Teen và mộng ước du học ở trời Tây
Không biết từ bao giờ, trong Tân đã nuôi mộng du học sang các nước phương Tây. Cuộc sống giàu sang hiện đại đầy hứa hẹn, những ánh mắt ngưỡng mộ từ bạn bè khiến Tân càng thêm nôn nóng.
Giải quyết khâu… oai
Nhìn các anh chị khóa trên được đi du học ở các nước phương Tây, dù là tự túc hay học bổng, Tân cũng thấy họ thật cao siêu, đáng phục biết bao. Trong mắt cậu học sinh cấp 3 như Tân, hình ảnh những du học sinh ở trời Tây có sức cuốn hút đặc biệt. Chẳng biết họ là ai, học hành có giỏi giang gì không nhưng cứ du học đã là… oai lắm.
Nếu du học chỉ để giải quyết khâu… oai thì bạn nên suy nghĩ lại – (Ảnh minh họa)
Bởi vậy, dù đang học lớp 11 nhưng Tân đã nhắm trước với bố mẹ một chân du học ở Mỹ sau khi tốt nghiệp lớp 12. Với học lực đủ khá, có thể đỗ vào một trường CĐ hoặc ĐH thường thường trong nước, còn để xin học bổng du học thì quá xa vời. Được cái, kinh tế gia đình khá giả, Tân lại là con một nên bố mẹ cậu chẳng khó khăn gì mà không cho con sang Mỹ theo con đường tự túc.
Điều họ lo lắng là bên đất nước xa lạ không có ai thân thích, một mình Tân không biết xoay trở ra sao. Thấy bạn bè đồng lứa du học ở Singapore, Hàn Quốc… cũng đông, bố mẹ Tân khuyên con chọn một trong số những nước này, vừa gần lại vừa có bạn có bè. Thế nhưng, với Tân, “đã du học thì sang hẳn phương Tây, chứ loanh quanh mấy nước Châu Á thì chán chết. Bên Mỹ cuộc sống hiện đại, sang trọng, được tiếp cận một nền văn hóa mới, hoàn toàn khác biệt, thế mới thú”. Hơn nữa, cứ nghĩ đến những ánh mắt ngưỡng mộ, lời trầm trồ bàn tán của bạn bè cùng trường khi biết tin cậu du học sang Mỹ, Tân đã thấy mình… oách lắm. Đó là chưa kể gia đình cũng thơm lây vì cái mác du học trời Tây của cậu.
Nghe bạn bè bàn tán ai đó sắp du học, Tân phải “hóng” cho bằng được xem người ta sẽ đi nước nào. Nếu là Mỹ, Anh, cậu còn tỏ ý hài lòng, gật gù “phải đi những nước như thế mới đáng mặt du học chứ”, gặp phải mấy nước lân cận, Tân phủi tay “ui dời, sang mấy chỗ đó thì cũng như ở nước mình, có gì mà ghê gớm chứ”.
Du học là… giàu
Với Nam, oai chỉ là một phần nhỏ trong quyết định du học phương Tây của cậu. Sâu xa hơn, Nam nghĩ, du học về sẽ tha hồ công việc… ngon lành, lương lậu cao ngất nghểu thậm chí nói văn hoa một chút là “đầy nơi trải thảm đỏ rước mình về”. Cuộc sống sau du học chẳng mấy chốc mà giàu sang. Nghĩ vậy, Nam cũng đăt sẵn một suất sang Anh ngay sau khi lấy bằng cấp 3.
Video đang HOT
Đừng vội mơ mộng du học về sẽ đắt hàng như tôm tươi – (Ảnh minh họa)
Chẳng hiểu nghiên cứu, tìm hiểu ở đâu hay ai truyền cho mà trong đầu Nam, cứ du học về là sướng lắm, trong khi lực học của cậu chỉ ở mức trung bình, may chăng chỉ đủ để qua kỳ tốt nghiệp mà thôi. Đó là chưa kể trình độ Tiếng Anh của Nam chỉ bằng một học sinh tiểu học.
Tất nhiên, nếu Nam du học thì toàn bộ chi phí đều gia đình bỏ ra, nhưng điều đáng nói là trong đầu cậu lúc nào cũng nghĩ rằng: “Du học về toàn những vị trí quản lý, đại diện cho các công ty nước ngoài mời mọc, lương tháng vài nghìn đô, thế thì còn gì bằng nữa. So với học ĐH trong nước, mới ra trường căng lắm cũng chỉ 4-5 triệu đồng/tháng. Thế cũng bõ công khoác trên mình cái mác du học”.
Không biết từ bao giờ, trong đầu Nam đã hình thành suy nghĩ du học về là giàu có. Mà cái sự giàu đối với giới trẻ bây giờ thật có sức cám dỗ.
Bởi không ít người vẫn thất nghiệp dài dài sau khi du học trở về – (Ảnh minh họa)
Và những điều không tưởng
Danh tiếng hay sự giàu sang của việc du học nhiều khi chỉ là những điều ảo tưởng nếu các bạn trẻ không tự biết mình và nỗ lực phấn đấu. Cái danh hão đi du học nước ngoài hiện nay vẫn còn ăn sâu vào tâm trí nhiều người, thậm chí không ít phụ huynh cũng ngậm ngùi chấp nhận mức phí cao ngất ngưỡng để cho con mở mày mở mặt. Thế nhưng, họ không hiểu rằng dù học ở đâu thì năng lực và sự cố gắng của bản thân mới giữ vai trò quyết định.
Tất nhiên, không phủ nhận chuyện một số cá nhân thành danh sau du học nhưng một số khác du học về vẫn thất nghiệp như thường, hoặc làm những công việc làng nhàng, bởi năng lực có hạn. Không ít bạn trẻ sau khi về nước, mãi không tìm được việc làm nên đành tiếp tục xuất ngoại chỉ để.. làm ăn buôn bán mà thôi.
Hải Như
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vì đâu em phải bỏ quê chồng?
Để sang Việt Nam kết duyên cùng Thạch Thị Hồng Ngọc, Jang đã giấu chứng bệnh tâm thần
"Phong trào" lấy chồng nước ngoài (chủ yếu Đài Loan, Hàn Quốc) vẫn rầm rộ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong số rất nhiều phụ nữ lấy chồng nước ngoài thì chỉ có con số nhỏ trong đó là tìm được hạnh phúc còn lại nhiều người đã tìm về nước để trốn chạy những cuộc hôn nhân đầy bi kịch.
Khi kẻ tâm thần cưới vợ
Trở lại ấp Thới Hòa B (thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ), chúng tôi tìm nhà của cô dâu Thạch Thị Hồng Ngọc (SN 1990) bị chồng sát hại tháng 7-2010. Ngồi trong căn nhà tình thương do địa phương làm cho, ông Thạch Sang, cha của Ngọc cho biết, Ngọc là chị thứ tư trong gia đình năm chị em. Từ nhỏ, gia đình nghèo, Ngọc được sư cô lo cho ăn học. Ngọc học hết lớp 9 thì nghỉ cùng anh chị làm thuê làm mướn. Ông Sang nhớ lại: "Năm 2007, nó nói có mấy người bạn rủ đi TPHCM giúp việc nhà. Thời gian sau, nó làm công nhân may mặc. Con nhỏ có hiếu lắm. Biết gia đình nghèo khó, tháng nào cũng gởi một triệu đồng". Tháng 2-2010, Ngọc gọi điện cho cha mẹ báo tin sẽ tham gia dự tuyển lấy chồng Hàn Quốc. Ông Sang định can ngăn nhưng nghe giọng nài nỉ của Ngọc: "Ở quê con lấy ai được hả ba. Cả xóm đều nghèo. Thanh niên trai tráng trong xóm suốt ngày rượu chè, cờ bạc. Chị ba lấy chồng Đài Loan cũng hạnh phúc vậy", ông Sang gác máy giấu tiếng thở dài.
Ngày 18-2-2010, ông Sang cùng gia đình thuê xe lên TPHCM dự đám gả con. Đến nơi, vợ chồng ông giật mình biết chú rể là Jang Do Hyo (ngụ Sinpyong 1-dong, Saha-gu, TP. Busan) đã 46 tuổi. Thấy Ngọc vui vẻ trong bộ áo cưới, ông Sang cùng vợ giấu nỗi lo để chia vui tiệc cưới. Gia đình bên chồng tặng Ngọc 1,5 chỉ vàng 18K. Bà Trương Thị Út, mẹ của Ngọc, tâm sự: "Đám cưới xong, chú rể đưa cho tôi được 3,8 triệu, trừ tiền thuê xe, còn dư được một triệu. Ai muốn con lấy chồng xa để đổi đời đâu chứ. Tôi chỉ mong nó hạnh phúc, thoát cái nghèo ở quê".
Ngày 30-6-2010, Ngọc gọi điện thông báo cho gia đình sắp lên máy bay về làm dâu xứ người. Ông Sang, bà Út lại đi vay tiền lên TPHCM tiễn con. Kể đến đây, bà Út không giấu được nước mắt: "Từ ngày nó đi, linh tính báo chuyện chẳng lành. Hễ đi làm thì thôi, về đến nhà, tôi trực điện thoại chờ nó gọi". Tối 9-7-2010, ông Sang cùng vợ bàng hoàng nhận được điện thoại báo tin, Ngọc bị chồng sát hại ở Hàn Quốc. Cả đêm, gia đình ông Sang đứng ngồi không yên. Được sự hỗ trợ của nước bạn, ông Sang cùng vợ sang Hàn Quốc làm thủ tục thiêu xác con để nhận về.
Ngày 10-7-2010, Sở Cảnh sát Busan bắt giam tên Jang về hành vi giết người. Theo dân địa phương, từ nhỏ, Jang có dấu hiệu bị bệnh trầm cảm. Những lúc không dùng thuốc chữa trị, y tấn công cả cha mẹ ruột của mình. Từ tháng 7-2005, Jang đã 57 lần điều trị bệnh tâm thần. Trước khi sang Việt Nam hỏi vợ, y phải nhập viện điều trị. Chung sống với Ngọc được một tuần, y trở lại bệnh cũ.
Do Ngọc bất đồng ngôn ngữ, thêm hoàn cảnh khó khăn của nhà chồng, mâu thuẫn giữa vợ chồng Ngọc ngày càng gay gắt. Ngày 8-7-2010, Jang cầm dao đâm Ngọc tử vong. Mới đây, y bị kết án 12 năm tù. Theo phán quyết của Tòa án, Jang sẽ tiếp tục điều trị bệnh tâm thần trong tù và bị giám sát 10 năm tiếp theo.
Bà Kim Anh nhận quà từ Hàn Quốc gởi về là tro cốt của con gái và 48 triệu đồng
"Món quà" sau ngày cưới
Trong ba năm, tại TP. Cần Thơ có nhiều bi kịch sau những cuộc hôn nhân chóng vánh. Ba gia đình phải nhận hài cốt con bởi mâu thuẫn từ phía gia đình chồng. Sau 25 ngày tiễn con ra sân bay về làm dâu ở Hàn Quốc, trưa 23-2-2008, bà Kim Anh (ngụ phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ) bất ngờ nhận được điện thoại của trạm xe khách thông báo bà mang giấy chứng minh nhân dân nhận quà. Đến nơi, "quà" mà bà Lan nhận là gói gỗ trong đó có đựng gói giấy chứa bột màu trắng và hơn 48 triệu đồng. Vừa mở thùng quà ra, bà Lan ngất đi, gói giấy chứa bột màu trắng chính là tro cốt con gái bà là Trần Thanh Lan (SN 1986).
Học xong lớp 6, Lan nghỉ học phụ mẹ buôn gánh bán bưng kiếm sống. Tháng 7-2007, Lan từ giã gia đình lên TPHCM dự tuyển cô dâu Hàn Quốc. Trước khi đi, Lan hứa nếu chọn được chồng khá giả sẽ mua đất cất nhà cho mẹ, sửa lại nhà cho bà ngoại. Tháng 9-2007, bà Kim Anh mừng rỡ nhận được tin Lan đã được ông Ha Jang Su (37 tuổi, ngụ Hàn Quốc) đồng ý "tuyển chọn". Bà Kim Anh nhớ lại: Ngày đính hôn, bên chồng yêu cầu gia đình nhà gái dự lễ đúng 10 người tại một nhà hàng ở TPHCM. Không lễ đón dâu nhưng thương con, bà gạt nước mắt bởi con đã yên bề gia thất. Dự tiệc xong, người môi giới đưa bà một phong bì hơn ba triệu đồng. Về đến quê, trừ chi phí thuê xe, bà Kim Anh còn một triệu đồng.
Ngày 12-1-2008, bà Kim Anh lại chạy đôn chạy đáo mượn tiền đưa con ra sân bay, mua quà cho nhà trai. Bà đâu ngờ đó là lần cuối cùng bà gặp con gái. Từ ngày theo chồng sang Hàn Quốc, Lan điện về nhà được hai lần. Lần thứ nhất, Lan đến sân bay gọi điện cho mẹ báo tin chồng đã ra đón. Bà Kim Anh cứ ngỡ viễn cảnh hạnh phúc đến với Lan. Ngày tết đến gần, bà thấp thỏm chờ điện thoại của con. Mỗi lần nghe chuông điện thoại, bà hi vọng rồi lại thất vọng. Chiều chiều, nghĩ đến con, lòng bà quặn thắt. Ngày 6-2-2008, gia đình bà Kim Anh làm mâm cơm cúng ông bà thì nhận được điện thoại báo tin: "Lan đã nhảy lầu tự vẫn tại Hàn Quốc".
Ngày 15-2-2008, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã có văn bản trả lời chính thức về cái chết của Trần Thanh Lan. Khoảng 9 giờ 35 ngày 6-2-2010, Lan đã tử vong tại ban công tầng 1, tòa nhà Taeseongmansio, số 40, phường Sangban, TP. Gyeongcan, Hàn Quốc. Theo điều tra ban đầu của cảnh sát địa phương, do không thích nghi được cuộc sống và khác biệt về ngôn ngữ nên Lan đã nhảy lầu tự tử. Trong món "quà" bà Kim Anh nhận có sổ tay ghi nhật ký của Lan. Hai mươi lăm ngày làm dâu là 25 ngày Lan sống trong nước mắt. Nhiều lần đòi ly dị nhưng chồng không chấp nhận, để thoát thân, Lan phải tìm đến cái chết.
Trước đó, ngày 30-4-2007, cô dâu Trần Thị Kim Đồng (SN 1985, ngụ xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ) đã buông mình từ ban công dẫn đến tử vong, sau bốn tháng làm dâu Hàn Quốc. Khuya 25-4-2007, Kim Đồng đã tìm cách thoát thân khỏi nhà chồng nhưng không dám đi thang máy sợ camera ghi hình. Kim Đồng dùng rèm cửa buộc vào thân nhảy xuống từ ban công tầng 9. Không may cho Đồng, rèm cửa bị tuột, cô bị thương rất nặng, sau năm ngày thì tử vong tại bệnh viện.
Theo CA TP. HCM
Xuất ngoại làm thuê: Ôm nợ & Sa ngã Nhiều phụ nữ ở Thừa Thiên - Huế xuất ngoại sang Lào làm thuê nhưng cuộc sống vẫn cùng cực. Không ít người sa chân vào các tệ nạn xã hội nơi đất khách quê người... Ôm nợ Đường dẫn vào thôn Vinh Sơn, xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, ngập ngụa trong bụi. Chúng tôi phải nín thở để đi qua đoạn...