Tên gọi Rạch Giá có ý nghĩa gì?
TP Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang được thành lập năm 2005, đến nay vừa tròn 15 năm, được xem như nơi dừng chân để đi tiếp đến các điểm du lịch Hà Tiên, Phú Quốc, U Minh Thượng…
Ảnh: Phạm Ngôn.
1. Tên gọi Rạch Giá có ý nghĩa gì?
Cổng TTĐT TP Rạch Giá cho biết theo khẩu truyền, có tên gọi Rạch Giá vì xưa kia nơi đây có rừng cây giá mọc theo ven biển, lại có một lạch nước chảy ngang qua ra biển. Theo Gia Định thành thông chí, vùng đất này cũng có tên chữ là Giá Khê. Một số tài liệu cho biết cây giá là một loại thực vật thân gỗ cùng họ với mắm, đước.
2. Đình Nguyễn Trung Trực ở phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá được công nhận di tích lịch sử – văn hóa quốc gia vào năm nào?
Năm 1988, đình Nguyễn Trung Trực (cũng gọi là đình thần Nguyễn Trung Trực, đền thờ Nguyễn Trung Trực…) ở phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá được công nhận di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Hàng năm, lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực vào các ngày 26-28/8 âm lịch thu hút rất đông du khách đến với Rạch Giá.
3. Ngoài TP Rạch Giá, Kiên Giang còn có thành phố nào?
Ngoài TP Rạch Giá, Kiên Giang còn có TP Hà Tiên. Từ một thị xã biên giới Tây Nam đất nước, Hà Tiên chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang vào cuối năm 2018.
Video đang HOT
4. Đâu là một bãi biển đẹp ở Hà Tiên?
Mũi Nai từ lâu được biết đến là một địa điểm nổi tiếng của vùng đất Hà Tiên. Gần đây, bãi biển Mũi Nai được chính quyền địa phương cải tạo từ bãi cát bùn thành bãi cát trắng, thu hút du khách.
5. Huyện đảo nào thuộc tỉnh Kiên Giang?
Ngoài 2 thành phố, Kiên Giang còn có 13 huyện là An Biên, An Minh, Châu Thành, Giang Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc, Tân Hiệp, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận. Trong đó, Phú Quốc và Kiên Hải là những huyện đảo của tỉnh này. Dự kiến Phú Quốc sẽ trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam.
6. Phú Quốc được công nhận kỷ lục biển đảo nào sau đây?
Trong những kỷ lục biển đảo của Việt Nam, Phú Quốc được công nhận là hòn đảo lớn nhất cả nước. Đảo Phú Quốc như hình tam giác hẹp dài về phía nam, kéo dài khoảng 50 km từ bắc xuống nam, khoảng 27 km từ đông sang tây. Phú Quốc cũng là lựa chọn hàng đầu của không ít du khách trong và ngoài nước cho chuyến du lịch biển đảo.
7. Đâu là ngôi chùa lớn ở Phú Quốc?
Chùa Hộ Quốc ở Phú Quốc còn gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc, lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển, nằm giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ, khoáng đạt. Ngôi chùa bề thế này là địa điểm du khách không thể bỏ qua khi đến đảo ngọc.
Thế giới san hô rực rỡ sắc màu tại Phú Quốc Phú Quốc (Kiên Giang) được thiên nhiên ưu đãi cho những rạn san hô tuyệt đẹp dưới làn nước trong xanh. Đây cũng là trải nghiệm hút khách bậc nhất khi tới đảo ngọc.
Hoàn thành bơm cát trắng vào bãi biển, Hà Tiên quyết chạy đua cùng Phú Quốc
Hàng loạt bãi tắm tại TP.Hà Tiên đang được bơm cát trắng thay màu cát nâu nguyên thủy, cho thấy quyết tâm bứt phá ngành du lịch của thành phố biển giàu tiềm năng.
Du lịch Hà Tiên 'lột xác'
Theo quy hoạch tổng thể, Hà Tiên định hướng đạt tiêu chuẩn đô thị loại hai và thu hút trên 4,4 triệu lượt khách trước năm 2025; Năm 2030 thu hút trên 6,4 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 34.500 tỉ đồng; Đồng thời quy hoạch là thành phố du lịch cửa khẩu quốc gia và quốc tế, trở thành cực tăng trưởng trọng điểm của khu vực Tây Nam Bộ. Hiện thực hóa mục tiêu này, đầu năm 2019 đến nay, Hà Tiên tăng tốc thực hiện hàng loạt dự án cải tạo nâng cấp diện mạo đô thị và nền du lịch.
Là bãi biển hút khách bậc nhất Tây Nam Bộ song những năm trước biển Hà Tiên không để lại nhiều ấn tượng với du khách khu vực do cát bùn phù sa, nước biển đục. Sự phát triển hạ tầng giao thông và nhu cầu của du khách ngày càng cao khiến những bãi tắm cát trắng trở thành điểm đến mới của du khách. Ngay cả du khách miền Tây vốn quen thuộc với biển Hà Tiên cũng đã chuyển hướng. Điều này đã khiến nền du lịch Hà Tiên mất đi một lượng du khách tiềm năng.
Năm 2019, tỉnh Kiên Giang đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng bơm cát trắng, cải tạo tất cả các bãi tắm từ Mũi Nai đến Bãi Nò (liền kề KĐT mới Hà Tiên). Hiện hơn 70% khối lượng công việc đã hoàn thành, chỉ còn Bãi Nò đang trong quá trình bơm cát, dự kiến sẽ hoàn tất cuối năm nay. Phạm vi bơm cát từ bờ ra khoảng 20m mặt nước biển, đảm bảo cho màu nước trong, hạn chế ảnh hưởng của phù sa.
Sau khi được cải tạo, Mũi Nai, Núi Đèn lột xác ngoạn mục. Những bãi tắm cát trắng mịn màng thu hút đông đảo du khách. Dịp 30/4 vừa qua biển Hà Tiên đón hàng chục ngàn lượt du khách đến tắm biển, check - in, nhiều loại hình dịch vụ cũng triển khai như dù lượn, ca nô nước,....
Bãi tắm cắt trắng giúp Hà Tiên thêm hút khách - Ảnh: Phạm Ngôn
"Toàn khu vực ĐBSCL có 13 tỉnh, 21 triệu dân, trong đó có 7 tỉnh giáp biển. Tuy nhiên do lưu lượng phù sa lớn, đa số các tỉnh ven biển (trừ đảo) nước biển đều đục, khó phát triển du lịch và thu hút du khách tắm biển. Với việc bơm cát trắng, Hà Tiên là thành phố duy nhất tại Tây Nam Bộ sở hữu bãi tắm cát trắng hấp dẫn không thua kém các bãi biển miền Trung. Từ đó, nơi đây sẽ đón lượng du khách thường xuyên đến từ các tỉnh miền Tây, chưa kể du khách từ hướng Phú Quốc, Campuchia, Thái Lan. Đây được xem là chiến lược mạnh mẽ, thể hiện sự quyết tâm tăng tốc du lịch của chính quyền địa phương" - ông Mai Đức Toàn, giám đốc đầu tư CNT Group chia sẻ.
Hạ tầng tăng tốc, đường về Hà Tiên chỉ còn hơn 4 giờ di chuyển
Không chỉ cải tạo bờ biển, TP.Hà Tiên cũng gấp rút triển khai hàng loạt dự án cải tạo diện mạo đô thị. Đơn cử Dự án nâng cấp bờ kè trung tâm thương mại Bình San đã hoàn thiện.
Với vai trò là trung tâm kinh tế mới của thành phố, các tuyến đường trong KĐT mới Hà Tiên cũng được nâng cấp, mở rộng nối dài ra tỉnh lộ 28. Mới đây, Hà Tiên đã ban hành tên đường cho 45 trục đường thuộc KĐT mới nhằm đáp ứng yêu cầu quy hoạch theo hướng văn minh, hiện đại. Đẩy mạnh phát triển các khu thương mại dịch vụ và dân cư ven biển (như bơm cát vào khu A5 làm khu phức hợp thương mại, bơm cát vào dải bờ biển từ Bãi Nò đến KĐT mới làm khu dân cư)
Tương lai, từ TP.HCM xuống Hà Tiên sẽ chỉ còn hơn 4 giờ di chuyển
Ngành du lịch và kinh tế Hà Tiên còn đứng trước cơ hội bứt phá mạnh khi tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi kết nối từ Cần Thơ xuống Rạch Giá (Kiên Giang) sẽ thông xe trong tháng 9 tới. Tuyến Quốc lộ 80 dài 15,5 km đang thi công mở rộng đoạn từ Kiên Lương xuống TP.Hà Tiên, dự kiến đầu quý I năm sau sẽ hoàn thành. Khi đi vào sử dụng, hai tuyến này sẽ rút ngắn quãng đường từ Cần Thơ về Hà Tiên còn 2 giờ lái xe thay vì 3 giờ như hiện nay. Đồng thời giúp kết nối Hà Tiên thuận tiện đến các tỉnh thành Tây Nam Bộ. Đây là tiền đề để thành phố tăng trưởng du lịch, đón vốn đầu tư.
Tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh cũng đã có chủ trương đầu tư rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Hà Tiên còn hơn 4 giờ. Ngoài ra, tuyến hành lang ven biển cũng đang triển khai xây dựng đến đoạn xã Thuận Yên kết nối Hà Tiên với Campuchia và Thái Lan.
Doanh nghiệp rót vốn chớp thời cơ
Sự phát triển rầm rộ của hạ tầng giúp Hà Tiên trở thành điểm du lịch thu hút khách bậc nhất Tây Nam Bộ. Đây là động lực để nhà đầu tư an tâm rót vốn vào các lĩnh vực BĐS, công nghiệp.
Theo số liệu từ Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang, giai đoạn 2019-2020, Hà Tiên bất ngờ vươn lên dẫn đầu chỉ số thu hút công nghiệp của Kiên Giang với 24 dự án công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời Hà Tiên thu hút 16 dự án nhà ở, du lịch.
Đáng chú ý, Hà Tiên đang trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn lớn. Đơn cử các tập đoàn đang xin chủ trương đầu tư như Vingroup, Cityland, Hà Đô, Trần Thái Group... CNT Group cũng liên tiếp phát triển nhiều tiện ích cao cấp như chợ đêm, sân tennis, hồ bơi tràn, kênh hoa đăng, công viên dòng chảy thời gian... Mới đây, đơn vị này vừa giới thiệu 26 nền biệt thự biển cao cấp nằm trong dự án Ha Tien Venice Villas.
TP. Hà Tiên đang là khu vực thu hút mạnh dòng vốn đầu tư BĐS du lịch nghỉ dưỡng
Với tiềm năng lớn, BĐS Hà Tiên đang có những tín hiệu tích cực. Một số khu vực như khu đô thị mới, bãi cây bàng, đường Nguyễn Phúc Chu đã tăng gần 400% chỉ trong ba năm. Giới đầu tư đánh giá, mặc dù tăng cao song so với mặt bằng chung tại các thành phố trên cả nước, mức giá này vẫn còn mềm. Trong đó vị trí mặt tiền biển ngay trung tâm chỉ ở khoảng 20 triệu/m2 có thể khai thác du lịch tốt nên tỷ suất sinh lời rất tiềm năng.
Tên gọi Sa Đéc có nghĩa gì? Sa Đéc có thể là chợ sắt/chợ bán sắt theo tiếng Khmer, hoặc tên một vị nữ thủy thần của người Chân Lạp, thường được người dân trong vùng thờ trên sông, hoặc tên một vị thần được thờ ở nhiều nơi. Sa Đéc hiện là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp. Ngoài Sa Đéc, tỉnh này còn có TP Cao Lãnh...