Teen ngừa thai bằng việc… nghe lỏm
Không dùng bất kỳ một biện pháp bảo vệ nào, trước và sau mỗi lần quan hệ, M ăn thật nhiều dứa để… tránh thai.
Bị gia đình phát hiện “dấu hiệu bất thường” khi đã cái thai đang sang tháng thứ 4 nhưng M vẫn đinh ninh… mình không thể mang bầu.
Những kiểu tránh thai… từ trên trời rơi xuống
Yêu nhau được 4 tháng, M, 18 tuổi (TP.HCM) cùng bạn trai “vượt rào”. Cậu bạn chỉ hơn M 2 tuổi, đang là SV năm thứ nhất tỏ ra lo lắng “nhỡ xảy ra chuyện gì” thì M trấn an: “Yên tâm đi, em có cách rồi”.
Trước hoặc sau khi yêu M lại cố ăn thật nhiều dứa, tin rằng như vậy có thể tránh thai tuyệt đối nên M và bạn trai vô tư quan hệ không mảy may lo lắng. Bí quyết này M vô tình nghe lỏm được từ hai bà hàng xóm cạnh nhà nói chuyện với nhau.
Giới trẻ ngày càng mạnh dạn “chứng minh tình yêu”
Cả đến khi gia đình phát hiện “dấu hiệu bất thường” khi đã cái thai đang sang tháng thứ 4 nhưng M vẫn đinh ninh… mình không thể mang bầu. Chỉ đến khi làm siêu âm, thử máu biết chắc “dính”, M mới khóc òa. Gia đình hai bên phải vội vàng làm đám cưới, trong khi hai nhân vật chính vẫn không ngừng… đổ lỗi cho nhau.
Sau một lần quan hệ, T, ở Bình Dương lại lao vào nhà tắm đi… tiểu rồi dùng cả lít nước ngọt Cô ca – cô la rửa chỗ kín. Đây là cách mà T được cô bạn cùng lớp mách nước lại.
Sau nhiều lần “kiểm chứng” bạn trai mà thấy an toàn, T lại tiếp tục “rỉ tai” với nhiều cô bạn khác. Chỉ đến khi chậm tháng, T mới tá hỏa cùng bạn trai đến viện để giải quyết hậu quả. Đến nước đó mà T vẫn cho rằng do mình… áp dụng chưa đúng cách.
Video đang HOT
Không ít bạn trẻ còn rỉ tai nhau những kiểu tránh thai như ăn nhiều rau răm, uống thật nhiều nhiều nước đá trước khi quan hệ. Hầu hết những “bài học” về sức khỏe sinh sản này họ đều “học” được từ việc nghe người này người khác nói hoặc đọc được trên internet.
Bà Quỳnh Nga, chuyên viên tư vấn tâm lý đường dây 1900.59.99.21 chia sẻ nhiều bạn trẻ gọi điện đến kể về những tình huống vô cùng oái oăm khi áp dụng những cách tránh thai lạ đời. Người thì nuốt cao sao vàng, uống dầu gió, thậm chí uống nước điều hòa kinh nguyệt… Rất nhiều bạn quan hệ xong thì nhảy dây, hít xà đơn, chạy nhảy… tin rằng như vậy không thể có thai. Đến khi “dính” thì họ bất ngờ, cuống cuồng.
Nhiều kênh “nhiễu loạn”
Theo các chuyên gia tâm lý, giới tính vẫn là một chủ đề “nhạy cảm” ở Việt Nam nên các bạn trẻ thường tìm hiểu theo “đường vòng” nghe thông tin từ người lớn, từ bạn bè, tìm hiểu qua internet nên càng dễ bị “nhiễu”.
Nhưng không ít người lại “hiểu biết” về sức khỏe sinh sản, tình dục qua việc truyền tai (ảnh minh họa)
Cuối năm 2009, kết quả nghiên cứu của công ty Kimberly Clark Việt Nam qua dự án”Tôi tự tin. Tôi hiểu. Tôi chia sẻ” về sự hiểu biết của phụ nữ Châu Á về giới tính, sức khỏe sinh sản cho thấy có trên 91% phụ nữ Việt Nam không hiểu hoặc hiểu biết sai lệnh về cơ thể ( chu kỳ kinh nguyệt, sức khỏe sinh sản, sự thay đổi thân thể…) .
Trong đó có những ngộ nhận hết sức ngây ngô như sau khi hết “đèn đỏ” nếu đứng gần con trai sẽ dính bầu ngay hay quan hệ trong ngày đèn đỏ không để “dính”, muốn tránh thai hoặc phá thai thì ăn nhiều dứa… Nhiều người chia sẻ rằng họ nghe lỏm được các “bí kíp” này từ chính ông bà, bố mẹ.
Hầu hết các bạn trẻ vẫn tin vào những suy diễn, những giải thích thiếu khoa học của ông bà, cha mẹ truyền lại. Hơn nữa, do những hạn chế về mặt xã hội nên hầu hết các bạn trẻ thường chỉ tâm sự với bạn thân về chuyện “tế nhị”. Chính điều này lại nhân rộng thông tin “nghe lỏm”.
Về vấn đầy này, TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Chủ nhiệm Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM phải thốt lên “Điều nguy hiểm là những ngộ nhận này chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ mẹ sang con, từ con sang cháu”. Ông nói thêm nguyên nhân sâu xa là chúng ta cố giấu các vấn đề thuộc lĩnh vực này hoặc không có lý giải thỏa đáng mang tính tránh nhiệm.
Chuyên viên tư vấn tâm lý Quỳnh Nga đánh giá, giới trẻ bây giờ không hoàn toàn mù mờ về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình duc. Ít nhiều họ biết đến thuốc tránh thai hàng ngày, viên tránh thai khẩn cấp và biết tác hại của việc nạo phá thai… “Nhưng thực tế lại có quá nhiều kênh, nhiều nguồn thông tin tiếp cận, có nhiều nguồn chưa được kiểm chứng nên các em bị rối. Nhất là khi các thông tin không đồng nhất, nhiều cái mang tính suy diễn mà đến người lớn cũng “ngờ ngợ”.
Bà Nga nhấn mạnh, cách tiếp cận thông tin rất nguy hiểm khác là các em thường truyền tai nhau về những điều mình biết được. Người này truyền người kia, nên một người hiểu sai sẽ dẫn đến rất nhiều hiểu sai. Chính sự mập mờ về sức khỏe giới tính, tình dục là nguyên nhân dẫn đến những cách phòng tránh vô cùng ngây ngô dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Theo Dân Trí
Tự điều hoà kinh nguyệt theo thể chất
Chỉ vài ngày mỗi tháng nhưng không ít chị em thấy khổ sở, khó chịu. Hiểu rõ hơn về đặc điểm thể chất của mình, duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ giúp chị em thoải mái, dễ chịu hơn khi kỳ đèn đỏ tới.
Các loại trà rất tốt cho phụ nữ khi đến kỳ kinh
1.Người tuần hoàn máu kém
Trước kỳ kinh nguyệt thường có cảm giác đau bụng, chướng bụng, bụng dưới to hơn. Đến kỳ thường bị táo bón. Chất kinh màu sẫm, cảm giác dính, có lúc xuất hiện cục máu kinh. Lượng kinh nguyệt nhiều, ngày đầu thường ít, tăng nhiều vào 2 ngày tiếp theo. Kỳ kinh thường từ 7 ngày trở lên.
Giải pháp: Những người tuần hoàn máu kém cần năng vận động, không để cơ thể bị lạnh, không ăn các đồ đông lạnh. Nên ăn nhiều các thực phẩm màu đen, đỏ, tím. Các loại rau tốt nhất nên ăn sau khi đã nấu chín. Tránh không ngồi lâu, cần đi bộ nhiều để máu ở xương chậu tuần hoàn tốt hơn. Có thể uống trà hoa hồng, trà sơn trà hoặc trà gừng.
2. Người hay sợ lạnh
Đến kỳ đèn đỏ, bụng có cảm giác như bị nhiễm lạnh, đau bụng nhiều, nếu bị nhiễm lạnh càng nghiêm trọng hơn. Cảm giác khá hơn khi cơ thể được giữ ấm. Kỳ kinh nguyệt thường đến chậm, kéo dài hơn 7 ngày, chất kinh màu đỏ tối, thỉnh thoảng xuất hiện cục máu đen. Cơ thể rất sợ lạnh, dễ bị suy nhược.
Giải pháp: Cần đặc biệt chú ý giữ ấm cho cơ thể. Không nên mặc váy trong kỳ đèn đỏ, bởi nếu phần thân dưới bị nhiễm lạnh, sẽ khiến chứng đau bụng kinh càng khó chịu hơn. Tốt nhất nên ăn các thực phẩm tính ôn. Thường ngày có thể ngâm chân để khử hàn khí. Có thể uống trà gừng hoặc trà nhục quế.
3. Người phải chịu áp lực quá lớn
Tâm trạng thường bất ổn trước kỳ đèn đỏ, dễ cáu gắt. Đến kỳ lúc thèm ăn, lúc chán ăn, mọc mụn, không bị táo bón thì tiêu chảy. Mỗi kỳ kinh nguyệt hiện tượng đau lại khác nhau, thay đổi theo tình trạng cơ thể. Trước kỳ kinh có thể bị chướng bụng hoặc đau bụng, nhưng các triệu chứng mất dần khi vào kỳ kinh. Chất kinh màu đỏ bình thường, thông thường từ 4-5 ngày, lúc đến sớm, lúc đến muộn.
Giải pháp: Ngày thường cần học cách kiềm chế cảm xúc, cuộc sống thường ngày nên điều độ có quy luật. Có thể nghe nhạc hoặc dùng trà thảo mộc để trấn an tinh thần. Nên ăn nhiều quýt hoặc uống trà. Nên để cây xanh trong phòng, sau khi thức dậy thực hiện một số động tác co duỗi thân thể đơn giản. Nếu có thời gian nên đi dạo. Có thể uống trà hoa nhài, trà bạc hà.
4. Người thiếu máu
Dễ bị chóng mặt, khi đứng dậy thường hoa mắt, làn da khô ráp, tinh thần không tập trung, hay quên. Đến kỳ kinh, vùng bụng thường khó chịu, có triệu chứng đau lưng, nhức mỏi eo. Chất kinh màu hồng hoặc đỏ nhạt, lượng ít, kỳ kinh rất ngắn. Thường kỳ kinh đến muộn, có khi hơn 40 ngày mới thấy. Khi kết thúc kỳ vẫn cảm thấy toàn thân không có sức.
Giải pháp: Ngày thường không nên dùng não và mắt quá nhiều, cần ngủ đủ. Chế độ ăn hàng ngày cần bổ sung các thực phẩm bổ huyết như gan động vật.. Nên ngủ trước 12 giờ đêm, có thể uống 1 ly sữa nóng để giúp ngủ ngon hơn. Có thể uống trà táo tàu, trà kỳ tử.
5. Người thể trạng suy nhược
Cứ đến kỳ đèn đỏ, chân thường bị phù thũng, dễ bị mệt, đau lưng mỏi eo, không có cảm giác muốn ăn, dễ bị cảm lạnh hoặc tiêu chảy. Hầu như không có triêu chứng đau bụng kinh, chất kinh màu hồng nhạt, lúc nhiều lúc ít. Kỳ kinh thường ngắn, có lúc đến chậm. Quá trình trao đổi chất kém, nửa thân dưới mập hơn.
Giải pháp: Ăn đủ 3 bữa, đặc biệt là bữa sáng, sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hoá, cân bằng dinh dưỡng, Không nên vận động mạnh, nếu muốn vận động, tốt nhất nên đi bộ sau bữa tối. Có thể uống trà sâm cao li, trà đỗ trọng.
Theo Dân Trí
Tâm sinh lý tuổi mãn kinh sự "nổi loạn" đáng yêu Mãn kinh là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể phụ nữ, một giai đoạn tất yếu mà mỗi người đều phải trải qua trước khi thực sự bước vào tuổi già, bị coi là "già". Hiện tượng này thường diễn ra vào độ tuổi từ 45-52, cá biệt có người mãn kinh đến sớm hay muộn hưon vài năm....