Teen trường Ams cực sung với Ams Got Talent
Đây là một sự kiện cực kì nổi bật đối với các Amsers đấy nhé.
Chung kết Ams’ got Talent season 4
Đã thành một truyền thống, hàng năm lớp 11 Anh 1 trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam lại nhận được đặc quyền tổ chức chương trình “ Ams Got talent” – một chương trình vô cùng hấp dẫn, thu hút được nhiều Amsers tham gia. Năm nay, “Ams Got Talent” bước vào mùa giải thứ 4 với chủ đề “It&’s all about you”.
Trải qua vòng sơ khảo vào 27/11/2011 với hơn 130 tiết mục, ban giám khảo đã chọn ra 20 tiết mục để đi tiếp vào vòng 2 – vòng chung kết của Ams’ got talent và vào chiều ngày 04/01/2012, vòng 2 của chương trình đã được diễn ra tại hội trường lớn dưới sự chứng kiến của hơn 700 Amsers cùng với sự góp mặt của các cựu học sinh và thầy cô giáo.
Vào đầu chương trình, không khí ngay lập tức được hâm nóng bởi tiết mục dance sport từ HDC (HAO’s dancesport club) và bạn Đoàn Ngọc Bình (lớp 10 Địa):
Cái lạnh 10 độ C không ngăn được không khí náo nhiệt.
5 vị ban giám khảo của chung kết Ams Got Talent.
Tiết mục thứ 2 “Lighter” được thể hiện bởi bạn Phạm Vũ Hạnh Dung (lớp 12A1) – thí sinh gây được ấn tượng từ vòng 1 với ca khúc “rolling in deep” (Adele). Lời nhận xét từ ban giám khảo: sự hết mình khiến em tỏa sáng
Tiếp theo ca khúc “Lighters” của bạn Dung là một tiết mục đến từ nhóm Mash-up and stuff. Mở đầu bằng tiếng piano ngọt ngào, trầm lắng, tiết mục này là sự hòa quyện, xuyên suốt của nhiều ca khúc “she , the only exception, make you feel my love,…” cùng với kịch bản thú vị.
Sự ngọt ngào của nhóm mash-up and stuff qua đi thì cả khán phòng lại trở nên sôi động bởi các chàng trai đến từ Zyrox. Tuy biểu diễn trống, ghita điện – một thể loại kén người nghe, nhưng nhóm Zyrox vẫn thu hút được người nghe với phong cách biểu diễn đậm chất rock của mình.
4 chàng trai đến từ nhóm Zyrox
Video đang HOT
“Tìm lại” là ca khúc do 2 bạn Phạm Thiên Hà và Nguyễn Vân Anh đã mang đến với giọng hát mạnh mẽ, khỏe khoắn và cách biểu diễn ấn tượng.
Mặc dù là 2 thí sinh nhỏ tuổi nhất, nhưng những điều mà 2 bạn Nguyễn Phương Dung và Nguyễn Thị Minh Khuê mang đến cho cuộc thi khiến mọi người đều phải bất ngờ. Sự kết hợp hoàn hảo giữa tiếng đàn piano ngọt ngào cùng với tiếng đàn violon réo rắt được thể hiện qua các ca khúc “River flows in you, Elfentanz và A song from a secret garden”. Màn biểu diễn hoàn hảo, không tì vết của 2 bạn đã khiến cả hội trường lặng thinh để chìm đắm trong từng giai điệu, từng nốt nhạc.
Tiếp theo chương trình, 2 bạn Nguyễn Việt Quang và Đỗ Minh Tâm với chất giọng đẹp, truyền cảm đã mang đến ca khúc “Just a dream”.
Mang đến một hương vị lạ cho chương trình chung kết ngày hôm nay, bạn Đỗ Phương Quỳnh 10P1 với phong cách biểu diễn tự nhiên, lôi cuốn đã khiến các khán giả trẻ phải nín lặng để tận hưởng hết âm thanh tuyệt vời từ các dụng cụ nhạc dân tộc của chúng ta : đàn bầu, đàn tranh và trống.
Liên khúc đan tranh, trống và đàn bầu của Đỗ Phương Quỳnh.
Một tiết mục nhạc kịch với kịch bản dễ thương, nhận được nhiều sự ủng hộ từ khán giả do 3.14GAMS mang đến làm cho ban giám khảo phải thốt lên: “Sân khấu này quá nhỏ bé với tài năng của các bạn”.
Anh chàng “nói nhiều”, hài hước, vui tính Đỗ Thành Nhân – cựu học sinh lớp Anh1, 08-11 mang đến sự kết hợp của 2 ca khúc “Đi qua bóng tối” và “Dẫu có lỗi lầm” với chất giọng khỏe khoắn và truyền cảm.
5 cô gái đến từ “Powerpuff Girls” với tiết mục “Ams’ Got Dolls” đã khiến 1 vị ban giám khảo phải thốt lên rằng “You are sexy and I know it”. Với tiết mục này, nhóm Ams’ Got Dolls đã thể hiện sự tiến bộ so với vòng loại trước với sự biểu diễn khá đồng đều và kĩ thuật.
Một trong những điểm nhấn đặc biệt của Ams Got Talent season 4 chính là màn biểu diễn nhảy đương đại đến từ 2 thành viên 12L1 Phạm Hoàng Anh và Nguyễn Tiến Huy. Quá hoàn hảo, từ nội dung đến bước nhảy, đó chính là lời nhận xét từ 1 vị ban giám khảo. Các điệu nhảy cùng kĩ thuật điêu luyện đã lột tả được cảm xúc cùng nội dung mà các bạn muốn thể hiện. Một tiết mục ấn tượng đã khiến cả hội trường đứng dậy vỗ tay sau khi màn trình diễn kết thúc.
Tiếp theo chương trình, cũng là nhóm nhảy, nhưng nhóm nhảy CC Crew mang đến một không khí vui nhộn, dễ thương, tinh nghịch, đậm chất học trò đã khiến cả hội trường rộn lên tiếng cười, tiếng trầm trồ.
Tiết mục ảo thuật.
Là tiết mục duy nhất từ vòng 1 khiến toàn bộ BGK phải đứng dậy vỗ tay, các cô gái từ NAL đã không phụ long mong đợi của khán giả, đã hâm nóng nhiệt độ của khán phòng với màn trình diễn nóng bỏng, kỹ thuật điêu luyện “Girls in black”.
Kết thúc chương trình là màn trình diễn của Glee Ams – câu lạc bộ nghệ thuật hàng đầu của Ams. Một màn trình diễn đồng đều, ăn ý chính là một cái kết không thể đẹp hơn cho Ams’ got talent season 4.
Theo PLXH
Gặp học trò nghèo với bài văn lạ gây xúc động cộng đồng mạng
Bài văn lạ của cậu học trò nghèo Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam được đăng trên báo Dân trí đã làm rung động bao trái tim bạn đọc. Nhưng, điều bất ngờ hơn nữa khi cậu học trò nghèo này có tấm lòng rất quảng đại, luôn làm việc thiện.
Chúng tôi đến nhà Nguyễn Trung Hiếu vào chiều qua 6/11 nhưng chờ mãi đến 7h tối mới gặp được, bởi em tham gia CLB tình nguyện đóng đồ tiếp tế cho "Chương trình thắp sáng bản em" ở huyện Mường Tè (Lai Châu) cả ngày.
Cám cảnh thay khi nhìn bề ngoài ngôi nhà 2 tầng khang trang nằm trong khu phố Vĩnh Phúc (quận Ba Đình, Hà Nội), nhiều người sẽ nghĩ rằng gia đình đó thuộc loại khá giả. Nhưng, những người trong căn nhà đó đều sống lay lắt, bệnh tật và không còn khả năng lao động để kiếm sống và thuộc vào hộ nghèo của phường. Niềm hy vọng nhất trong ngôi nhà đó là cậu học trò nghèo Nguyễn Trung Hiếu.
Bà nội Đỗ Thị Lạp của Hiếu năm nay 73 tuổi, nhỏ thó và gầy yếu đang cố gắng đưa người chồng bệnh tật 90 tuổi từ dưới đất lên giường, nếu không có sự hỗ trợ của chúng tôi thì khó lòng bà đưa nổi.
Tâm sự về hoàn cảnh gia đình, bà Lạp nghẹn ngào: "Hôm nay Hiếu đi tình nguyện cả ngày, mẹ nó cũng đi vắng nên một mình tôi hơi vất vả. Tôi cố gắng sống và chăm sóc ông ấy vì mức lương hơn 3 triệu/tháng quân đội về hưu cùng đồng lương ít ỏi hơn 1,4 triệu/ tháng của tôi là chỗ dựa cho cả gia đình Hiếu. Mỗi lần mẹ Hiếu chạy thận, tôi lo lắm vì mẹ cháu đã có lần suýt chết trong lúc đang chạy".
Ông bà nội của Nguyễn Trung Hiếu.
Theo bà Lạp, bố Hiếu bị viêm tai giữa biến chứng não từ khi 3 tuổi nên rất chậm chạp và không ổn định về tinh thần, không thể làm thêm được việc gì. Mẹ của Hiếu - chị Nguyễn Thị Hạnh thì sức khỏe yếu ngay từ lúc còn trẻ nên sinh Hiếu chỉ được 2,1 kg. Sau khi chị sinh con, sức khỏe ngày càng giảm sút và chị đến bệnh viện phát hiện bị suy thận độ 4 và phải chạy thận tuần 3 lần.
Ngày đầu chưa có bảo hiểm nên việc chạy thận rất tốn kém, bố mẹ bên gia đình nội ngoại đã dồn hết số tiền tiết kiệm để duy trì sự sống cho chị nên tài sản cũng đã khánh kiệt. Cách đây 4 năm, bố chồng chị lại ngã bệnh và nằm liệt giường, gánh nặng lại tiếp tục đè nặng lên gia đình vốn nghèo và bệnh tật.
"Nghèo thì nghèo rồi nhưng tôi quyết tâm giữ ngôi nhà này vì đây là món quà cuối cùng của chúng tôi để lại cho cháu đích tôn duy nhất của gia đình" - bà Lạp nghẹn ngào nói.
Ở chung cùng ông bà nội nhưng gia đình Hiếu lại ăn riêng. Mỗi tháng ông bà nội chu cấp cho gia đình hơn 1 triệu nên việc ăn thịt và cá hàng tuần rất hiếm khi có trong bữa ăn của Hiếu bởi còn dành tiền chữa trị bệnh tật cho mẹ em.
Sống trong hoàn cảnh như vậy nhưng suốt những năm học tiểu học và THCS, Hiếu luôn là học sinh giỏi của trường. Thi vào cấp ba, Hiếu đã đỗ cả 2 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và THPT Chu Văn An. Do sợ học trường Ams phải đóng nhiều tiền, gia đình đã bắt Hiếu học ở trường Chu Văn An. Hiếu đã nài nỉ gia đình cho học tại trường Ams và đã nhịn ăn gần 1 tuần để mong bà và mẹ chấp thuận cho ước nguyện của mình.
May mắn thay, ngay đầu năm nhập học, biết được hoàn cảnh gia đình Hiếu, thầy giáo chủ nhiệm năm lớp 10 Bùi Văn Phúc đã kiến nghị lên nhà trường miễn giảm các khoản đóng góp cho em. Để tiết kiệm, hàng ngày tới trường Hiếu mang theo âu cơm nhỏ với muối vừng để ăn bữa trưa.
Mẹ Hiếu gầy gò với gương mặt xanh xao, sau nhiều năm chạy thận chỉ còn 35 kg, tâm sự: "Gia đình tôi sống hoàn toàn phụ thuộc vào đồng lương của ông bà nội. Hàng tháng, gia đình có thêm trợ cấp 250.000 đ/tháng của phường theo chế độ hộ nghèo. Thương mẹ, Hiếu nhiều lần xin phép tôi cho đi làm thêm nhưng tôi không muốn để cháu tập trung vào học tập. Tiết kiệm, Hiếu chỉ ăn cơm muối vừng và nhiều lần lén tôi nhịn ăn sáng nên nó gầy lắm. Bị mẹ mắng, Hiếu bảo với tôi: phải ăn dè mẹ ạ, phải tiết kiệm thì bữa sau mới có. Khi Hiếu học lớp 3, tôi chạy thận trong bệnh viện, Hiếu đã kêu gào bác sĩ cứu mẹ cháu với. Hiếu là động lực cuối cùng để tôi cố gắng sống, làm chỗ dựa động viên cho con học tập".
Sau bài Văn Hiếu viết, cô giáo dạy văn Đặng Nguyệt Anh đã không cầm nổi nước mắt vì không nghĩ Hiếu lại khó khăn đến như vậy. Cô và các bạn học sinh trong lớp đã làm ruốc để giúp đỡ Hiếu trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời cô đã kiến nghị Hội đồng trường cùng quyên góp hỗ trợ Hiếu.
Cậu học trò Nguyễn Trung Hiếu.
Mặc dù hoàn cảnh như vậy nhưng Hiếu vẫn lạc quan và tham gia nhiều chương trình tình nguyện như "Chương trình Thắp sáng bản em", "Nhịp đập mùa thu"... giúp đỡ trẻ em nghèo lang thang cơ nhỡ, trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam, dioxin, nhặt rác tình nguyện...
Hiếu tâm sự: "Khi cô giáo ra đề đề văn nghị luận Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống", em viết những gì luôn thường trực, ám ảnh trong đầu em. Em đã từng nghĩ đến việc bỏ học để đi làm thêm nhưng em lại nghĩ phải có kiến thức thì mới làm được việc. Có buổi tình nguyện, chúng em chỉ ăn bánh quy và uống nước để tranh thủ làm việc nhưng em thấy rất thú vị và em yêu thích công việc này vì nó rất cần thiết. Tuy nghèo nhưng em còn may mắn hơn rất nhiều người, nhiều em bé bất hạnh khác vì em còn bố mẹ, ông bà".
"Chính việc làm từ thiện được gần với những người nghèo khó miếng ăn cũng không có, em thấy cuộc sống nhiều khi quá bất công và tăm tối nên bắt buộc em phải hành động và hành động. Em phải sống, phải cố gắng học tập, phải chấp nhận cuộc sống để giúp đỡ gia đình và những người có hoàn cảnh nghèo khó hơn mình" - Hiếu quả quyết.
Ước mơ của Hiếu là theo học ngành có ứng dụng thực tế và điều đó thôi thúc em học tập để đi du học và đó là cách để em đạt được ước nguyện của mình.
Cao 1m7 mà chỉ nặng 43 kg, Hiếu gầy và xanh nhưng nghị lực sống của em luôn mãnh liệt và luôn hy vọng vào cuộc sống có nhiều điều tốt đẹp và luôn giúp đỡ người khác.
Tâm sự với chúng tôi, cô Đào Phương Thảo - cô giáo chủ nhiệm lớp của Hiếu cho biết: "Hoàn cảnh của em Hiếu rất đáng thương, nghèo, trong gia đình không còn ai có sức lực để lao động. Tuy vậy, nhưng Hiếu rất chăm ngoan, học giỏi và giàu ý chí. Chúng tôi giúp đỡ em cũng rất tế nhị vì sợ ảnh hưởng tới tâm lý của em. Tôi luôn căn dặn các em học sinh, lớp là nhà, bạn bè là anh em nên cần giúp đỡ nhau nên Hiếu cũng không bị mặc cảm ở lớp".
Theo DT
Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 trường chuyên Hôm nay (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn vào các trường chuyên, trong đó trường Hà Nội - Amsterdam có điểm đầu vào cao nhất. Trường THPT Hà Nội - Amsterdam: Hệ chuyên: Hệ không chuyên: Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ Hệ chuyên: Hệ không chuyên: Trường THPT Chu Văn An Trường THPT Sơn Tây...