Teen 12 rục rịch chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp
Mặc dù từ nay tới lúc biết được 6 môn thi chính thức trong kì thi tốt nghiệp tới còn những hơn 1 tháng nữa nhưng nhiều teen 12 đã rục rịch chuẩn bị ôn thi ngay từ bây giờ.
Các m ôn thi tốt nghiệp năm nay sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào cuối tháng 3. Theo đó đề thi tốt nghiệp vẫn dựa theo mô hình chung với tiêu chuẩn kiến thức như các năm trước: đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, trong đó dành 50% điểm số cho yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức. Vậy là đọc kĩ phần đề thi có thể thấy, chỉ cần nắm được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là có thể đạt được 50% số điểm rồi. Với 6 môn thi tốt nghiệp, theo nhiều bạn nhận xét là hơi khó để ôn luyện kĩ càng với khoảng thời gian từ lúc Bộ thông báo cho tới lúc thi nên ngay từ bây giờ, nhiều bạn đã tự lập ra kế hoạch ôn luyện cho mình.
Những bạn học ở các trường dân lập có lợi thế hơn, bởi các trường dân lập có thể dồn tiết, tăng ca, thậm chí là bỏ các môn học phụ để tập trung ôn các môn có khả năng thi tốt nghiệp như Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh, Sử, Địa, Sinh, bỏ các môn như Thể dục, Tin, Công nghệ, Giáo dục công dân.
Ảnh minh họa.
Như trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội). Mặc dù đầu vào cũng như đầu ra của trường rất cao nhưng ngay từ đầu năm học lớp 12, trường đã thực hiện học dồn các môn phụ sao cho kết thúc học kì I là xong để bước sang học kì II có nhiều thời gian cho các em học sinh ôn luyện. Thậm chí những môn chính ở các khối A và D còn được tăng tiết thêm. Với thành tích nhiều năm liền học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi tốt nghiệp và đại học nên việc tập trung cho các em học sinh ôn luyện như vậy vừa đảm bảo được chất lượng dạy và học của nhà trường, lại vừa giúp các em củng cố được kiến thức để tự tin hơn trong các kì thi sắp tới.
Không chỉ trường DL Lương Thế Vinh mà rất nhiều trường DL khác cũng triển khai ôn tập cho học sinh ngay từ bây giờ. Theo đó, việc ôn luyện càng sớm càng tốt, tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy. Đợi đến khi biết các môn thi tốt nghiệp rồi mới bắt tay vào học sẽ dẫn tới tình trạng căng thẳng, mỏi mệt trong học sinh do áp lực phải học quá nhiều môn trong một khoảng thời gian ngắn.
Những học sinh ở các trường công lập thì vẫn tiếp tục học theo chương trình học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tức là vẫn học cho tới hết chương trình học tất cả các môn. Những học sinh này không có lợi thế về mặt thời gian để ôn luyện, tuy nhiên nhiều bạn vẫn lập được cho mình một bản kể hoạch học và ôn vô cùng logic và phù hợp với mình.
Video đang HOT
M.Linh (THPT Quang Trung) nói: “Trường mình vẫn học đều đều như trước. Sức học của mình không khá lắm, đặc biệt là các môn tự nhiên nên cũng hơi lo. Từ nay tới lúc biết các môn thi còn hơn 1 tháng nữa nhưng nếu cứ đợi tới lúc đó mới bắt tay vào ôn lại thì sợ muộn mất vì còn phải học cả 6 môn cùng một lúc. Mình đã lập ra một bản kế hoạch: bên cạnh việc học và làm bài tập trên lớp, mình sẽ dành nhiều thời gian hơn một chút để ôn lại kiến thức những môn mình yếu. Đề thi tốt nghiệp không tách rời so với sách giáo khoa nhiều nên mình nghĩ chỉ cần chăm học học và không quá hổng kiến thức thì mình sẽ vượt qua được”.
N.Tuấn (Chuyên Lý, Sư Phạm) chia sẻ: “Năm ngoái đề thi tốt nghiệp rơi cả vào Sử lẫn Địa, thấy các anh chị khóa trên hốt hoảng mà thấy sợ, năm nay khả năng rơi vào cả 2 môn đó là khá thấp nhưng theo mình chắc chắn vẫn sẽ rơi vào một trong 2 môn trên. Mình học chuyên Tự nhiên nên việc học thuộc lòng với mình khá khó. Nhiều khi mất cả tiếng mới học xong một bài, trong khi bạn bè mình chỉ mất khoảng 15 – 20 phút. Chính vì thế nên ngay từ học kì II, cô giáo đã giúp đánh dấu một số bài quan trọng có thể thi vào, nếu đợi tới khi biết chắc chắn thi môn nào rồi mới học thì sẽ rất khó nên ngay từ bây giờ, cô giáo chỉ học bài nào, mình sẽ cố gắng học luôn bài đó, sau này tới lúc gần thi chỉ cần đọc lại vài lần là có thể thuộc”.
Nhiều teen không có khả năng tự ôn luyện cũng đã tìm đến các lớp học thêm hoặc gia sư để dạy kèm. Theo các bạn thì thi tốt nghiệp không quá khó nhưng nếu lơ là học không cẩn thận thì cũng có thể rớt tốt nghiệp như chơi. Việc ôn luyện sớm cũng là một lợi thế. Củng cố kiến thức ngay từ bây giờ cũng là cách để các bạn ôn luyện những kiến thức cơ bản để thi đại học. Tất cả các bài tập đều bắt nguồn từ những kiến thức cơ bản. Nắm chắc được kiến thức cơ bản là đã thành công 50% rồi đấy.
Vì vậy ngay từ bây giờ, teen 12 hãy triển khai kế hoạch ôn thi phù hợp với mình nhé.
Theo Kênh 14
Bí kíp học môn Sử cực kì hiệu quả
Lịch sử là một trong những môn học "khủng" nhất đối với teen. Vậy thì làm thế nào để môn học này trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, chúng mình hãy cùng tìm hiểu nhé!
Thật không khó để có thể đoán chắc được rằng Lịch sử là 1 trong những môn học khiến teen cảm thấy choáng váng và sợ hãi nhất. Ngoại trừ các teen đã xác định thi Đại học khối C với các môn Văn-Sử-Địa ra thì hầu hết teen nào cũng đều coi Sử là môn học "khó nhằn" nhất trong số tất cả các môn. Nhưng đâu phải vì thế mà chúng mình có thể lơ là môn học này được phải không nào? Hãy nghĩ thử xem, nếu như có 1 người bạn nước ngoài muốn các bạn kể cho họ nghe về lịch sử Việt Nam, về những vị anh hùng dân tộc thì bạn sẽ cảm thấy lúng túng và xấu hổ vô cùng khi chính bản thân mình cũng không biết 1 chút nào về lịch sử của dân tộc.
Tuy nhiên, tâm lý chung của giới trẻ hiện nay là rất ngại đọc sách, đặc biệt là những cuốn sách lịch sử với nội dung không mấy hấp dẫn, thêm vào đó là rất nhiều mốc thời gian khiến teen không sao có thể nhớ hết nổi, chính vì lý do đó mà giới trẻ ngày càng xa rời với lịch sử và tiếp cận gần hơn với sự phát triển vượt bậc của xã hội. Làm cách nào để teen yêu thích và tiếp thu môn Lịch sử dễ dàng hơn? Đó là nỗi băn khoăn của các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô giáo dạy môn học này. Vậy thì, ngay bây giờ, chúng mình hãy cùng tìm hiểu 1 số bí kíp giúp teen cảm thấy hứng thú với môn Sử hơn nhé!
Học Sử bằng những chuyến đi thực tế
Nếu như việc ôm những cuốn sách Lịch sử và nghiền ngẫm suốt ngày đã khiến các bạn cảm thấy thật khô khan và mệt mỏi thì tại sao các bạn lại không thử đến các Bảo tàng trưng bày các dấu tích lịch sử để tìm hiểu nhỉ? Có thể nói, đây là 1 cách học vô cùng hiệu quả, không chỉ các bạn teen cấp 2,3 áp dụng cách học này mà ngay cả các bạn sinh viên Đại học cũng tìm đến các Bảo tàng trong thành phố để phục vụ cho môn Chuyên đề Lịch sử Việt Nam của mình (đặc biệt đối với các bạn sinh viên chuyên ngành Xã hội, Báo chí... thì những chuyến đi này càng cần thiết hơn đấy!).
Bạn P.Anh (THPT Kim Liên-HN) cho biết: "Trước kia mình thường chỉ học đối phó với môn Lịch sử thôi, nhưng cách đây không lâu, bạn bè mình rủ nhau đi đến Bảo tàng Hà Nội thăm quan, trong chuyến đi hôm đó, mình mới nhận ra rằng, việc học Sử qua quan sát thực tế cũng như tự mình tìm hiểu thông tin về những hiện vật lịch sử được trưng bày trong bảo tàng giúp mình ghi nhớ thông tin nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc cố gắng học thuộc trước mỗi giờ kiểm tra Sử và sau đấy thì lại quên luôn.
Và cũng từ sau hôm đấy, mình thấy thích thú với môn học này hơn hẳn, những tiết học Sử trên lớp, mình thường chú ý lắng nghe và đến giờ, mình đã thực sự cảm nhận được sự hấp dẫn trong nhưng câu chuyện lịch sử của dân tộc từ xa xưa mà trước nay mình không hề quan tâm đến. Vậy nên, không những điểm số môn Sử của mình được cải thiện rõ rệt mà mình còn biết thêm rất nhiều điều về lịch sử dân tộc nữa chứ".
Các bạn thấy không, chỉ bằng một chuyến đi thăm quan Bảo tàng Hà Nội thôi mà bạn P.Anh đã có thêm niềm cảm hứng để tiếp thu môn học "khó nhằn" này một cách dễ dàng rồi. Vậy thì tại sao chúng mình không thử học Sử theo cách này và biết đâu, bạn sẽ trở thành "từ điển" lịch sử của bạn bè thì sao? Đây là 1 số địa chỉ các bảo tàng lịch sử ở Hà Nội, nếu có thời gian rảnh thì teen hãy rủ nhóm bạn của mình đến đây nhé!
-Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 3 Ngọc Hà, Ba Đình)
-Bảo tàng Lịch sử (số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm)
-Bảo tàng Cách Mạng (số 5 Tông Đản)
-Bảo tàng Quân đội (28A iện Biên Phủ)
-Bảo tàng Hà Nội (đường Phạm Hùng, H.Từ Liêm)
-Bảo tàng Chiến thắng B52 (số 157 Đội Cấn, Ba Đình)
Học Sử qua những câu chuyện và các cuộc thi
Bạn nghĩ sao về việc gợi ý để ông bà, bố mẹ kể cho chúng mình nghe những câu chuyện lịch sử mà họ đã từng chứng kiến, trải qua trong thời kỳ chống Pháp, Mỹ... Thật thú vị phải không nào? Việc nghe lịch sử sẽ thú vị hơn nhiều so với việc bạn cố gắng đọc hết cuốn sách mà không tiếp nhận được chút thông tin nào cả. Người lớn thường rất trân trọng những ký ức hào hùng của dân tộc, và việc bạn muốn nghe những câu chuyện được chính ông bà mình kể về thời kỳ này sẽ khiến họ cảm thấy rất vui đấy!
Các bạn biết không, qua những lời kể đầy tự hào của ông bà, cha mẹ về những tháng ngày chiến đấu oanh liệt của nhân dân thì chúng mình sẽ không còn cảm giác đó là một môn học mà bấy lâu nay mình đã chán ngán nữa mà thay vào đó lại là một câu chuyện kể vô cùng hấp dẫn và lôi cuốn. Hãy áp dụng cách này và xem mức độ hiệu quả của nó nha.
Và còn một cách học nữa gắn liền với thói quen thường thấy ở các bạn teen, đó chính là xem TV. Nếu như hàng ngày, chúng mình rất thích xem các chương trình truyền hình, vậy thì hãy dành 1 khoảng thời gian ngắn để theo dõi các chương trình về lịch sử như "Theo dòng lịch sử". Bằng việc thử sức mình với những câu hỏi của chương trình qua màn hình TV, bạn không chỉ thử xem trình độ Sử của mình "khá khẩm" tới mức nào mà còn biết thêm rất nhiều kiến thức bổ ích và lý thú nữa. Vậy thì có lý do gì để chúng mình từ chối một cơ hội học môn Sử thật nhẹ nhàng và hiệu quả đâu phải không? Hãy tận dụng mọi cách để giảm bớt mức độ "nặng nề" của môn Sử như bấy lâu nay bạn vẫn tưởng thôi nào!
Chúc các bạn có được cách học môn Lịch sử hiệu quả nhất của riêng mình và hãy luôn nhớ rằng, học tốt Lịch sử cũng có nghĩa là bạn rất yêu và tự hào về đất nước mình vậy đó!
Theo kênh14
Điểm chuẩn năm nay tăng hay giảm? Vấn đề điểm chuẩn năm nay cao hay thấp luôn là đề tài nóng nổi trong giai đoạn từ nay cho tới lúc thi đại học của teen 12... Với teen 12 hiện nay, đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, bên cạnh việc suy nghĩ chọn ngành học nào, trường nào cho vừa sức và phù hợp với bản thân trong kì thi...