Teen lớp 12 chia tay xúc động ngày ra trường
Hàng trăm học sinh các khối 10, 11, 12 trường THPT Việt Đức, Hà Nội đã tham gia Lễ bế giảng và chia tay lớp 12 sáng nay 22/5.
Dù trời mưa dày hạt, các bạn học sinh Việt Đức đều có mặt từ 7h sáng. Nam sinh chỉnh tề đồng phục, nữ sinh tinh khôi tà áo dài trắng.
Học sinh các lớp xếp thành những hàng dài san sát nhau, lắng nghe bài phát biểu của thầy cô giáo. Buổi lễ bế giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm và bùi ngùi những kỷ niệm. Các thầy cô đã thay phiên nhau lên sân khấu chia sẻ sự xúc động trong giờ phút tiễn các học sinh lớp 12 ra trường. Cô Hiệu phó trường THPT Việt Đức đã không giấu được những giọt nước mắt khi phải nói lời chia tay với các học sinh yêu quý sau 3 năm gắn bó. Trong khi cô giáo dặn dò con trẻ, thầy Hiệu trưởng đã gióng lên những tiếng trống tan trường, báo hiệu một năm học đã kết thúc. Tiếng trống của thầy cũng là tiếng trống trường cuối cùng mà học sinh lớp 12 còn được nghe.
Clip bài phát biểu của cô Hiệu phó và tiếng trống bế giảng của thầy Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức
“Ngưỡng cửa tương lai đang chờ đón các em, hãy nén những giọt nước mắt tiếc nuối để hướng về ngày mai” – lời của cô giáo với các em học sinh còn đâu đây nhưng không ai kìm được nước mắt trong giờ phút chia ly. Dẫu biết rằng chia tay sẽ còn gặp lại nhưng khi những kỷ niệm ùa về, đôi bạn thân chỉ biết lau nước mắt cho nhau. Thầy trò, bè bạn ôm chặt lấy nhau nghẹn ngào, nức nở.
Hình ảnh teen lớp 12 Việt Đức khóc “như mưa” ngày ra trường:
Thầy Hiệu trưởng gióng trống bế giảng.
Cả trường cùng hát vang ca khúc Mong ước kỷ niệm xưa.
Tiếng nức nở xen lẫn lời bài hát
Video đang HOT
“Đặt bàn tay lên môi giữ chặt tiếng nấc nghẹn ngào”
“Thời gian sao đi mau xin hãy ngừng trôi”
Nước mắt tuôn rơi trên vai bạn bè.
Nhiều bạn không thể kìm nén được cảm xúc.
Giọt nước mắt nam nhi.
Dẫu mím chặt môi cũng không thể làm nước mắt ngừng tuôn
Cái ôm thay lời tạm biệt
Cùng khoác vai nhau và khóc
Tiếng khóc hoà cùng tiếng mưa rơi
Lời cô dặn ngày chia tay
Cô trò bịn rịn
Đâu đó vẫn có những bạn trẻ kiên cường, nở nụ cười bên người bạn thân
Khoảnh khắc nhí nhảnh với áo dài
Lớp chúng mình mãi bên nhau
Kỷ niệm một thời áo trắng không dễ quên
Học sinh lớp 12 Việt Đức hô vang tên mái trường thân thương
MAI CHÂM
Theo Infonet.vn
Hàng trăm học sinh tự "mổ xẻ" phương pháp học
Hàng trăm học sinh THPT từ các trường trên khắp khu vực Hà Nội đã tập trung tại Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để cùng dự Diễn đàn Phương pháp học tập, chia sẻ tài liệu trong học sinh khối THPT do Thành đoàn Hà Nội tổ chức ngày 10/11/2011.
Muốn học tốt, phải soi lại mình
Ngay từ những phút đầu, diễn đàn đã rất sôi nổi bởi hàng loạt ý kiến đóng góp. Không đổ lỗi cho chương trình nặng hay cách dạy học của giáo viên chưa phù hợp, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, muốn tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, trước hết, học sinh cần phải tự nhìn lại mình xem đã thực sự tập trung cho học tập.
"Chúng ta hãy ngồi đây, thẳng thắn thừa nhận về một số thực trạng đang xuất hiện nhiều không chỉ ở một vài cá nhân, mà là ở hầu hết các môi trường học tập của các bạn. Đó chính là tình trạng không tập trung trong lớp, trong mỗi tiết học," em Đỗ Bảo Trân, học sinh lớp 11T2 Trường THPT Việt Đức nói.
Theo Trân, trong giờ học, thay vì nghe thầy cô giảng bài, các bạn nói chuyện, làm việc riêng, nhắn tin, nghe nhạc... vì thế đã bỏ qua những kiến thức vô cùng quan trọng và cần thiết, việc tiếp thu bài không hiệu quả do thiếu tập trung.
Bên cạnh đó, bạn học trò này cũng mạnh dạn thừa nhận tình trạng học sinh không chuẩn bị bài, không làm bài tập trước khi đến lớp và học đối phó trên lớp và coi đó là một "vấn nạn". Thời gian học ở nhà được dành cho chơi game, lướt internet. Khi đến lớp, thời gian đầu giờ được dành để chép bài tập một cách vội vàng, thời gian giữa giờ để... chép bài cho môn kế tiếp. "Cứ như vậy, chúng ta đã tự làm cho mình học kém đi một cách rõ rệt, dù có đi học thêm nhiều đến mấy," Trân chia sẻ.
Các em học sinh THPT Hà Nội tham gia thảo luận tại Diễn đàn Phương pháp học tập, chia sẻ tài liệu trong học sinh khối THPT do Thành đoàn Hà Nội tổ chức ngày 10/11/2011.
Cùng ý kiến này, em Lai Thanh Huyền, học sinh lớp 10D3, trường Trung học phổ thông Việt Đức đưa ra một minh chứng cụ thể hơn. Huyền cho biết, em cùng nhóm bạn đã làm một cuộc khảo sát với ba khối 10, 11 và 12. Kết quả cho thấy, khi bắt đầu vào lớp 10, học sinh rất hăng hái phát biểu xây dựng bài, sang lớp 11 thì tinh thần này giảm nhiệt và đến lớp 12 thì hoàn toàn chấm dứt. Các thầy cô tự đặt câu hỏi rồi tự trả lời. "Điều này đã làm cho không khí học tập trở nên căng thẳng, nặng nề đối với cả thầy và trò," Huyền nhận định.
Đề cao vai trò của việc nghe giảng, em Nguyễn Thị Hoa, lớp 12A4 Trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín cho rằng, nếu chú ý nghe giảng trên lớp thì đã có thể lĩnh hội được 50% kiến thức. Làm bài tập ở nhà giúp củng cố thêm 30% nữa và 20% còn lại có được từ kiểm nghiệm thực tế.
Còn với Nguyễn Tuấn Linh, học sinh lớp 10D, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thị xã Sơn Tây, việc tập trung nghe giảng giúp em nắm được đến 70% kiến thức.
Quan trọng nhất là tự học
Chia sẻ kinh nghiệm với lớp đàn em, Nguyễn Kim Lân, thủ khoa ĐH Ngoại thương năm 2011 cho rằng tự học là hình thức cơ bản, cũng là yêu cầu đầu tiên đối với người đi học khi muốn đạt kết quả tốt.
Việc tự học thể hiện ở nhiều hình thức như chuẩn bị bài trước khi đến lớp, chú ý nghe giảng và chịu khó giơ tay phát biểu, ôn lại bài và làm bài tập khi về nhà, tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến nội dung bài học.
"Hãy tưởng tượng, khi học một bài học mới mà trong đầu bạn không hề có khái niệm gì về nó, khả năng tiếp thu sẽ rất hạn chế," Lân phân tích. Cũng theo Lân, việc phát biểu ý kiến trên lớp không chỉ giúp học sinh chủ động trong tiếp nhận kiến thức mà còn là giải pháp giúp... tỉnh ngủ hữu hiệu đồng thời tạo nguồn động viên cho thầy cô giảng bài say sưa, nhiệt huyết hơn.
Đây cũng là ý kiến của em Nguyễn Minh Ánh, học sinh lớp 11A5, Trường THPT Nguyễn Siêu, quận Cầu Giấy. Theo Ánh, việc nghe giảng trên lớp có vai trò quan trọng nhưng nếu không tự học ở nhà thì không thể hiểu sâu nội dung.
Học nhóm cũng là một trong những kỹ năng được rất nhiều bạn quan tâm. Với Ánh, học nhóm là cách để được nghe giảng bài thêm một lần nữa, nhưng không phải từ thầy cô mà từ bạn bè. Còn với Nguyễn Kim Lân, học nhóm là cách hiệu quả để chống... buồn ngủ, cũng là cơ hội để bổ sung kiến thức từ bạn học.
Không chỉ đề cao việc tự học, học nhóm, nhiều kinh nghiệm học tập khác cũng được các em chia sẻ như việc xác định mục tiêu, lên kế hoạch học tập, sự kiên trì học hỏi hay một thái độ học tập tích cực.
Theo Nguyễn Thị Hải, học sinh Trường THPT Chương Mỹ A, huyện Chương Mỹ, diễn đàn thực sự đã đem lại cho em nhiều kinh nghiệm bổ ích trong học tập.
Còn với Hoa, học sinh Trường THPT Việt Đức thì dù không tham gia phát biểu ý kiến và những điều các bạn đưa ra không hẳn mới, nhưng đến đây và nghe các bạn nói, em cũng thấy cần phải nhìn lại mình, tạo động lực để em học tập hiệu quả hơn.
Theo dân trí
Hơn 1.000 sinh viên nhận học bổng tiếng Anh PETRONAS Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia, PETRONAS, ngày 27/11 đã tổ chức Lễ bế giảng chương trình học bổng tiếng Anh PETRONAS năm 2010. Các sinh viên nhận học bổng tại lễ bế giảng. Học bổng tiếng Anh của PETRONAS được thiết kế với mục đích cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp trong thương mại của sinh viên năm...