Teen hãy tạo không gian học cho riêng mình
Bất cứ làm một việc gì chúng ta đều cần đến một không gian phù hợp, yếu tố ngoại cảnh là một phần tác động đến tinh thần học của chúng ta. Vì thế, việc lựa chọn cho mình một chỗ hợp lý để học rất quan trọng.
Góc học tập là một phần thiết yếu trong quá trình học của teen. Việc cân nhắc và đặt vào vị trí thích hợp sẽ giúp teen thoải mái hơn trong việc học.
Teen cần chọn một chỗ học thật tốt, nơi có đầy đủ ánh sáng, thoáng mát. Nếu nhà teen nào có cửa sổ thông ra vườn thì hãy đặt bàn học ở vị trí ấy. Đó sẽ là một nơi lý tưởng để teen học, chẳng hạn lúc nào học mà cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi thì bạn có thể nhìn ra vườn, không gian thoáng đãng ấy sẽ giúp teen phần nào dễ chịu hơn.
Còn với phòng nào mà không có cửa sổ thì teen nên đặt bàn học của mình ở vị trí thuận tiện nhất, yên tĩnh nhất.
K. Loan chia sẻ: “Mình đã năn nỉ ba mình cắt một khung cửa sổ thông ra vườn để mình đặt bàn học vào đó. Cứ mỗi lần mệt mỏi là mình nhìn ra vườn, không khí thoáng đãng, gió mát làm mình tỉnh cả người. Mình thấy để làm tốt một việc gì đó thì cần phải có một không gian thích hợp”.
Bàn học thì nên đặt gần giá sách để tiện cho việc di chuyển, hơn nữa lại tạo cảm giác giống như thư viện làm mình tập trung hơn. Trên bàn bạn nên đặt vài cuốn sách, có thể trang trí thêm một lọ hoa để tăng thêm tính thẩm mĩ. Teen không nên dùng ánh sáng của đèn típ trên cao mà cần phải có một cây đèn bàn để cung cấp đủ ánh sáng.
Video đang HOT
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Những nơi học khác
Ngoài bàn học cố định của mình teen còn có thể chọn cho mình nhiều chỗ học thích hợp mà lại yên tĩnh như: thư viện, một góc vườn, sân thượng…. Vào những buổi chiều nơi đó sẽ thoáng mát rất tiện cho việc học.
Thay đổi môi trường học sẽ tạo ra nguồn cảm hứng mới cho teen, thay đổi bầu không khí học giúp teen bớt căng thẳng. Nơi thoáng mát như vườn hay trên sân thượng sẽ giúp đầu óc dễ tiếp thu hơn là ngồi gò bó trong một góc học tập trong nhà. Teen nên chọn thời điểm học vào buổi chiều để tránh ánh nắng gắt.
Còn ở những nơi như thư viện, chùa thì teen nên giữ im lặng. Nếu như học tại thư viện thì hiệu quả sẽ cao hơn vì hơn đó có nhiều người học chung sẽ tạo sự hứng thú cho mình.
H. Hạnh bật mí: “Việc chọn cho mình một chỗ học thích hợp là một điều rất cần thiết, ngoài góc học tập của mình thì mình thường đóng quân ở thư viện. Nơi đó có nhiều người chăm chú học bài làm mình cũng muốn học chung với họ luôn.”
Muốn học tập tốt thì ngoài việc tạo cho mình một không gian thích hợp thì teen phải có ý thức và thái độ nghiêm chỉnh trong việc tự giác học. Nếu thấy chán khung cảnh nơi bàn học thì teen hãy chủ động tìm cho mình một chỗ khác để thay đổi môi trường học.
Theo PLXH
Làm sao để lấy lại tinh thần học?
Một tiết học thành công là có sự kết hợp giữa giáo viên và học sinh. Nếu giáo viên không gây được hứng thú trong bài giảng của mình thì khả năng tiếp thu bài của học sinh sẽ rất kém...Vậy làm sao để khắc phục tình trạng đó đây?
Khi chúng ta thích học và dự định đầu tư vào môn nào đó thì chắc chắn môn đó sẽ luôn đem lại niềm đam mê và hứng thú. Chính thầy cô bộ môn là người dẫn dắt chúng ta vào những tiết học thú vị mà ta yêu thích. Nhưng có nhiều teen 12 không được may mắn khi môn mình thích lại bị một giáo viên dạy rất khô khan và nhàm chán. Dần dần, nhiều teen cảm thấy chán nản khi phải học những tiết học như thế...
Những tiết học khô khan
Như chúng ta đều biết, những môn trọng tâm mà ta quyết định thi Đại học thường được teen 12 đầu tư rất kĩ. Hằng ngày ngoài những giờ học thêm teen còn phải hoàn thành vô số bài tập. Vì thế mà teen rất cần những tiết học sôi nổi, vui vẻ để tiếp thu và nhớ bài hơn.
Minh (teen 12): "Hầu hết thời gian biểu của tớ là đi học thêm và làm bài tập. Tuy mang tiếng là đi học thêm nhưng tớ vẫn chưa nắm chắc được kiến thức trong SGK, tớ hy vọng những giờ học trên lớp sẽ giúp tớ hiểu bài hơn. Ngay khi vào năm học tớ rất mong được thầy Thành dạy Anh văn nhưng cô Tuyết lại dạy tớ. Ban đầu tớ nghĩ ai dạy cũng được nhưng cô càng dạy tớ bị hổng kiến thức nhiều. Mỗi giờ học tớ đều lấy bài tập ra làm. Tớ không hứng thú với tiết học của cô, các bạn trong lớp cũng vậy nên chỉ lắng nghe mà không phải biểu gì hết. Thành ra cô giảng bài bọn tớ chép và làm bài cô đưa ra thôi."
Tâm lý của M cũng giống như nhiều bạn khác, người ta nói rằng teen 12 rất chú trọng đến thầy cô dạy của mình. Qua cách giảng dạy teen mình sẽ biết được người nào sẽ giúp mình có kiến thức và có cơ hội đậu Tốt nghiệp. Trường hợp của M cũng không hiếm trong học đường, nhiều bạn như M đã tìm cách lấy lại niềm đam mê cho chính mình.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Lỗi tại ai ?
Nhiều teen cho rằng việc mình không hiểu bài hoàn toàn là lỗi của thầy cô dạy không hay. Nhưng thực tế mà nói thì lỗi đó ở cả 2 bên: giáo viên và học sinh. Nếu như thầy cô đã cô hết sức dạy cho chúng ta hiểu mà chúng ta lại ồn ào gây mất trật tự thì làm sao thầy cô có thể giảng dạy cho tốt được? Nếu chúng ta chăm chú nghe giảng cộng với kiến thức đã nắm từ trước từ việc học thêm và tham khảo sách ở nhà chắc chắn bài học sẽ đem lại hiệu quả cao.
Một tiết học thật sự là thành công là có sự phối hợp từ 2 phía. Đối với những teen 12 khi phải đối diện với những kì thi quan trọng thì rất quan tâm đến chất lượng giảng dạy và bài học. Chính vì thế mà teen chúng ta cần có những hành động và phương pháp đúng đắn hơn trong việc học tập. Mọi việc đều được nhận thức từ 2 bên, có như thế chúng ta mới có tinh thần trong mỗi tiết học
Lấy tinh thần lại nào...
Một yếu tố quyết định và có ảnh hưởng rất nhiều đến teen 12 mà nhiều bạn không để ý chính là ý thức tự giác và tinh thần cao trong mỗi môn học của mình. Ngoài những giờ học chính trên lớp và những giờ học thêm teen nên tích cực làm bài tập để cũng cố kiến thức. Đặc biệt với những môn nào mà mình cho là quan trọng và thật sự thích nó thì nên chú trọng hơn
Kiều Ly (teen 12): "Ban đầu tớ rất chán khi biết mình phải học một cô giáo dạy Văn dạy hơi khó hiểu, nhưng sau đó tớ đã tự tìm cách cải thiện. Tớ sẽ chia sẻ bí quyết với các bạn hy vọng nhưng điều tớ nói thật sự có ích."
- Soạn trước những bài văn học ở nhà, cố gắng tham khảo và đọc sách trước như bài Sóng của Xuân Quỳnh tớ đã cất công đọc sách và tài liệu và Xuân Quỳnh và Sóng suốt 2 tiếng đồng hồ. Tớ đã thẩm thấu được bài học trước khi được học đấy
-Tích cực tham gia phát biểu bài. Đây là một trong những yếu tố làm tiết học trở nên sôi nổi và náo nhiệt. Thầy cô sẽ rất vui nếu chúng ta phát biểu xây dựng bài và sẽ hăng say khi giảng bài hơn
- Họp nhóm, những ý kiến của riêng mình sẽ được đem ra bàn luận và sau đó nếu có thắc mắc chúng ta sẽ nhờ cô giảng.
Bất cứ môn học nào cũng đều có những nét riêng và sức hút riêng của nó. Nếu chúng ta thật sự có niềm đam mê và sự ham thích học hỏi về môn đó thì dù thầy cô có dạy như thế nào thì nó vẫn đem lại cho chúng ta những điều thú vị mới.