Teen ‘lao đao’ vì … ‘vở sạch chữ đẹp’
Trình bày vở viết một cách khoa học sẽ giúp teen học ổn hơn. Nhưng những quyển vở quá cầu kì, trau chuốt về hình thức lại chỉ khiến teen mất thời gian vô ích và chẳng được gì ngoài một con điểm màu mè!
Học THPT… vẫn chấm “vở sạch chữ đẹp”
Tưởng rằng việc chấm điểm “vở sạch chữ đẹp” đã kết thúc khi teen chia tay lớp tiểu học. Thế nhưng ở một số trường THPT, nhiều thầy cô vẫn sẵn sàng dành hẳn một cột điểm cho mục này. Cũng vì cột điểm “quý hóa” đó mà Nhung (THPT X.M) luôn phải mượn vở bạn bên cạnh chép bài vì cô nàng lúc nào cũng bận… nắn nót. Hỏi đến chuyện “vở sạch, chữ đẹp”, Nhung than trời: “Lúc đầu tớ cũng chọn cách chăm chú nghe giảng rồi chép lại theo cách tóm tắt riêng của mình. Nhưng khi kiểm tra vở, cô giáo chỉ cho tớ có 4 điểm cùng với lời phê “không trình bày theo hướng dẫn”. Thế là tớ phải thức cả tuần để mượn vở bạn chép lại từ đầu. Sau lần đó cạch luôn, chậm mà chắc, chứ chép lại nữa chắc gẫy tay”.
Nhiều teen kỳ công để chép bài thật đẹp
Thanh (THPT K.B) thì cao tay hơn, cứ mỗi lần tới đợt chấm điểm vở là anh chàng ngồi rung đùi sung sướng vì gỡ được điểm xấu. Chẳng là cậu bạn có nhiều bạn bè ở lớp khác, nên chỉ việc chạy sang lớp cùng cô giáo để mượn vở đẹp của một bạn nào đó, thay vỏ bọc và nhãn vở là lĩnh ngay điểm 10 ngon ơ, chẳng cần mất nhiều công sức. Những hôm giáo viên chấm vở bỗng trở thành ngày hội cực kì nhộn nhịp, teen khác lớp tha hồ trổ tài ngoại giao để mượn vở “săn” điểm đẹp.
Vở sạch chữ đẹp – Kiểm tra vẫn “xơi trứng“
Video đang HOT
Thầy chủ nhiệm lớp của Hà (THPT B.M) là người coi trọng hình thức trình bày. Mỗi giờ học, thầy đều lưu ý học sinh viết tựa bài, đề mục, cách gạch chân, ghi chép bài phải theo ý thầy, không được sai một ly. Thầy sẵn sàng bỏ ra cả nửa tiết học để chờ học sinh hoàn tất việc trình bày rườm rà đó. Những bài giảng vội vàng trong thời gian ít ỏi còn lại chẳng đủ để học sinh có thể tiếp thu hết nội dung, khiến học sinh trong lớp chẳng biết gì hơn ngoài những chữ in hoa, những chỗ mực xanh, mực đỏ. Thế mới có những tình huống dở khóc dở cười như Thanh (THPT B.M): vừa nhận được điểm 10 chấm vở, được thầy hết lời khen ngợi vì quyển vở đẹp đẽ của mình, Thanh lãnh ngay “trứng ngỗng” vì tội “quên” học bài cũ. Thầy đâu biết rằng, vì mải “nắn chữ”, Thanh nghe giảng lõm bõm, về nhà lại “bận” chăm chút vở đẹp nên lơ là không ôn bài kỹ càng.
Bạn bè của Quyên (THPT G.N) đều ồ lên khi thấy một rừng màu sắc sặc sỡ cùng các kiểu chữ quý hiếm uốn lượn trên vở của cô bạn. Những điểm nhấn của bài giúp “khắc sâu” kiến thức được Quyên “chăm chút” cẩn thận. Nhắc tới bài thơ “Sóng” chẳng hạn, Quyên có thể kể vanh vách bài có bao nhiêu mục, bao nhiêu phần bởi những con sóng lăn tăn, màu mè trong vở. Nhưng hỏi về nội dung bài học hay đơn giản là học thuộc bài thơ, Quyên lại lúng túng rồi “ngậm tăm”!
Vở được xem là thư viện thu nhỏ tích trữ kiến thức mà teen đã dày công gom góp từ những bài giảng của thầy cô. Vở sạch đẹp, trình bày khoa học giúp bạn hệ thống kiến thức, ôn tập dễ dàng hơn và học tốt hơn. Vậy nên, đa số thầy cô cũng khuyến khích học trò ghi chép khoa học, dễ ôn luyện chứ không quá nặng về hình thức. Teen cũng đừng vì muốn viết thật đẹp, trình bày vở thật công phu mà chểnh mảng nghe giảng, học bài nhé! Hãy tự mình sáng tạo những cuốn vở thông minh giúp bạn học tốt lên từng ngày.
Theo Tiin
Cô bé không tay viết chữ đẹp
Cô bé đã sử dụng đôi chân rất thành thạo để sinh hoạt hàng ngày, đánh máy tính và đặc biệt là viết chữ rất đẹp.
Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay. Cái khó ấy lại ập vào một cô gái nhà nghèo ở vùng quê heo hút - thôn 9 Đoàn Kết, xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) thì nỗi đau, bất hạnh càng nhân lên. Bao giọt nước mắt của Thắm, của gia đình, của người đời xót thương em đã chảy.
Không chấp nhận nỗi đau, Lê Thị Thắm đã vươn lên hòa nhập với các bạn cùng trang lứa, làm nên những điều kỳ diệu, phi thường. Chỉ bằng đôi chân, Thắm đã tập luyện, viết được chữ, soạn thảo thành thạo văn bản trên máy vi tính, chải tóc, nhặt được rau cho mẹ và nhiều công việc trong sinh hoạt thường ngày.
Cất tiếng khóc chào đời không may mắn như bao đứa trẻ khác, Lê Thị Thắm không có cả hai cánh tay do di chứng chất độc da cam truyền từ đời trước.
Đặc biệt, em đã nhiều lần được nhà trường chọn đi thi giải học sinh viết chữ đẹp và đạt giải... cùng với đó là nhiều bằng khen, giấy khen và nhiều giải thưởng khác.
15 tuổi, cũng chừng ấy thời gian mà cô bé gầy gò, nhỏ thó này vươn lên chiến thắng nỗi đau, số phận bằng nghị lực phi thường.
Theo Khám phá
Lên đại học có cần chép bài? Nhiều sinh viên đi học chỉ dùng 1 quyển vở cho tất cả các môn, thậm chí họ đến trường chỉ để nghe giảng chứ không hề ghi chép bất kì thông tin nào. Liệu đó có phải là cách học tích cực? Trở thành sinh viên, việc học luôn dựa trên sự tự giác và khả năng tư duy của mỗi người....