Tên lửa đạn đạo 110 tấn của Nga “biết” khoan lưới lửa Mỹ
Tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất của Nga có thể “khoan” thủng mọi lưới lửa phòng không ưu việt nhất của Mỹ.
Tên lửa Sarmat của Nga trong buổi duyệt binh qua quảng trường đỏ.
Theo hãng tin RIA Novosti của Nga, tên lửa đạn đạo liên lục địa đời mới của nước này sẽ thay thế tên lửa 210 tấn Veovoda (SS-18). Tên lửa Sarmat của Nga nặng khoảng 110 tấn và được thiết kế để vượt qua mọi lưới lửa phòng không của Mỹ. Đây được xem là vũ khí phản đòn hạt nhân quan trọng trong biên chế quân đội Nga.
Tên lửa mang theo 15 đầu đạn hạt nhân để tăng sức mạnh công phá tối đa với độ chính xác cao. Vấn đề gây tranh cãi hiện nay là trọng lượng của tên lửa Sarmat. Một số tờ báo phương Tây cho rằng tên lửa này nặng hơn 110 tấn so với thông tin ban đầu Nga đưa ra.
“Tầm bắn của tên lửa Sarmat vượt 11.000 km và có thể mang 10-15 đầu đạn 750 kiloton”, hãng tin RIA viết. “Đầu đạn sẽ tấn công mục tiêu với vận tốc siêu âm bằng chương trình xử lý riêng biệt. Nó sẽ không thể bị đánh chặn dễ dàng bởi hệ thống phòng thủ đối phương vì nó “biết” đường bay để né tên lửa đánh chặn”.
Video đang HOT
Tên lửa Sarmat nặng 110 tấn, phạm vi tấn công 11.000 km.
Mỹ và NATO gọi tên lửa mới nhất của Nga là “Quỷ Sa tăng” vì uy lực khủng khiếp của nó. Tên lửa Sarmat được trang bị các thiết bị bẫy và hệ thống định vị tối tân nhằm tăng khả năng tiêu diệt đối phương. Tốc độ tấn công của tên lửa Sarmat là 24.000 km/giờ.
Tên lửa Sarmat còn có thể mang tổ hợp các phương tiện đột phá phòng thủ tên lửa nên gây khó khăn lớn cho đối phương trong việc phát hiện và chặn đánh tên lửa.
Cải tiến mới này làm cho Sarmat trở thành tên lửa chiến đấu mạnh nhất của Nga trong bối cảnh Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Đáng chú ý, tên lửa Sarmat thậm chí có thể lắp đặt trên đường sắt.
Theo Danviet
Mẫu tên lửa đạn đạo Nga có thể xuyên thủng lá chắn Mỹ
Tên lửa RS-28 Sarmat trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân và mồi bẫy, đủ sức vượt qua mọi lá chắn tên lửa trong biên chế Mỹ.
Hình dáng cơ bản của tên lửa Sarmat. Ảnh: Sputnik.
Nga năm 2016 ra mắt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thế hệ 5 mang tên RS-28 Sarmat có sức hủy diệt cực lớn, có thể xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa của Mỹ hiện nay, theo National Interest.
Truyền thông Nga cho biết RS-28 Sarmat được phát triển để thay thế R-36M2 Veovoda, mẫu ICBM khổng lồ nặng 210 tấn nhưng đã cũ kỹ biên chế từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây cho rằng tên lửa này sẽ thế chỗ tên lửa UR-100N nặng 106 tấn.
Sarmat có khối lượng phóng gần 110 tấn, được thiết kế để vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại cũng như tương lai, nhằm bảo đảm khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga. Hầm chứa RS-28 đủ sức chống chịu sức công phá của 7 đầu đạn hạt nhân, nhằm gia tăng khả năng sống sót khi bị tấn công phủ đầu. Trong khi đó, hầm phóng tên lửa Minuteman III của Mỹ chỉ chịu được tối đa sức công phá của hai đầu đạn hạt nhân.
Một quan chức Nga giấu tên cho biết Sarmat có tầm bắn trên 11.000 km, mang được 10-15 đầu đạn hạt nhân với tổng sức nổ tương đương 750 quả bom ném xuống thành phố Hiroshima. Các đầu đạn với tổng trọng lượng 5 tấn sẽ bay với tốc độ 24.900 km/h, sử dụng hệ thống dẫn đường độc lập để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau. Chúng có thể tự chuyển hướng trong giai đoạn hồi quyển để tránh bị tên lửa đối phương đánh chặn.
Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây cho rằng con số phía Nga đưa ra chưa chuẩn xác. Ông Michael Kofman, nhà nghiên cứu quân sự Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ, cho rằng tổng khối lượng đầu đạn 5 tấn không phù hợp với số đầu đạn và mồi bẫy mà loại tên lửa này có thể mang theo.
Mẫu tên lửa đạn đạo R-36 thế hệ cũ của Nga. Ảnh: Military Today.
Phiên bản hoàn chỉnh của RS-28 có thể sẽ giảm số đầu đạn và bổ sung nhiều loại mồi bẫy, nhằm tăng khả năng sống sót cho tên lửa. "Xu hướng phát triển ICBM Nga hiện nay tập trung vào hỗ trợ khả năng xuyên thủng các lá chắn tên lửa. Họ có thể giảm tổng sức nổ của Sarmat, nhưng bảo đảm tất cả đầu đạn đều tới được mục tiêu", ông Kofman nhận định.
Khi được biên chế vào năm 2018, RS-28 Sarmat sẽ là sự bổ sung đáng kể cho lực lượng tên lửa chiến lược Nga. Với việc lá chắn tên lửa hoạt động kém hiệu quả, đây sẽ là mối đe dọa lớn, khiến Mỹ phải đau đầu tìm cách ngăn chặn trong tương lai, chuyên gia tên lửa Pavel Podvig nhận định.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Cách Kim Jong-un đề phòng Mỹ ám sát khi thị sát tên lửa Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được cho là đã sử dụng các biện pháp kỳ lạ để tránh khả năng bị Mỹ và đồng minh ám sát khi đi thị sát tên lửa trước khi phóng. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát quá trình chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Theo Daily Star, tháng...