Teen cả nước thi đại học đợt 2 trong thời tiết mát mẻ
Hà Nội:
Sáng nay, 9/7/2010, kì thi ĐH đợt 2 đã diễn ra trên cả nước. Thời tiết Hà Nội sớm nay đặc biệt mát mẻ, các sĩ tử chắc chắn đi thi sẽ dễ chịu hơn rất nhiều so với kì thi ĐH đợt 1. Có mặt tại điểm thi ĐH Ngoại Giao nằm trên phố Chùa Láng, cảnh tượng đầu tiên chúng tôi ghi nhận được là những hàng xe dài đi ngay ngắn theo hàng. Các bạn sinh viên tình nguyện của ĐH Ngoại Giao đã nhiệt tình tham gia phân luồng, giải tỏa ách tắc giao thông.
Tuyến phố Chùa Láng tuy nhỏ, lại tập trung 2 trường đại học lớn là Ngoại Giao và Ngoại Thương
nhưng hiện tượng ách tắc hầu như không có
Phía bên ngoài học viện ngoại giao, cha mẹ đưa con đi thi đều nán lại chưa muốn về.
Không khí mát mẻ, trời nắng nhẹ, sĩ tử bớt được một phần gánh nặng thời tiết.
Một thí sinh được người nhà đưa đến
Số thí sinh tham gia thi chỉ ở mức vừa phải, tình nguyện viên cũng đỡ được một phần mệt mỏi
Tình nguyện viên tham gia phân luồng
Thí sinh đến muộn thì rất vội vàng
Còn thí sinh đến sớm có thể ngồi xem lại sách vở với bạn bè
Khác với một số điểm thi khác, ĐH Ngoại Giao có chỗ để đồ và gửi đồ cho toàn bộ thí sinh trong nhà
Khi phần lớn sĩ tử đã bước vào phòng thi, tình nguyện viên thu dây phân luồng
Một phụ huynh khá lo lắng, đứng ngoài nhìn theo con
Video đang HOT
Hồ Chí Minh:
Ngày thi đầu tiên của đợt II kỳ thi tuyển sinh ĐH 2010 đã bắt đầu. Các thí sinh vẫn lo lắng, áp lực là điều không thể tránh. Tuy nhiên, vào sáng nay (09/07) rất nhiều bạn tại trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên có tình trạng không muốn vào phòng thi quá sớm, sợ áp lực căng thẳng. Thay vì các thí sinh sẽ vào phòng ngồi đợi, thì các bạn ấy lại ngồi ở trước cổng trường cùng với phụ huynh để ôn bài.
Trò chuyện với bạn Vũ Qua Minh Cường hiện đang học trường Bùi Thị Xuân cho biết: “Ở đợt thi khối A lần trước, mình thấy vào phòng thi quá sớm vừa không thể ôn bài lại còn khiến áp lực tâm lý tăng nhiều hơn, nên lần này mình ngồi ở ngoài thì có thể ôn được thêm một tý”. Các bạn thí sinh ở đây có khi ngồi ôn đến tận 6h50 mới chịu lò tò bước vào phòng. Theo ý kiến của các bác phụ huynh khác thì “nên vào phòng sớm nghe giám thị phổ biến, chứ đi trễ thì lại thấy áp lực nhiều hơn”- ý kiến của bác Tuấn ở Lâm Đồng.
Dù vậy thì môn đầu tiên của ngày thi đợt II cũng bắt đầu. Hy vọng các sĩ tử của chúng ta có thể hoàn thành tốt bài thi của mình một cách bình tĩnh nhất nhá.
Bạn ấy đến từ hồi 6h, nhưng mãi đến hơn 6h30 mà vẫn chưa chịu vào phòng.
Tranh thủ ôn bài thôi.
Một phút suy tư cho một bài giải khó.
Các phụ huynh thì ngồi đợi sĩ tử.
Giáo viên, và sinh viên đứng kiểm tra giấy báo thi trước khi cho thí sinh vào trường.
Đến trễ và bị thúc giục vào trường thật nhanh.
Lại một sĩ tử quên mang “vũ khí”, nhưng thật xui là không được phép ra ngoài đâu.
Lo lắng…
Gọi điện về cho gia đình rằng “em ấy đã vào phòng thi rồi”.
Người thì lo, người thì mệt.
Theo PLXH
Học và ôn để kiểm tra
Mỗi khi cô giáo thông báo chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết là chúng ta "toát mồ hôi" hột. Sắp kiểm tra rồi, biết học cái gì trước? Cuống quá đi mất! Bạn hãy bình tĩnh nhé! Chúng tớ sẽ gợi ý cách học tốt nhất để có thể tự tin "đối mặt" các bài kiểm tra, từ 15' đến 1 tiết, thi học kì...
Học thật kĩ
Đây là điều bắt buộc! Vì đó là gốc rễ để chúng mình có thể tự tin với mọi bài kiểm tra. Học kĩ nghĩa là trước mỗi đợt kiểm tra hãy :
Hãy ghi chép cẩn thận trong giờ giảng của thầy cô và từ sách giáo khoa.
Ngay sau tiết học hoặc ngay khi về nhà, hãy xem lại những gì bạn đã ghi chép được.
Xem qua lại bài trước buổi học sau.
Định ra một khoảng thời gian dài hơn vào cuối tuần để ôn lại thật kĩ.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ôn thật kĩ
Trước mỗi kì kiểm tra các bạn đều được thông báo trước, hoặc có thể "thăm dò" trước tình hình (đối với các bài 15'). Nói chung là thông tin kiểu gì cũng sẽ rò rỉ từ lớp này sang lớp khác. Thế nên, chuẩn bị tinh thần trước đi là vừa nhé! Ôn trước đi nào:
Ghi chép cẩn thận và chi tiết những gì thầy cô dặn về những vấn đề sẽ xuất hiện trong bài kiểm tra sắp tới.
Sắp xếp những ghi chép, sách vở và bài tập theo thứ tự những gì sẽ gặp trong bài kiểm tra.
Ước lượng xem bạn cần bao lâu để ôn tập.
Lập một thời gian biểu chỉ ra khoảng thời gian bạn dành để ôn tập và bạn có những tài liệu gì.
Tự kiểm tra mình qua các tài liệu.
Học hết những gì bạn cần trước ngày kiểm tra. Những gì khúc mắc nhớ hỏi mọi người, để tránh tình trạng khi làm bài vào đúng câu mà mình chưa kịp hỏi nhé!
Chú ý đặc biệt đến mọi hướng dẫn về học tập, đó có thể là những tài liệu mà thầy cô phát trước giờ kiểm tra, hoặc ngay từ đầu khóa học! Chẳng hạn như: Những điều chủ chốt, một số chương đặc biệt hoặc một số phần trong một chương ..v.v...
Nhiều lớp đã tranh thủ "cò cưa" tán chuyện thân mật với cô trong giờ để "thu thập" thêm tin tức của bài kiểm tra sắp tới đấy. Nhiều khi hiệu quả lắm nhé! Tuy nhiên cách này không nên áp dụng lâu dài được đâu!
Trước kì kiểm tra, hãy đặc biệt chú ý đến những gì thầy cô giảng.
Đặt ra một loạt những câu hỏi theo bạn có thể gặp trong bài kiểm tra.. Hãy thử coi mình là người ra đề, rồi lại thử xem bạn có thể trả lời những câu hỏi đó không.
Hãy xem lại những bài kiểm tra trước mà thầy cô đã chấm cho bạn để tránh đi lại vết xe đổ đáng tiếc trong các bài đã làm nhé!
Tham khảo từ các bạn học để xem có thể đoán trước điều gì về bài kiểm tra.
Đặc biệt chú ý đến các gợi ý về cái mà thầy cô có thể hỏi đến, chẳng hạn như khi thầy cô:
Nói một điều gì hơn một lần.
Viết lên bảng.
Dừng lại để kiểm tra xem bạn ghi chép đến đâu.
Đặt ra câu hỏi cho cả lớp.
Nói rằng: "cái này sẽ xuất hiện trong bài kiểm tra".
Lập một bản liệt kê những gì cần kiểm tra.
Nắm rõ những vấn đề gì bạn sẽ phải học cho bài kiểm tra - những công thức, những ý chính, những bài viết mà bạn phải làm. Bản liệt kê này sẽ giúp bạn chia nhỏ những thứ bạn cần học thành những phần được sắp xếp, và có thể xoay xở được, như vậy bạn có thể ôn tập một cách toàn diện ngay cả khi bạn không cảm thấy hứng thú với nó.
Tạo những bản tóm tắt và những phần được đánh dấu.
Hãy đánh dấu (xem thêm đánh dấu) những ý quan trọng của bài học và mối liên quan giữa những ý này. Những bản tóm tắt sẽ liệt kê những ý chính theo một hệ thống.
Sự sáng tạo trong cách trình bày cũng góp phần đơn giản hóa quá trình tiếp thu của bạn.
Làm những tấm thẻ giúp trí nhớ
Để có thể nhớ các định nghĩa, công thức, một dãy các dữ liệu, hãy viết tiêu đề vào một mặt của tấm thẻ và nội dụng ở mặt bên kia. Những thẻ nhớ này không chỉ giúp bạn luyện khả năng nhận ra những nội dung quan trọng mà còn giúp bạn có thể nhớ được những kiến thức của mình chỉ từ một vài thứ linh tinh.