Teen và hội chứng “học tài tử”
Học tài tử?
Một số teen thường có thói quen học với “áp lực”, và áp lực ở đây là những bài tập về nhà nhưng lên lớp mới làm, những bài kiểm tra sáng hôm sau phải nộp thì đêm hôm trước mới cuống cuồng hoàn thiện… Nói cho đúng, đó là kiểu học nước đến chân mới nhảy mà một số người còn gán cho tính từ hoa mĩ, “học tài tử”!!!
Mạnh Tú, trường HBT là một trong những “mem” luôn tự nhận mình “học tài tử”. Trên lớp Tú cũng thuộc hàng nhanh trí, mau hiểu bài. Nếu thêm một chút chăm chỉ, chịu khó thì hẳn Tú đã thuộc top 3, top 5 của lớp. Nhưng đó là “nếu”, rất hiếm khi Tú hoàn thành đầy đủ bài vở thầy cô cho về nhà. Thường là cậu ta lướt qua một vài bài rồi… để đấy. Khi lên lớp, thấy bạn bè lao xao dò bài cậu mới sực nhớ, cuống cuồng làm vội, mà làm vội trong vài phút chờ vào tiết làm sao kịp???
Tuy học hành lớt phớt thế nhưng Tú vẫn luôn thuộc hàng “có uy tín” trong lớp vì sự thông minh của mình. Có lẽ đó cũng là một phần ý nghĩa khiến Tú càng thêm tự tin vào “phương pháp” học của mình.
Còn Hoàng, một “cao thủ” hóa của lớp 11A trường THPT HBT thì khác. Học lớp 11 rồi nên lượng bài tập của Hoàng rất nhiều, nhất là môn hóa. Dẫu vậy, Hoàng thường xuyên “quên” mất hạn làm bài tập. Tệ hơn, trước những kì kiểm tra lớn, Hoàng hay có kiểu học vội vàng để đối phó với hôm thi. Bởi vậy, môn Hóa là môn tủ nhưng hầu như cậu chỉ được điểm phần bài tập, còn phần lý thuyết, Hoàng thường xuyên… nhầm. Khuyên nhủ hỏi han thì Hoàng cười, “chuyện nhỏ í mà”…
Không chỉ con trai mới hay có kiểu học nước đến chân với nhảy. Thu Phương, THPT HHT nổi tiếng học tài mà thi… “chạy” trong lớp. Phương học văn rất khá. Giọng văn mượt mà, sâu sắc. Những đề văn, bài tập Ngữ Văn thầy cho về nhà, mặc kệ bạn bè í ới bảo nhau hoàn thành từ bao giờ, Phương luôn để đến đêm hôm sát ngày phải nộp mới làm. Cô bạn hồn nhiên giải thích: “Học kiểu ấy mới thú. Có áp lực, bài viết của mình cũng hay hơn thì phải!” Và cô nàng thỏa thích chơi dài trong khi hạn nộp bài cứ ngắn dần….
Thực tế đúng là áp lực về thời gian giúp nhiều người làm việc hiệu quả. Khi có một cái hạn “tới” mốc, người ta sẽ có tâm lý dồn mọi tâm huyết để thực hiện cho bằng được. Và trong lúc tập trung tinh thần cao độ như thế tài năng mới có cơ hội bộc lộ. Tuy nhiên, hoạt động trí óc căng thẳng dưới áp lực thời gian khiến bạn dễ bị suy giảm tinh thần, khó đạt được thành công trong cuộc sống.
Gần đến ngày thi, nếu không có một kế hoạch học tập tốt, teen rất dễ dàng bị đuối!
Chẳng qua là là ngụy biện
Video đang HOT
Thực ra “học tài tử” là một cách các teen lười… ngụy biện. Họ thường vào chút khả năng của mình để ơ hờ với việc làm bài tập, chuẩn bị bài vở khi đến lớp.
“Trước mỗi giờ Ngữ Văn, cô thường cho bài tập soạn bài, nhưng có bao giờ Phương làm đâu. Cũng sợ bị cô dò bài, nhưng ngại làm. Còn kiểm tra thì cũng chẳng cần cuống. Sáng mai nộp, tối nay làm nó mới… nóng hổi chứ!”
Với cách ngụy biện nóng hổi ấy, Phương đã có hai lần “tai nạn đáng tiếc”. Gần đây nhất là lần đợi nước đến chân mới nhảy. Bài tập làm văn lấy điểm hệ số hai mà Phương chủ quan không làm, đợi “cảm hứng”. Trong lúc chờ đợi thì nghịch cái này một chút, chơi cái kia một chút. Rút cục, đêm ấy lôi sách vở ra làm bài thì Phương ngủ mất, sáng dậy thì đã không kịp nữa. Bài tập quan trọng ấy Phương đành chấp nhận bị trừ ba điểm nộp bài muộn.
Sự lười khiến teen không chịu học hành một cách chủ động. Thay vì học cho mình, họ lại coi những deadline là “đích nhắm” cần “chinh phục”. Kết quả, bài tập, bài thi bập bõm, khó đạt điểm cao…
“Mình cũng biết học kiểu này là không tốt. Nhưng quen học như thế, có khi chăm chỉ lôi sách vở ra để làm hết bài tập. Thế mà thoáng nhìn thấy đống bài dài ngoằng đã chóng mặt! Bỏ cuộc!”- Tú than thở.
Vì thói quen học nước đến chân mới nhảy nên những bài tập, bài thi làm vội vàng của các teen không thể đạt điểm cao. Và ai dám chắc, những kiến thức được tiếp thu “vội” ấy có thể ở lại lâu trong đầu teen?
Việc học là cả một quá trình đòi hỏi con người phải từ từ lĩnh hội. Học theo kiểu nước đến chân mới nhảy này kiến thức chui vào rồi lại sớm ra khỏi đầu teen…Có nhiều phương pháp học khoa học, hợp lý, hãy chọn cho mình một phương pháp học phù hợp. Đừng để hai chữ “tài tử” đi cùng bạn đến hết thời đi học, teen nhé!
Theo kênh 14
Học lạ
Những phương pháp học này được xem là khá mới mẻ vì không phải bạn nào cũng biết và áp dụng.
Làm bài trắc nghiệm với 0% kiến thức
Bạn thường rất sợ trước những bài kiểm tra trắc nghiệm ở các môn Sinh, Sử, Địa vì phải nắm khá vững kiến thức toàn bài. Dù không phải thuộc lòng nhưng không thể đảm bảo được rằng bạn có thể nhớ hết những gì trong sách.
Vì vậy, trước ngày kiểm tra, bạn hãy làm thử những bài kiểm tra trực tuyến có sẵn, nhưng không được nhìn sách hoặc tra cứu bất kì tư liệu nào nhé! Hãy cố vận dụng những kiến thức trong đầu để tư duy và chọn những phương án thích hợp ngay tức thì. Nếu một bài kiểm tra trực tuyến có thời lượng 15 phút thì bạn nên làm xong trong 5 phút, một bài 45 phút nên làm trong 15 phút. Như thế bạn mới có thể nắm được nhiều dạng câu hỏi và dành thời gian để ôn lại kiến thức.
Sau đó, hãy xem mình đúng được bao nhiêu câu, và sai ở những câu nào. Sau đó hãy mở sách, gạch chân ở những kiến thức mà bạn vừa sai, hoặc chưa nhớ rõ. Kiến thức của bạn từ 0% sẽ nâng lên dần dần, và tăng cao gần như tuyệt đối. Sau khi làm xong, nhớ xem lại toàn bộ nội dung trong sách. Vậy là bạn đã nắm kiến thức rất vững rồi.
Những câu trắc nghiệm trên mạng thường bám sát nội dung bài học, vì vậy bạn thấy câu hỏi ra ở phần nội dung nào thì lưu ý kĩ nội dung đó. Đề kiểm tra trên lớp của bạn cũng sẽ hỏi đúng vào phần trọng tâm mà bạn đã được biết đến qua vài câu trắc nghiệm.
Tuy nhiên, đừng quá phụ thuộc bạn nhé. Nên nhớ là cách học này chỉ dành cho những môn kiểm tra trắc nghiệm thôi đó.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Vận dụng các giác quan
Nếu bạn rất ngán học thuộc lòng thì phương pháp này có thể sẽ giúp bạn đáng kể.
Trước tiên, hãy xem qua toàn bộ nội dung cần học thuộc, sau đó bắt đầu diễn đạt những gì bạn hiểu được dựa vào kiến thức trong sách, và thu âm lại nội dung đó, nghe lại nhiều lần. Tiếp đến, tự khảo bài chính mình bằng cách thu âm giọng nói, ghi lại những gì mình đã thuộc. Đối chiếu để chỉnh sửa sai sót.
Cách này ít tốn thời gian, và bạn rèn luyện được khả năng diễn đạt cùng sự tư duy, bởi "giảng bài cho chính mình" không dễ tí nào đâu bạn ạ!
Học thuộc...bài tập
Cách này chỉ dành cho những môn Toán, Lý, Hóa, nghe thì có vẻ "phản khoa học" nhưng thật sự rất hữu dụng.
Ở mỗi dạng bài tập, bạn hãy chọn một bài mang tính tổng quát nhất làm mẫu. Sau đó cố gắng nhớ thật kĩ, thật lâu đề bài cũng như cách giải cho dạng đó. Những bài tập kế đến, mỗi khi không biết làm, bạn hãy liên hệ tới dạng bài "khung sườn" mà mình đã "khắc ghi" trong đầu thì thế nào cũng tìm được cách giải.
Ví dụ, đối với hình học không gian, hãy chọn một bài phổ biến nhất, bao hàm rất cả các tính chất được học. Bạn cũng có thể tự "phát minh" ra những câu hỏi hóc búa và tự mày mò. Về sau, bài tập đó in sâu vào trí nhớ, nên bạn chỉ cần nhớ ra dạng ấy là tìm đươc hướng đi. Tuy nhiên, kĩ năng và kiến thức cũng rất quan trọng, vì các dạng tính toán rất phong phú, không bó hẹp trong phạm vi nào đâu.
Đi ngược phương pháp truyền thống
Bạn làm bài tập kiểu nào? Tự giải, so với đáp án và chỉnh sửa? Bạn có bao giờ thử làm ngược lại chưa?
Bởi vì, đôi khi những cách học không theo khuôn mẫu lại mang đến hiệu quả nhiều hơn so với những "lối mòn".
Vì vậy, thỉnh thoảng cũng thử cách này bạn nhé: Xem đáp án trước, cố gắng nhớ kĩ năng, và làm lại. Cách này giúp bạn học nhanh hơn, và trình bày chặt chẽ, thuyết phục.
Bạn cũng có thể áp dụng khi làm bài trắc nghiệm: Dò đáp án trước, sau đó giải và tư duy xem kết quả của mình có giống với đáp án không. Như vậy sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian, và bạn có "ấn tượng sâu sắc" với câu trả lời.
o0o
Còn rất nhiều kiểu "học lạ" khác đang chờ bạn phát hiện.