Teen 12 và chuyện thi thử Đại học
Không đơn thuần là “thử”
Bắt đầu từ sau học kì một, hầu hết các trường trung học phổ thông đều bắt đầu chuẩn bị những kỳ thi thử đại học cho teen 12. Những đề thi được thầy cô biện soạn theo dạng của đề thi đại học, hình thức thi hệt như thi đại học: Cũng phân chia phòng thi theo họ tên, cũng coi thi chặt như thi thật. Teen có dịp cọ xát, rèn luyện cả kiến thức và tinh thần, chuẩn bị cho kì thi đại học sắp tới.
“Trường mình có truyền thống tổ chức thi thử đại học từ 5- 6 năm nay. Có lo lắng và áp lực một chút trước những kì thi, tuy nhiên mình thực sự rất chờ đợi kết quả sau những kì thi như vậy. Nó giúp mình đánh giá chỗ mình đang đứng, và xem mình còn phải nỗ lực đến đâu nữa”- Duy Thanh, THPT Hai Bà Trưng chia sẻ.
Trường của Thanh thường tổ chức lịch thi thử khoảng 2- 3 tháng một lần. Gần cuối năm học sẽ có một kì thi thử “quyết định”. So sánh điểm số thi thử và thi thật của các anh chị khoá trên qua nhiều năm, các teen 12 trường Thanh vô cùng tin tưởng vào độ “khảo sát” của các kì thi này. Điểm thi chưa cao thì phải cố gắng hơn nữa, điểm thi tàm tạm thì có thể tự tin lựa chọn những trường đại học trong tầm tay.
Vì những kì thi thử như vậy mà ý thức học tập của teen 12 dường như cao lên hẳn. Ôn tập miệt mài chẳng khác nào thi thật. Bước vào phòng thi cũng hồi hộp, lo lắng khó tả… những cảm xúc chẳng mang tính chất “thử” chút nào.
Tất nhiên, thi thử đại học mang đến rất nhiều điều lợi. Teen được tập dượt cho thi đại học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tinh thần học tập của teen hầu như cao hơn hẳn. Thậm chí, trong tâm lý của các bạn còn có chút thi đua sôi nổi. Ai mà chẳng muốn nỗ lực khẳng định mình trong các kì thi này?
Video đang HOT
Hằng, THPT NTT cho biết: “Điểm thi thử Đại Học của chúng mình còn được tính thay thế cho điểm thi học kì hoặc bài kiểm tra hệ số hai. Nghĩa là điểm được tính trực tiếp vào kết quả học tập chính thức. Đã vậy, điểm này còn được đánh giá, xếp số thứ tự và dán ngay trên bản tin trường cho tới kì thi sau… Cho nên, gọi là “thử” nhưng chắc không ai dám học thử!”
Thi thử đại học đã dần quen thân và gắn bó với teen 12 như thế.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Tác dụng phụ
Thật dễ dàng nhìn thấy những ưu điểm của các kì thi thử đại học. Song với teen, cái gì cũng có thể mang đến những “Tác dụng phụ” khó lường.
“Trường tớ hình như lạm dụng thi thử đại học hay sao đó. Trung bình mỗi tháng trường tổ chức thi thử một lần. Dân 12 chúng tớ cứ phải căng mình ra chuẩn bị cho những kì thi như thế. Vừa thi học kì xong lại thi thử đại học. Vừa kiểm tra 45 phút xong lại thi thử đại học. Quay chong chóng với lịch thi dày đặc như thế, bọn tớ dường như bị “đơ” trước kì thi mà hồi đầu ai cũng kì vọng này”- Minh Anh, THPT HHT kể.
Từ tâm lí chán ngán những kì thi thử đã dẫn tới vấn đề chán ngán việc học, việc ôn tập: “Chẳng cần ôn tập quá nhiều làm gì cho khổ, bởi dù sao cũng chỉ là “thử” thôi mà.” Nhiều bạn giữ ý nghĩ ấy trong đầu. Và vì thế, tác dụng quan trọng nhất: “Nâng cao ý thức học tập của teen 12″ dần mất đi. Nhiều bạn học và thi cho có, với tâm lý chống đối, thầy cô bảo thi thì thi. Nhiều bạn lại đâm chủ quan, hờ hững.
Đó là còn chưa kể, nhiều teen vì kết quả thi thử không cao, tâm lý không vững dẫn đến mất tự tin vào bản thân. Thi thử đại học vì vậy mà thành ra phản tác dụng.
“Còn nhớ, bài thi thử đại học cuối cùng năm học lớp 12, có lẽ vì chủ quan và bất cẩn nên kết quả của mình không cao lắm. Mình dao động ghê gớm, và sinh ra hoài nghi trình độ của mình. Trót đăng kí duy nhất một trường ĐH thuộc hàng “top” nên mình đã rất lo sợ. Lo sợ tới mức hơn hai tuần liền mình không thể nào tập trung học được… Rất may sau đó, nhờ lời khuyên của nhỏ bạn thân, mình tĩnh tâm và cố gắng nhiều hơn, kết quả, giờ đã là sinh viên Ngoại Thương, ngôi trường mà mình mơ ước”- Nguyên, ĐH Ngoại Thương kể.
Tuy nhiên, bài học “mất tinh thàn” chỉ vì kì thi thử đại học đó, Nguyên không quên truyền lại cho tất cả những thế hệ đàn em thi đại học sau mình.
Thi Đại học luôn là một ải khó khăn cho teen. Có nhiều cách để chuẩn bị cho kì thi quan trọng này, và thi thử là một cách khá hữu hiệu. Nhưng học ôn và thi thử như thế nào cho hợp lý thì còn đòi hỏi ở teen sự chăm chỉ, sáng suốt, và nhất là sự tự tin của mỗi người.
Teen 12 cần biết
* Thời gian tuyển sinh
Các đợt thi đại học
* Đợt I: Ngày 4/7 và 5/7/2010 thi đại học (ĐH) khối A và V. Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn Toán, Lí sẽ thi tiếp môn năng khiếu Vẽ đến ngày 8/7/2010.
* Đợt II: Ngày 9/7 và 10/7/2010 thi ĐH khối B, C, D và các khối năng khiếu.* Đợt III: Ngày 15/7 và 16/7/2010 thi cao đẳng (CĐ). Các trường CĐ có thi môn năng khiếu sẽ thi đến ngày 20/7/2010.Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa (Khối H, N thi Văn theo đề thi khối C; Khối M thi Văn, Toán theo đề thi khối D; Khối T thi Sinh, Toán theo đề thi khối B; Khối R thi Văn, Sử theo đề thi khối C), sẽ thi tiếp các môn năng khiếu đến ngày 14/7/2010.
*Thời hạn nhận hồ sơ Từ ngày 10/3 đến 17giờ ngày 10/4/2010 là thời gian để các thí sinh thi ĐH gởi hồ sơ dự thi (trực tiếp tại trường học đối với học sinh khối 12 và tại các trường ĐH đối với thí sinh tự do). Thí sinh nhận giấy báo thi từ ngày 30/5 - 5/6/2010.* Chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng Bộ GD - ĐT cho biết, chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010 dự kiến tăng 10% so với năm 2009, chỉ tiêu đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) tăng 17%. Như vậy, dự kiến chỉ tiêu tuyển mới vào các trường ĐH, CĐ năm 2010 khoảng 570.000 thí sinh. Trong đó, 3 nhóm ngành dự kiến chỉ tiêu tuyển mới nhiều nhất gồm: nhóm ngành Kĩ thuật công nghệ (gần 143.000 thí sinh); nhóm ngành Kinh tế -Tài chính - Ngân hàng (trên 100.000 thí sinh); và nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư (gần 100.000 thí sinh). Kế đến là nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân Văn (khoảng 90.000 thí sinh); nhóm ngành Sư phạm (gần 65.000 thí sinh); nhóm ngành Y - Dược (51.400 thí sinh)...* Cấu trúc đề thi ĐH, CĐ năm 2010Bộ GD - ĐT là đơn vị ra đề thi chung cho các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi. Các môn Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học và Sinh học thi theo phương pháp trắc nghiệm, các môn còn lại thi tự luận. Các trường ĐH, CĐ có thi các môn năng khiếu, nghệ thuật sẽ tự ra đề thi các môn này. Đề thi được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi các môn: Toán, Vật lí, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Sinh học gồm 2 phần.
Phần chung cho tất cả thí sinh, nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Điểm khác biệt duy nhất chính là phần riêng. Phần này sẽ ghi rõ dành cho thí sinh từng chương trình: chuẩn và nâng cao, các thí sinh tùy khả năng mà chọn 1 trong 2 phần phù hợp (nếu làm cả 2 phần sẽ không được chấm điểm). Môn Ngoại ngữ không có phần riêng.
Teen 12 và "lò luyện siêu tốc" Giờ đây khi thời gian không còn nhiều cho các kì thi sắp tới, họ tìm đến các lò luyện siêu tốc để cứu vãn tình thế, với hy vọng đánh nhanh thắng nhanh. Liệu các teen này có đạt được những gì mình mong muốn tại các lò luyện này? 1. Cấp tốc = siêu tốc độ! Sau nhiều tháng còn nấn...