu đạn mang theo, nhiều chuyên gia nhận định, ICBM của Israel như truyền thống sẽ dùng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với hiệu chính pha giữa.
Với tầm bắn và sức công phá nổi trội, tên lửa đạn đạo Jericho-III được coi là nắm đấm hạt nhân của quân đội Israel.
Việt Hùng
Theo An ninh Thủ đô
Vén màn bí ẩn: Mẫu tên lửa KN-23 và KN-25 MLRS của Triều Tiên
Hiện chưa rõ Triều Tiên có trực tiếp nối lại thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hay không.
Nhưng trong bối cảnh nước này sẵn sàng thử nghiệm các tên lửa tầm ngắn như hiện nay thì có khả năng họ sẽ thử nghiệm ICBM vào cuối năm nay. Bình Nhưỡng gần đây cũng mới thử nghiệm 2 hệ thống vũ khí rất đáng quan tâm.
Mẫu tên lửa KN-25 của Triều Tiên (Ảnh: KCNA)
Năm 2017 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chương trình ICBM của Triều Tiên. Vào ngày 28/11/2017, họ thử nghiệm thành công tên lửa HS-15 "Hwangsong-15". Vụ thử này không chỉ cho thấy họ đủ năng lực phát triển ICBM tầm xa, mà còn cho thấy họ có thể thử nghiệm 2 mẫu thiết kế ICBM chỉ trong vòng 1 năm. Sau vụ thử HS-1, Triều Tiên tạm ngừng các vụ thử nghiệm để dọn đường cho các hoạt động ngoại giao giảm thang căng thẳng, tăng cường quan hệ liên Triều.
Cùng với tiến bộ trong chương trình tên lửa tầm xa nhiên liệu lỏng vào năm 2017, Triều Tiên cũng lặng lẽ cải thiện khả năng của pháo tầm ngắn và Hệ thống Rocket phóng loạt (MLRS).
Trước khi lên nắm quyền, ông Kim Jong-un đã ra sức thúc đẩy việc sáng tạo và phát triển mẫu pháo tầm xa cùng nhiều hệ thống vũ khí có độ chính xác cao. Động lực đó càng tăng kể từ sau sự kiện Triều Tiên nã pháo trên đảo Yeonpyeong vào tháng 11/2010. Sau vụ đụng độ, các đơn vị tiền tuyến của Bình Nhưỡng đã được tổ chức lại, trong khi các hệ thống vũ khí đang được họ triển khai cũng được xem xét tổng thể.
Từ năm 2010 cho đến 2017, ông Kim liên tục tới thăm các đơn vị pháo binh để quan sát cơ sở vật chất và cũng tham gia nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật. Nhưng trong lúc các vòng đàm phán ngoại giao đang diễn ra, các sự kiện này bị che đậy để tập trung hơn vào các chuyến thăm tới các cơ sở dân sự của ông Kim.
Nhưng sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai không đạt được tuyên bố chung, động lực ngoại giao của Triều Tiên bắt đầu suy giảm. Giới chức Bình Nhưỡng kể từ đó đưa ra nhiều tuyên bố cứng rắn hơn, họ nói rằng nếu không đạt tiến triển trong các vòng đàm phán hạt nhân, Triều Tiên sẽ buộc phải quay trở lại tập trung phát triển sức mạnh quân sự vào cuối năm 2019.
Gần đây nhất, Triều Tiên đã tăng cường các tuyên bố trên bằng việc thử nghiệm nhiều vũ khí tầm ngắn, ngoài ra còn có một tên lửa đạn đạo tầm trung là Pukgusong-3.
Trong khi năm 2017 là năm của ICBM của Triều Tiên, thì năm 2019 họ lại tập trung hơn vào các hệ thống pháo, các loại tên lửa nhiên liệu rắn tầm ngắn và tầm trung. Ví dụ, tên lửa KN-23 xuất hiện lần đầu tiên trong một cuộc diễu binh hồi tháng 2/2018 nhưng chưa từng được thử nghiệm trong năm đó. Vào ngày 4/5/2019, KN-23 được thử nghiệm gần Wonsan. Vụ thử nghiệm tiếp theo loại tên lửa này diễn ra vào ngày 9/5/2019 tại Kusong. Tiếp đó là vụ thử thứ ba và cuối cùng của KN-23 diễn ra vào ngày 24/7/2019.
KN-23 là mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn chạy bằng nhiên liệu rắn, có nhiều điểm rất giống với mẫu thiết kế của tên lửa 9K720 Iskander của Nga hay hệ thống tên lửa Hyunmoo của Hàn Quốc.
KN-23 được lắp đặt trên 2 phiên bản gồm xe chuyên chở 8 bánh có nhiều điểm rất giống với xe vận chuyển tên lửa Iskander của Nga. Phiên bản thứ hai sử dụng xe chuyên chở 16 bánh. Triều Tiên cũng sử dụng phần khung gầm của xe tăng được cải biến để lắp đặt cho hệ thống tên lửa Pukguksong-2, KN-19 cùng một loại vũ khí mới có nhiều điểm tương tự như hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật của Mỹ MGM-140 (ATACMS). Lắp đặt phần khung gầm xe tăng giúp cho phương tiện chuyên chở thêm cơ động, giúp chúng di chuyển dễ dàng hơn khi hoạt động ở các vùng địa hình không bằng phẳng.
Tên lửa KN-23 của Triều Tiên được phóng thử nghiệm vào tháng 7/2019 (Ảnh: Reuters)
Vào ngày 31/7/2019, Triều Tiên thực hiện vụ thử đầu tiên tên lửa KN-25. Tên lửa này được lắp đặt trên phần khung xe tải, tương tự như tên lửa Pukguksong-2, KN-23. Đến ngày 24/8/2019, Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm KN-25 và lần này công khai các bức ảnh về vụ phóng mà không qua kiểm duyệt.
Vậy điều gì khiến Triều Tiên thúc đẩy các vụ thử nghiệm hệ thống tên lửa và pháo hạm tầm ngắn? Chúng ta cần nhìn vào thế bế tắc ngoại giao đang diễn ra hiện nay. Mặc dù đã qua 2 Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều cùng một cuộc gặp xuyên biên giới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, các cuộc gặp này đều không giúp tạo bước đột phá cho thế bế tắc ngoại giao. Bởi vậy, các vụ thử nghiệm là cách mà Triều Tiên thể hiện sự không hài lòng của họ và là biện pháp gây sức ép với Mỹ.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng muốn sử dụng các vụ thử này để quan sát xem họ có thể thu được điều gì. Dù cho các vụ thử KN-25 không vi phạm thỏa thuận giữa ông Trump và ông Kim, nhưng việc thử nghiệm KN-23 và ATACMS đúng là đã hơi vượt giới hạn bởi nó giúp Triều Tiên đạt bước tiến trong chương trình chế tạo tên lựa đạn đạo nhiên liệu rắn.
Trong khoảng thời gian mùa Hè vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ thử tên lửa các loại của Triều Tiên. Các vụ thử này diễn ra chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, cho thấy Bình Nhưỡng thực sự tập trung nguồn lực cho việc chế tạo và thử nghiệm các tên lửa đó.
Kể từ sau khi Triều Tiên lần đầu thử nghiệm KN-11 và Pukguksong-2, xuất hiện nhiều sự ngờ vực về khả năng chế tạo hàng loạt các động cơ tên lửa chạy bằng nhiên liệu rắn của nước này. Bởi nếu Triều Tiên thực sự muốn sản xuất hàng loạt, họ sẽ cần phải đảm bảo được chất lượng dây chuyền sản xuất và độ tinh khiết của vật liệu được sử dụng trong chế tạo động cơ tên lửa.
Việc thử nghiệm các tên lửa đạn đạo tầm ngắn sẽ giúp Triều Tiên tăng cường khả năng sản xuất động cơ tên lửa nhiên liệu rắn.
Hiện chưa rõ liệu Triều Tiên có nối lại các cuộc thử nghiệm ICBM hay không. Nhưng trong lúc nước này sẵn sàng thử nghiệm nhiều tên lửa tầm ngắn như hiện nay, có khả năng họ sẽ thử nghiệm ICBM vào cuối năm nay.
Theo viettimes/National Interest
Nga sẽ tiếp tục tăng cường năng lực hạt nhân Nga sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới nhưng trong thời gian này sẽ tiếp tục tăng cường năng lực hạt nhân. Đây là tuyên bố của Tổng thống Nga Putin trong cuộc họp với Bộ Quốc phòng hôm 24/12. Tổng thống Putin cho biết, Nga sẽ thúc đẩy chế tạo "các hệ thống tên lửa có khả...