Teen và bệnh “sợ nói sai”
Một căn bệnh cực kì nguy hiểm, tuy rằng không chết người nhưng chết hẳn… 1 cá tính!
Bắt mạch triệu chứng
Thầy cô đưa ra một câu hỏi hơi-phải-suy-nghĩ-một-tẹo, nhưng cũng không đến nỗi “khoai” lắm. Ấy thế, chờ đợi mỏi mắt mà thầy cô vẫn chẳng thấy một cánh tay nào giơ lên trả lời? Teen nhà mình không biết trả lời sao ư? Không hề, vì ngay sau đó các thầy cô đã… thống thiết: “Các em cứ mạnh dạn trả lời, nói sai cũng không bị trừ điểm đâu!” thì lập tức gần chục cánh tay đưa cao muốn trả lời. Thì ra thủ phạm ở đây là căn bệnh “ sợ nói sai”.
Chẳng cứ gì trong giờ học, phải trả lời những câu hỏi liên quan đến bài giảng, mà cả giờ sinh hoạt cũng không “miễn nhiễm” khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Lớp trưởng “trưng cầu dân ý” về buổi liên hoan 8/3 xem ai có ý kiến hay ho gì thì đóg góp. Song chỉ có một số nhân vật “chủ chốt” hào hứng nêu ý tưởng, còn cả lớp ngồi im như “ngậm thóc”. Chẳng phải do sức sáng tạo cạn kiệt mà vì “Nhỡ nói ra mà không có ai ủng hộ, lại ném đá hàng loạt thì sợ lắm, thôi chẳng dại mà ý kiến ý cò gì cả” – bạn H.H chia sẻ. Và thế là, dù đầy ắp ý tưởng, song nhiều teen vẫn quyết định “đào sâu chôn chặt” để rồi đến khi buổi liên hoan được diễn ra theo lịch trình “y sì các lần trước” thì cả lớp lại ngao ngán kêu ca “thiếu ý tưởng, thiếu sáng tạo!”
Bệnh “sợ nói sai” đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình học Tiếng Anh. Muốn học tốt ngoại ngữ, bạn phải tích cực phát âm, nói chuyện và thực hành thì mới mong đạt được kết quả tốt. Ấy vậy mà, teen nhà mình dù học từ lớp 1 tới hết lớp 12 nhưng có khi vốn Tiếng Anh chỉ bập bẹ ở mấy từ “Hello, Hi, Good bye…”. Tâm lý của các bạn là sợ khi nói mình sẽ bị sai, bị chê là nói không hay, không chuẩn để rồi sau khi đắn đo, cân nhắc, suy tính kĩ lưỡng, teen quyết tâm… không nói thì sẽ chẳng sai! Chính điều này làm hạn chế khả năng học Tiếng Anh của teen rất nhiều.
Tìm hiểu nguồn gốc căn bệnh “kỳ lạ”
“Sợ nói sai” là một di chứng của bệnh “sợ thất bại”, “sợ bị chú ý”, “sợ bị cười chê”… vẫn còn xuất hiện khá nhiều trong cộng đồng teen chúng mình.
Thêm nữa, đó là sự thiếu tế nhị, thiếu tôn trọng của mọi người với những-người-nói sai. Trả lời sai một câu hỏi? Ngay lập tức là một tràng cười nắc nẻ rồi những lời bàn tán: “Không biết lại còn ti toe”, “Dễ thế mà không trả lời được”. Một ý tưởng cho buổi đi chơi tập thể kiểu “tới công viên đi”, lập tức cả nhóm cười phá lên, chế nhạo, rồi gán cho bạn đưa ra ý kiến một loạt mỹ từ “trẻ ranh”, “động vật nguyên sinh”… Phát âm sai một từ Tiếng Anh – quả đúng là thảm họa khi ngay lập tức bạn sẽ bị “chỉnh ngay ngắn” kèm theo cái nhìn khinh khỉnh của lũ bạn kiểu “Phát âm như kiểu nhà quê ý” hay “Nói thế thì sao mà người bản ngữ nghe cho nổi”.
Vài lần như thế đủ khiến teen nhà mình “cạch” tới già, có cho tiền cũng chẳng dám… nói sai nữa! Khi có bất kì câu trả lời nào, cũng phải nghĩ nát óc, suy tính trước sau rồi chờ xem có ai nói giống mình không mới đủ can đảm nói ra. Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói là đúng, nhưng sau bảy lần uốn lưỡi, hãy nói ra ý kiến của mình, có những cơ hội chỉ đến một lần, nếu bạn sợ nói sai thì bạn sẽ mãi mãi chẳng có cơ hội để nói đúng nữa!
Video đang HOT
Lập phác đồ điều trị cho teen
Hãy truyền cho mình liều thuốc “tự tin” teen nhé! Trả lời một câu hỏi, dù sai cũng tốt hơn là im lặng! Bởi nếu có sai, mình sẽ biết chỗ sai ở đâu để lần sau còn rút kinh nghiệm, đảm bảo sẽ không nói sai lần thứ 2 nữa. Hơn nữa, nếu không nói ra, bạn đâu biết nó đúng hay sai để… sợ? Nói một vài câu Tiếng Anh, dẫu có sai thì bạn cũng có cơ hội chỉnh lại cách nói của mình cho chuẩn hơn và rèn luyện thật nhiều bạn sẽ càng ngày càng “pro” hơn đấy!
Cứ lờ tịt những ánh mắt châm chọc và nghi ngờ đi, vì những ánh nhìn đó thật… ngốc xít. Tin tớ đi, chỉ cần dám nói thẳng những gì bạn suy nghĩ, dù đúng dù sai, bạn cũng đã tự khẳng định được mình. Nói ra được chính kiến của mình chí ít bạn cũng đã chiến thắng căn bệnh “nan y” này rồi đấy!
Theo TTVN
Lên dây cót cho kế hoạch du học Anh
Teen nên biết rằng tất cả các trường đại học tại Vương quốc Anh công nhận bằng cấp A-Level. Khi có chứng chỉ A-Level, teen có thể nộp đơn vào bất cứ trường nào bạn muốn.
Một triển lãm du học với sự góp mặt của 25 trường Phổ thông, Cao Đẳng và Đại học hàng đầu Anh quốc sắp được tổ chức dành riêng cho các teen nhà mình đấy.
Đến với xứ sở sương mù, bạn sẽ có rất nhiều thứ để lựa chọn: học trường nào, thành phố nào, ở ký túc xá hay ở homestay...? Và điều chắc chắn ai cũng quan tâm, đó là trong số các khóa học dự bị đại học ở Vương quốc Anh, khóa học nào phù hợp với trình độ ngoại ngữ và khả năng của bản thân, đáp ứng yêu cầu của trường đại học mục tiêu? Tại Triển lãm Giáo dục Vương quốc Anh do Hội đồng Anh tổ chức, các "Cuốn sách sống" Living Books - Những anh chị đi trước sẽ đưa ra lời khuyên giúp các teen nhà mình có những lựa chọn tốt nhất.
Ba lựa chọn hay được các bạn trẻ nhà mình cân nhắc chính là các khóa học Foundation, A - Level và IB. Mỗi khóa học là một chương trình và cách thức đào tạo khác nhau. Lên dây cót cho kế hoạch du học của mình bằng việc tìm khóa học dự bị đại học cho mình nào!
A-Level - Con đường tới những trường đại học hàng đầu
Teen nên biết rằng tất cả các trường đại học tại Vương quốc Anh công nhận bằng cấp A-Level. Khi có chứng chỉ A-Level, teen có thể nộp đơn vào bất cứ trường nào bạn muốn. Rất khó có thể vào những trường đại học hàng đầu Vương quốc Anh (như Oxford, Cambridge, London School of Economics...) nếu không có chứng chỉ này đấy nhé! Tất nhiên kết quả học tập của bạn cũng phải rất "hoành tráng".
Anh Lê Thành Tuyên, thạc sĩ ngành Tài chính ngân hàng tại đại học Coventry đã từng học A-Level tại Concord College đưa ra lời khuyên rằng nên đi du học vào khoảng thời gian từ cuối năm lớp 10, đầu năm lớp 11. Theo anh, đây là thời điểm tốt nhất để cập với chương trình học A - Level tại Anh quốc.
Theo kinh nghiệm của các "tiền bối" đi trước thì các trường đại học thường yêu cầu sinh viên học 3 môn A-Level, và có rất nhiều môn học để sinh viên lựa chọn. Nhưng các teen lưu ý là phải có vốn tiếng Anh tốt trước khi bắt đầu khoá A level nhé, thậm chí trong các môn học như Toán nữa đấy.
International Foundation Year (IFY) - Nền tảng vững vàng
Dành cho các bạn đã có định hướng rõ ràng về trường và ngành học ở bậc đại học. Lựa chọn này giúp bạn tiết kiệm được 1 năm so với khoá A-level (2 năm). Với IFY, bạn sẽ có một năm để học chuyên sâu về ngành bạn sẽ học đại học sau đó.
Yêu cầu đầu vào cho khoá IFY cũng "dễ thở" hơn so với A-level. Những bạn chưa tự tin lắm về khả năng tiếng Anh của mình cũng có thể xem đây là một lựa chọn thông minh. Chương trình đào tạo bao gồm cả phần hỗ trợ các kỹ năng học và tiếng Anh.
Living Book Hoàng Nam học Foundation tại Castle College cho biết với khóa học này, anh được trang bị những kiến thức nền tảng cần thiết và đã rất thành công với kỳ thi đại học ngành Kỹ thuật điện tử tại đại học Nottingham. Sau đó, anh tiếp tục học lên thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện nguyên tử tại đại học Southampton.
Chứng chỉ IB - Dành cho các teen suất sắc
IB - Khóa tú tài quốc tế - được thiết kế dành cho những bạn học sinh thực sự tự tin vào khả năng của mình và muốn phát triển toàn diện, không những kiến thức học thuật mà còn cả cơ hội trau dồi những kỹ năng hoạt động cộng đồng.
Nếu như A-Level chỉ học từ ba đến bốn môn thì IB học tới sáu môn. Dám chắc rằng sẽ chẳng trường đại học danh tiếng nào ở Anh từ chối bạn nếu có chứng chỉ IB trong tay.
Thêm những lựa chọn hấp dẫn
Ngoài Foundation, A-Level hay IB, nhiều trường ở Anh có các khóa học hướng nghiệp, học nghề liên thông lên đại học trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang, thiết kế đồ hoạ, công nghệ thông tin, kế toán, ngân hàng, kinh doanh, khách sạn. Bạn sẽ được tham khảo các thông tin của 25 trường Đại học, Cao đẳng, Phổ thông danh tiếng Vương quốc Anh tại Triển lãm Giáo dục Vương quốc Anh bậc sau phổ thông và dự bị đại học của Hội Đồng Anh lần này.
Bên cạnh đó, trong không gian của triển lãm, bạn sẽ được thử sức với lớp học kiểu mẫu về kỹ năng học tập tại Vương quốc Anh do giáo viên của trường đại học nổi tiếng của Anh đứng lớp để tự kiểm định trình độ của mình để đưa ra quyết định về khóa học phù hợp nhất với khả năng của bản thân.
Thông tin chi tiết:
Triển lãm sẽ được tổ chức vào ngày 29/02 tại Hà Nội, 01/03 tại Hải Phòng và 03/03 tại TP.Hồ Chí Minh và tất nhiên là vào cửa tự do.
Đăng ký tại website: www.educationuk.org/vietnam để "đặt gạch" những món quà hấp dẫn của Hội đồng Anh.
Có thắc mắc hỏi tại: http://www.facebook.com/BritishCouncil.EducationUKVietnam.
Theo TTVN
Trung Quốc: Nữ SV nuôi em bệnh tim, mẹ tâm thần, cha bị liệt Hà Bình tâm sự: "Vui vẻ không mất tiền. Tại sao không vui vẻ?". Thực sự, từ nụ cười đầy nắng của Hà Bình, không ai nghĩ rằng Hà Bình rất vất vả. Bạn ấy hiện là một sinh viên đại học, có lúc làm đến 7 công việc trong 1 tuần. Bạn ấy là trụ cột của gia đình, chăm sóc người...