Teen và thói quen học cùng với âm nhạc
Dường như teen đã quen với việc nghe nhạc ở mọi lúc mọi nơi. Ngay cả khi học, teen cũng kè kè cái Mp3 hay Ipod. Học thì không được bao nhiêu nhưng bị phân tâm là chính…
Chúng ta đều biết âm nhạc là một liều thuốc rất tốt cho sự phát triển của trí não. Những giai điệu hòa tấu, giao hưởng nhẹ nhàng của Mozart hay Beethoven sẽ giúp ta dễ tiếp thu bài hơn. Tuy nhiên teen bây giờ thường thích nghe các loại nhạc trẻ, rock, hihop, DJ hoặc kết hợp với những thể loại nhạc mạnh này trong khi học…
Những mặt tích cực từ việc nghe nhạc
Chúng ta không thể phủ nhận việc nghe nhạc sẽ giúp ta giải trí. Ngoài ra, âm nhạc còn giúp đầu óc chúng ta minh mẫn, xả stress sau những giờ học căng thẳng. Nếu chúng ta nghe những bài hát nhẹ nhàng, tốt nhất là nhạc không lời vào các buổi sáng và tối thì chúng ta sẽ nhớ bài nhanh hơn.
T.Quyên chia sẻ: “Mình có học thêm môn Toán, mình thích học chỗ này vì mỗi khi học thầy đều bật nhạc cho tụi mình nghe. Đó là những giai điệu nhẹ nhàng của thập niên 70, 80. Mỗi lần nghe là tụi mình thấy sảng khoái, đầu óc tỉnh táo hẳn, nghe hoài rồi mình ghiền lúc nào không biết”.
Âm nhạc còn giúp cho teen yêu thích ngoại ngữ hơn. Những teen học tốt ngoại ngữ chắc chắn sẽ không thể quên việc học từ vựng, phát âm qua những bài hát. Đôi khi ta học ngoại ngữ qua các băng video nhưng ta không thể xác định được đâu là giọng chuẩn để học theo, nhưng khi đã hát thì tất cả các giọng đều rạp khuôn theo mức chuẩn.
H.Hạnh chia sẻ: “Khi học mình không thể thiếu âm nhạc, mình thích nghe nhạc cổ điển, những giai điệu du dương trầm bổng khiến các bài học dễ dàng trôi tụt vào trong đầu. Lúc học thì nghe nhạc không lời, còn khi giải trí thì mình nghe nhạc có lời coi như là luyện tập cách phát âm luôn.”
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Mặt trái của việc nghe nhạc
Video đang HOT
Nghe nhạc không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả lớn cho teen. Hiện nay có khá nhiều dòng nhạc ra đời, đó là những thể loại nhạc mạnh, thị trường, nghe cứ như đạp thẳng vào tim rất tức ngực. Thế mà teen lại vừa học vừa nghe, thật khó có thể tập trung được.
Dường như teen đã quen với việc nghe những loại nhạc này nên ngay cả khi học teen cũng kè kè cái Mp3 hay Ipod. Học thì không được bao nhiêu nhưng bị phân tâm là chính. Như trường hợp của bạn T.Quân là một ví dụ điển hình
Lúc trước Quân là một học sinh khá nhưng từ khi nhiễm phải nhạc hiphop, lúc nào Quân cũng đem mp3 để nghe một cách không hợp lý, không hợp không gian. Ngay cả khi ngồi vào bàn học thì Quân cũng mở âm thanh thật to. Bạn ấy bật mí: “Mỗi lần nghe xong mấy bài thì mình thấy phấn chấn lắm, ngày nào cũng phải nghe”.
Trong một lần kiểm tra, cô giáo dạy Văn có đưa ra một đề là môn thể thao nào là em thích nhất. Không chần chừ, Quân bê thẳng một đoạn nhạc đang nghe viết vào giấy kiểm tra mà lúc nào chẳng biết. Đến khi phát bài ra thì một con 0 đỏ chóe nằm trên khung điểm, với lý do là: “Có phải em đang đùa với cô?”. Đây quả là một bài học đáng giá dành cho Quân.
Tạm kết
Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại này nhưng việc lạm dụng nó thì sẽ gây ra nhiều tác hại. Teen cần nghe đúng loại nhạc phù hợp với từng ngữ cảnh để tránh nhiều trường hợp dở khóc dở cười xảy ra. Kinh nghiệm rút ra là muốn đầu óc minh mẫn, sáng suốt thì nên nghe nhạc cổ điển, giao hưởng, hòa tấu nhiều đó teen!
Theo PLXH
5 tuýp bạn không thể... kết thân
Tuýp bạn 1: Bạn sẵn sàng lắng nghe bạn í tâm sự, còn bạn í thì ngược lại.
Ai cũng cần có những đứa bạn thân thiết để tâm sự nhỏ to chuyện riêng tư bí mật. Vì thế, mỗi khi bạn í có chuyện gì buồn, bạn đều bỏ tất những chuyện riêng để lôi nó đi ăn uống, tạo điều kiện để đứa bạn thân cảm thấy khá hơn và tập trung lắng nghe nó nói. Bạn cũng thường xuyên là chuyên gia tâm lý cho nó từ áo quần đến chuyện tình cảm gà bông.
Thế nhưng, bạn đâu phải người hùng! Cũng có lúc bạn gặp rắc rối. Có thể bạn í không thay bạn giải quyết được, nhưng có ai đó lắng nghe bạn vẫn sẽ thấy khá hơn. Ngặt nỗi, khi bạn cần thì bạn í lặng mất tăm, nào là bận rộn hay mình phải thế này thế nọ, rồi động viên bạn vài câu ...như không. Ôi! bạn í lúc nào cũng bận khi bạn cần nhất.
Nếu tình trạng này luôn lặp lại. Bạn nên nghĩ lại xem bạn í có thật sự xem bạn là "best friend" không nhé. Hay liệu bạn chỉ là cái máy xả stress không hơn không kém thui!
Tuýp bạn 2: Nếu bạn không đồng ý, bạn như chẳng tồn tại
Mỗi khi hội bạn thân của bạn có một quyết định hệ trọng nào đấy cần biểu quyết thì bạn lại lo lắng. Lý do: bạn thường đưa ra những ý kiến khác lạ với tụi nó. Mặc dù không phải là "kẻ chống đối", nhưng vì ý kiến riêng lẻ nên hầu như ý kiến của bạn... không hề có trọng lượng.
Chỉ có 2 cách cho bạn chọn. Một là phải chấp nhận ý kiến "chán òm" của hội bạn. Hai là bạn chấp nhận như một người không tồn tại và không có lời mời nào cho kế hoạch đó.
Dù là một ý kiến riêng, nhưng nếu được hội bạn quí mến, họ sẽ sẵn sàng nghe ý kiến của bạn. Tụi bạn bạn sẽ luôn có đủ kiên nhẫn để nghe một kế hoạch quái lạ do bạn vạch ra hay thuyết phục bạn vào ý kiến của số đông. Nếu bạn bị "ghẻ lạnh" như thế, suy nghĩ lại vị trí của mình trong lòng tụi bạn nhé!
Tuýp bạn 3: Bạn í lúc nào cũng khó khăn tài chính
Giúp đỡ bạn bè những lúc khó khăn là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, đứa bạn thân của bạn dường như lúc nào cũng khó khăn. Vì khó khăn nên bạn í cũng quên trả lại tiền như đã hứa. Đã vậy còn than thở và nhờ bạn giúp đỡ thêm.
Trong khi ấy, tài chính của bạn cũng do bố mẹ cung cấp. Giỏi lắm thì với đồng lương làm thêm ít ỏi, bạn cũng không thể xoay sở cho chính mình đầy đủ nữa. Giúp đỡ bạn bè là tốt nhưng cần suy nghĩ lại rằng đứa bạn thân ấy có thông cảm cho hoàn cảnh của bạn hay không? Hay bạn í chỉ nghĩ đến khó khăn tài chính của mình? Như vậy thì bạn í có vẻ ích kỉ rùi!
Tuýp bạn 4: Là bạn thân thì không có bí mật riêng!!!
Chuyện bạn thân chia sẻ những bí mật cho nhau cũng thường tình ấy mà. Tuy nhiên, ai cũng có quyền giữ những bí mật riêng cho mình. Trong khi nhỏ bạn, lấy tư cách bạn thân để ép buộc bạn nói ra những bí mật. Với một lý do rất đơn giản là bạn thân phải tin tưởng nhau.
Nếu cô bạn ấy giận dỗi chỉ vì bạn không kể cho bạn ấy nghe hết chuyện riêng của mình thì không việc gì bạn phải chủ động làm hòa. Càng thân với nhau thì càng phải tôn trọng quyết định và tính cách của nhau đúng không nào. Bạn bè thôi, có phải là điệp viên đâu mà đi sói mói kĩ lưỡng đến từng milimet thế nhỉ!
Tuýp bạn 5: Cô bạn "thông tin"
Bạn rất muốn biết những người xung quanh nhận xét thế nào về mình. Bạn không thể biết được điều ấy nếu không có một người trung gian kể cho bạn nghe. Khi kết thân với bạn í, bạn có thể lắng nghe mọi người bàn tán mình thế nào. Không cần bạn chủ động dò hỏi. Đề tài về bạn luôn được nhắc tới khi hai đứa gặp nhau. Và bạn bắt đầu thấy tác dụng phụ của kiểu thông tin "quá liều".
Bao nhiêu lời xì xầm dù xấu xí nhất cũng được cô bạn thuật lại đầy nhiệt tình và hào hứng. Thử đặt câu hỏi xem có cần thiết phải thuật lại những điều xấu xí mãi thế không? Bạn í có hiểu cảm giác của bạn không? Thay vì tham gia vào một nhóm nói xấu bạn để lấy thông tin và kể lại bạn biết. Cô ta có đứng ra bênh vực bạn không?
Một đứa bạn tốt là một đứa bạn nói cho bạn nghe những khuyết điểm của bạn. Nhưng đứa bạn thân phải biết tìm cách giúp bạn tốt hơn mà không cần phải nói ra những thứ "đau lòng"...
Theo About
Ngủ nhiều vào cuối tuần giúp bạn minh mẫn hơn Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một giấc ngủ dài hơn vào những ngày nghỉ cuối tuần sẽ giúp não bộ của bạn lấy lại năng lượng đã mất và trở nên hưng phấn hơn. Do đó, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và ít hứng thú làm việc vào buổi sáng thứ hai thì chắc hẳn bạn đã không tự...