Teen hiện đang “ngoảnh mặt” với các trường dạy nghề
Cuộc chạy đua vào các trường ĐH, CĐ năm 2010 đang bước vào “vòng 3″ (xét tuyển nguyện vọng 3) – hồi kết nghẹt thở cho những suất học cuối cùng.
“Sống – chết” phải cố thi vào đại học
Có một thực tế tồn tại trong nhận thức các phụ huynh, đó là sự kỳ vọng con mình trở thành những người có địa vị trong xã hội, mục tiêu hướng đến đó là phải học để làm “thầy”, chứ không làm “thợ”, nghĩa là con đường duy nhất là phải vào đại học. Chính tư tưởng đó khiến nhiều bạn học sinh không được theo đuổi ngành học yêu thích, phù hợp với lực học…
Tâm sự của bạn Nguyễn Huy Hoàng (Hòa Bình) mặc dù đã tốt nghiệp THPT 3 năm nay nhưng vẫn bám “trụ” lại Hà Nội nhằm thực hiện quyết tâm thi đỗ ĐH. Hoàng cho biết, bố mẹ mong muốn bạn ấy có được tấm bằng kinh tế ở một trường ĐH công lập. Tuy nhiên, học lực của mình lại chưa đủ để thi đỗ ở các trường khối kinh tế lấy điểm rất cao. Mấy năm thi trượt rồi, năm nay chỉ được 10,5 điểm khối A, Hoàng không dám về nhà, sợ đối mặt với ánh mắt thất vọng của bố mẹ. Lấy lý do là đang trong quá trình chờ phúc khảo, mình “trốn”ở Hà Nội.
Hoàng cho biết thêm: “Mình không thích thi ngành Kinh tế chút nào. Ngay từ khi mới tốt nghiệp phổ thông, Hoàng đã xin bố mẹ cho học sửa chữa điện tử ở một trường nào đó, không nhất thiết cứ phải là ĐH. Nhưng, bố mẹ quyết liệt phản đối, cho rằng nếu học trung cấp, cao đẳng thì suốt đời làm “thợ” không “ngóc cổ” lên được với thiên hạ, đồng thời ra mệnh lệnh: Phải thi ĐH cho đến khi nào đỗ mới thôi”.
Video đang HOT
Phạm Lan Anh (Quảng Bình) năm nay thi ĐH lần thứ 2, cả năm vừa rồi bố mẹ bắt Lan Anh chỉ việc ôn tập, không phải làm việc nhà. Lan Anh tâm sự, năm nay mình thi ĐH Luật, đề thi ĐH khó hơn năm ngoái, lại trượt. Mình cũng đã tính nộp đơn vào trường cao đẳng, trung cấp nào đó, nhưng bố mẹ không đồng ý, vả lại em cũng không muốn học trường nghề bởi con gái không phù hợp cho lắm”.
Đã 4 năm nay, Trần Đức Duy (Thanh Hóa) luôn phải “đeo mác” sinh viên ĐH, thực ra Duy chỉ là học sinh “lớp 13″. Đã 4 năm nay, Duy làm phục vụ quán bia, nhà hàng tại Hà Nội để tự trang trải cuộc sống và có tiền đóng học luyện thi ĐH “lớp 13″. Duy cho biết: “Mình phải thi bằng được vào ĐH, bởi mấy năm trước vì quá kỳ vọng và tự tin vào mình nên bố mẹ đã trót “khoe” với làng xóm rằng em đỗ đại học. Giờ mọi người biết thì chưa biết ăn nói thế nào. Thương bố mẹ vất vả nên Duy phải đi làm thêm, thời gian dành cho việc học quá ít, nên 4 năm rồi không đỗ ĐH”.
Sức hút trường nghề còn kém
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội: Hiện nay, chất lượng đào tạo của các trường TCCN, trường dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội… dẫn đến tình trạng tâm lý phụ huynh, học sinh không mấy mặn mà với các trường này. Lâu nay, xã hội hình thành nếp suy nghĩ, nói đến học trung cấp là khó cho xin việc, lao động chân tay…
Bên cạnh đó, phụ huynh theo xu thế chuộng bằng cấp, ưu tiên hàng đầu đặt ra cho con cái là phải là học ĐH, học trung cấp xem ra chỉ là bất đắc dĩ. Nhiều gia đình tìm mọi cách nếu con không vào được ĐH công lập thì vào ĐH dân lập, thậm thí là ĐH quốc tế chấp nhận học phí cao nhưng đầu vào lại dễ…
TS Lâm cho biết thêm: “Tại các trường phổ thông hiện nay chưa làm tốt công tác hướng nghiệp, chưa trú trọng đến phát hiện năng lực, sở trường của các em để tư vấn, gợi ý các em theo xu thế phát triển của xã hội, nhưng vẫn phù hợp với sở thích và năng lực của các em. Phần lớn các em chọn trường, chọn nghề theo gia đình và bạn bè, chứ ít các em có được bản lĩnh để tự quyết định được ngành nghề cho tương lai của mình”.
Một yếu tố nữa khiến cho nhiều trường ĐH, CĐ có tỷ lệ “chọi” rất cao, còn các trường TCCN lại tuyển không đủ chỉ tiêu đó là do vài năm gần đây, chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ liên tục tăng. Riêng năm 2010, chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ khoảng 570.000, tăng 10% so với năm 2009; chỉ tiêu năm 2009 cũng tăng 12% so với năm 2008. Định hướng nghề, tư vấn tuyển sinh chủ yếu là giới thiệu học sinh vào các trường ĐH chứ chưa có định hướng cho các em chọn trường nghề.
Theo Gia đình
Nhiều trường thiếu chỉ tiêu NV2 trầm trọng
17h ngày 10/9 là hết hạn xét tuyển chỉ tiêu NV2, nhưng nhiều trường vẫn thiếu chỉ tiêu trầm trọng.
ĐH Hà Hoa Tiên có 400 chỉ tiêu ĐH và 200 CĐ, nhưng chỉ nhận được 45 hồ sơ đăng ký. Một thành viên trong ban tuyển sinh cho biết nhà trường sẽ xét tuyển 554 chỉ tiêu NV3 cho hai hệ ĐH và CĐ, trong đó ĐH là 363 chỉ tiêu.
ĐH Đông Đô chưa bóc hồ sơ chuyển đến, nhưng ông Phạm Khắc Quyền, Trưởng phòng Hành chính đối ngoại dự kiến trường xét tuyển khoảng 600 chỉ tiêu NV3 khối A, B, C, D.
ĐH Nguyễn Trãi nhận được 200 trên 400 hồ sơ hệ ĐH. Ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kinh tế thiếu rất nhiều. Trường sẽ tuyển 200 chỉ tiêu NV3.
ĐH Sao Đỏ nhận được 800 hồ sơ, còn thiếu 2.400. Đại học Phương Đông tuyển khoảng 200 chỉ tiêu NV3 cho ngành Điện, Cơ điện, Công nghệ sinh học, Công nghệ môi trường, tiếng Anh, Trung, Nhật, hệ CĐ là 100 chỉ tiêu cho ngành Tin học, Du lịch, Kế toán.
Ông Nguyễn Hữu Kiều, Trưởng phòng đào tạo ĐH DL Lương Thế Vinh, cho biết trường tuyển được 500 trên 1.500 chỉ tiêu. Khối ngành kinh tế - xây dựng nhận được hơn 300 hồ sơ, còn lại là Nông-lâm-ngư nghiệp. Trường sẽ chuyển hồ sơ ở ngành nhiều xuống các ngành ít và sẽ có 1.300 chỉ tiêu NV3 cho tất cả các ngành. Hôm qua, ĐH Văn Hiến cũng đã công bố điểm chuẩn NV2 và thông báo xét tuyển NV3. Tất cả các ngành (hệ ĐH) như: CNTT, Kinh tế... có điểm chuẩn đều bằng điểm sàn. Các ngành thuộc hệ CĐ có điểm chuẩn từ 11-12 điểm. Trường xét tuyển 750 chi tiêu NV3 cho các ngành hệ ĐH và 200 chỉ tiêu NV3 các ngành hệ CĐ.
Các trường CĐ cũng trong tình trạng thiếu chỉ tiêu trầm trọng. Ông Trần Văn Dư, Hiệu phó CĐ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Bắc Bộ, cho biết trường nhận được 152 hồ sơ trên 400 chỉ tiêu. Trường CĐ Nông lâm tuyển 400 chỉ tiêu NV2 nhưng hiện tại có hơn 100 hồ sơ. CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội có 1.300 hồ sơ trên 2.000 chỉ tiêu, nên sẽ tuyển 1.000 - 1.300 chỉ tiêu NV3.
Theo Đất Việt
Teen bị loạn với giấy báo nhập học Dù đang hồi hộp chờ kết quả NV2 nhưng nhiều teen lại đang quáng quàng, nhộn nhạo với đủ các loại giấy báo nhập học. Thậm chí có nhiều trường, các sĩ tử chưa một lần nghe danh, thế mà giấy trúng tuyển lại được gửi về tận nhà. Không thi cũng trúng tuyển Nhiều ngày qua, hàng loạt giấy mời nhập học,...