Teen đang “mua bán kiến thức” của mình?
Nhiều teen có quan niệm rằng “có qua thì mới có lại” trao đổi một cách công bằng. Điều này gây khó chịu với nhiều người xung quanh, đồng thời đây cũng là rào chắn tình bạn giữa mọi người với nhau…
Cộng đồng teen chúng ta đang có những thói quen rất “thực dụng”. Đặc biệt trong việc học tập thì thói quen này lại càng thịnh hành mạnh mẽ. Nhiều teen có quan niệm rằng “có qua thì mới có lại” trao đổi một cách công bằng. Điều này gây khó chịu với nhiều người xung quanh, đồng thời đây cũng là rào chắn tình bạn giữa mọi người với nhau.
Thói quen này có lẽ đã được nhiều teen áp dụng, trước đây số lượng teen có thói quen này rất ít nhưng dạo gần đây trong một số lớp học lại coi đây như một phong trào và đang lây lan một cách nhanh chóng. Vì một lí do nào đó nhiều bạn coi đây như là một hình thức mua bán “kiến thức” với nhau.
Video đang HOT
Không hiểu tự bao giờ thói quen này ngày càng được nhiều teen thích thú đến vậy. Tất cả mọi thứ trong tầm tay của teen đều được “quy ra thóc” . Dù ít hay nhiều thì những thứ như bài tập ở nhà, bút, thước…. đều được teen đem ra trao đổi với nhau một cách công bằng, thậm chí có thể là mua bán, là cầm đồ.
Một trường hợp cho thấy teen chúng ta trở nên rất ích kỉ, đó là trường hợp của Tuấn (teen 11) là một học sinh giỏi của lớp nhưng hầu như bạn rất ít khi tình nguyện giảng bài cho những bạn học sinh kém. T chỉ thích trao đổi bài vở với các bạn học giỏi bằng mình, nếu như một bạn trong lớp muốn T hướng dẫn một bài hóa nào đó thì người bạn đó phải bày lại cho T một môn nào đó. T nói rằng: “Tớ sợ nếu tớ bày cho nó thì nó sẽ học giỏi hơn tớ, nhưng tớ cũng không muốn mọi người gọi tớ chảnh nên tốt nhất là tớ bày cho bạn ấy môn này thì bạn ấy bày lại tớ môn khác, có như thế tớ mới học giỏi đều được”. Đó là một lời tâm sự rất thật lòng của một số teen học giỏi.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Nhiều bạn cũng tương tự như trường hợp của T, nếu một bạn chưa làm bài tập toán thì khi mượn bài tập toán của bạn khác thì phải cho bạn ấy mượn lại một thứ gì đó của mình. Cứ tầm vào đầu giờ thì nhiều lớp học trở nên rất xôn xao và năng động vì hầu hết các bạn đang lăng xăng trao đổi đồ của mình, trông nhốn nháo như một cái chợ vậy. Người này mượn cái này, người kia mượn cái kia, chẳng phút chốc cái lớp học trở thành một thương trường buôn bán của teen. Thậm chí thói quen trao đổi này không chỉ dừng lại ở mức như thế này, nhiều bạn còn sành điệu bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tâm (teen 11) một chuyên gia trong nghề có một kiểu trao đổi rất thực dụng. Đó là trao đổi bằng tiền kiểu như cho thuê. Tâm có một quy định rất chặt chẽ chẳng hạn như: mượn sách, vở bài tập, máy tính ….. đều được quy ra tiền từ 1k-5k, thế là trung bình khoảng một buổi học cô bạn có thể kiếm được khoảng 20k. Sau mỗi phi vụ Tâm hả hê ngồi đếm thành quả mình có được mặc cho tiếng chỉ trích từ bạn bè.
Thói quen này được phát huy cực kì tối đa trong các bài kiểm tra, có rất nhiều hình thức trao đổi với nhau. Một số teen thì trao đổi theo kiểu “mi làm được bài 1 rồi hả bày ta đi rồi ta bày lại cho mi bài 2″ đây là một trong số kiểu trao đổi được khá nhiều teen sử dụng nhất. Nhiều teen tỏ ra thích thú với phong trào “quái dị” này. Nhiều bạn cố gắng chăm chỉ hoàn thành các bài tập ở nhà rồi lên trường lấy ra làm vật trao đổi với nhau.
Hậu quả
Teen chỉ biết cắm đầu vào kiểu trao đổi rất hiện đại này mà không để ý đến những hậu quả rất nhiêm trọng do nó gây ra. Nhiều teen chủ quan cho rằng: “Kiểu trao đổi này rất thú vị, dồng thời lại đem lợi về cho mình thì tại sao mình lại không áp dụng?” – Linh (teen 11) đã vô tư nói như thế. Nhưng ngẫm lại, kiểu trao đổi này có ích cho việc học tập thì ít mà vụ lợi thì nhiều.
Thực thế cho thấy sau một thời gian hưởng ứng phong trào này nhiều bạn đã tập cho mình thói quen trao đổi công bằng như thế, điều này đã làm tình bạn thêm sức mẻ, hầu như những bạn như Tâm đều bị các bạn cũng lớp xa lánh, càng ngày việc trao đổi của Tâm với các bạn diễn ra càng mạnh mẽ nhưng bên cạnh đó các bạn không chơi với Tâm nữa vì cho rằng Tâm là một người quá thực dụng, mọi thứ đều quy ra tiền. Dù đó là đồng tiền mình làm ra những làm kiểu như thế thì khó nào chấp nhận được.
Trường hợp như Tuấn cũng vậy, khoảng cách giữa Tuấn với bạn bè trong lớp ngày càng xa, ra chơi Tuấn chỉ ngồi một mình không có ai chuyện trò, chỉ khi nào cần thì mới trao đổi, còn không thì Tuấn hầu như cách biệt với mọi người, chẳng còn thân thiết đoàn kết như lúc trước nữa.
Với cách trao đổi như thế này của teen thì không bao lâu teen sẽ lười học bài, chỉ cần làm một môn rồi lên trường mượn các bạn, làm cho khả năng tư duy sáng tạo của teen hạn chế, teen sẽ ý lại dẫn đến kết quả ngày càng sa sút. Đồng thời điều này cũng làm cho tinh thần đoàn kết giảm sút, hình thành các bè phái trong lớp. Điều này thật không tốt chút nào…
Trao đổi bài vở trong học tập theo phương cách cùng nhau tiến bộ là tốt nhưng không nên lạm dụng điều này mà “kinh tế hóa”, làm ảnh hưởng xấu đến tập thể lớp và kết quả học tập của bản thân mình. Phải biết đâu là cái đúng cái sai để mà có những hành động thích hợp nhất. Khi ta cho đi một cái ta sẽ nhận lại gấp 10 lần cái đã cho, chính vì vậy các bạn không nên trao đổi kiểu “có qua có lại” như thế!