Teen 12: Lợi và hại khi thi thử đại học nhiều lần
Thì cũng không phải cứ thi nhiều là tốt đâu teen nhé…!
Hiện nay có rất nhiều các trường phổ thông, đại học đang tổ chức thi thử đại học cho các sĩ tử sắp thi đại học. Vì đang là thời gian “nước rút” nên rất nhiều teen 12 đăng kí với mong muốn được cọ xát để đánh giá đúng thực lực, qua đó dựa vào thành tích để chọn trường sao cho phù hợp với sức mình. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó nên việc thi thử đại học nhiều lần cũng không là ngoại lệ.
Tích cực
Khi bạn tham gia vào một kì thi thử là bạn đã tự cho mình cơ hội để được cọ xát với những kiến thức có độ khó tương đương với đề thi đại học. Đề thi thường được ra bởi các thầy cô giỏi, có kinh nghiệm trong việc giảng dạy, cấu trúc đề thi cũng tương tự như một bài thi đại học thực sự. Hơn nữa, được ngồi trong một phòng thi với những sĩ tử khác cũng như mình, với kỉ luật, nội quy nghiêm khắc, với quy chế mới khác so với những kì thi học kì mà bạn đã trải qua khiến không ít bạn cảm thấy hồi hộp, lo lắng đúng như thi đại học thật, chứ không còn là “thử” nữa. Điều đó mang lại cho bạn những trải nghiệm quý báu trong việc làm bài và điều hòa cảm xúc giúp bạn tránh cảm giác bỡ ngỡ khi thi đại học.
Hơn nữa, việc thi thử cũng tạo cho bạn động lực ôn luyện tích cực để thi đúng với thực lực của mình. Điều này rất quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn định hướng chọn trường trong tương lai.
Video đang HOT
T.Hà (12, THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) chia sẻ: “Trường mình đợt này cũng thường xuyên tổ chức các kì thi thử cho học sinh có dịp làm quen với đề, đồng thời cũng để thúc đẩy ý thức học tập của mọi người. Mình thấy thi thử rất có ích. Như đợt thi lần 1 vừa rồi ở trường mình có kết quả tuy không tốt nhưng vẫn thấy vui vì đã biết được mình yếu ở phần nào và phần nào cần chú trọng hơn nữa. Đợt thi vừa rồi điểm mình đã khá hơn, cứ như vậy, mục tiêu vào các trường top trên của mình sẽ sớm thành hiện thực”.
Tiêu cực
Bên cạnh những tác dụng tích cực mà thi thử mang lại thì nó vẫn ẩn chứa rất nhiều những điều tiêu cực, làm ảnh hưởng tới các bạn.
Thứ nhất, tình trạng tổ chức thi thử hiện nay diễn ra một cách tràn lan. Ở đâu cũng có thể tổ chức thi thử đại học, từ các trường đại học, phổ thông, trung tâm cho tới cả lớp học thêm. Học sinh tham gia thi chỉ cần đóng tiền là được. Do hiện tượng tổ chức tràn lan như vậy nên không phải ở đâu chất lượng đề thi cũng đảm bảo tiêu chuẩn.
Thứ hai, nếu được tổ chức ở các trường đại học, phổ thông với kỉ luật nghiêm khắc, làm việc nghiêm túc thì kì thi thử sẽ đem lại hiệu quả cho các thí sinh, tuy nhiên, không phải ở đâu cũng được như thế. Nhiều trung tâm tổ chức thi thử, phòng học thì rộng đến hơn trăm mét mà có hai người trông, thí sinh thích làm thì làm, không làm thì ngủ, tự làm cũng được, không làm được thì mở tài liệu cũng không ai nhắc. Thi thử là để các thí sinh đánh giá thực lực của mình một cách khách quan, thế nhưng với hiện tượng như vậy thì đâu là thực lực???
Thứ ba, việc chấm thi không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách nghiêm túc. Bên cạnh các trường với đội ngũ giáo viên hùng hậu và có chuyên môn, thì cũng không ít các trường, trung tâm thiếu người chấm bài. Nhiều trung tâm hiện nay, do có số lượng thí sinh đăng kí dự thi rất nhiều, số lượng bài lớn, không chấm xuể nên thuê sinh viên chấm bài. Sinh viên với kinh nghiệm chưa đủ và chưa có trình độ chuyên môn cao nên để chấm chính xác, khách quan là một việc vô cùng khó, đặc biệt là với môn Văn.
Bạn M.Đức (Quang Trung, Hà Nội) nói: “ Từ ra Tết tới giờ mình tham gia thi thử ở 3 nơi rồi, nhưng trong đó chỉ có một trường tổ chức thi là mình thấy nghiêm túc, đề thi với độ khó tương đương với những năm trước. Hai cơ sở kia do thấy bạn bè đăng kí nên mình cũng đăng kí theo, không ngờ, cùng ngồi trong phòng thi làm bài thi Tiếng Anh mà đứa lôi điện thoại ra tra, đứa search google, đứa mở sách, mở vở, có đứa còn mang cả quyển từ điển vào mà không ai nhắc“.
Teen 12 nên thi thử đại học, nhưng không nên thi quá nhiều mà cần tập trung vào ôn luyện để thi cho tốt. Tránh tình trạng như một số teen hiện nay, cứ thấy trung tâm nào tổ chức thi thử là đăng kí ngay, vừa tốn kém lại mất thời gian. Hơn nữa, các bạn chỉ có thể đánh giá đúng năng lực thực sự của mình khi làm bài nghiêm túc và được ôn luyện một cách kĩ càng, bài bản.
Thi nhiều, “mì ăn liền” kiến thức khiến kiến thức trở nên rỗng, không áp dụng được vào bài. Chất lượng thi, mỗi nơi mỗi khác nên điểm số cao, thấp có thể ảnh hưởng tới tâm lý mỗi người, điểm cao thì không sao nhưng nếu không như ý muốn dễ khiến bạn trở nên lo lắng, buồn phiền. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực tới việc học và ôn thi đại học của các bạn.
Hãy cân nhắc lựa chọn địa điểm thi thử chất lượng và số lần thi hợp lý để vừa thu được hiệu quả lại tránh lãng phí tiền bạc và thời gian, teen 12 nhé!
Theo Kênh14
Teen 12 và năm học mới
Áp lực và dư chấn từ đề thi đại học của các anh chị khóa trước có sức ảnh hưởng khá nặng đối với các teen cuối cấp.
Thay đổi mục tiêu:
Nguyễn.T (Trường M) ban đầu ấp ủ dự định thi vào trường X, nhưng khi thấy điểm chuẩn của trường này năm vừa rồi quá cao, T đã e dè và từ bỏ ý định thi vào trường ấy dù trước đây T rất thích và chuẩn bị trước những kĩ năng cần thiết cho phân ngành ấy.
Minh Hằng, học lớp chuyên Văn (trường K), ban đầu đã chọn khối D là khối thi mình theo đuổi. Nhưng qua kì thi vừa rồi, sau khi nghía qua bộ đề khối D của các sĩ tử đi trước, Hằng đã "choáng" trước kiến thức bao la của môn Anh văn, và quay ngược 180 độ, quyết định năm cuối này sẽ dùi mài kinh sử khối C.
Chạy đua học thêm
Các teen 12 nghe "lờ mờ" về đề thi năm vừa rồi quá khó nên tâm lí "tự tin" về kiến thức của mình không còn nữa. Trước những tin đồn kiểu như: "Biết chị C, lớp chuyên Toán không? Chị ấy học giỏi lắm, vậy mà thi toán chỉ có 5 điểm đó!" teen thường hoang mang và đối phó bằng cách dốc toàn lực để học thêm, có khi 1 môn học đến 3,4 thầy. Vừa tốn kém tiền bạc, lại vừa hao mòn sức khỏe, không đủ minh mẫn để học tập nữa.
Sự thật là:
Không cần phải thay đổi mục tiêu chỉ vì những thông tin bên ngoài, bởi đề thi dù khó nhưng trên thực tế điểm chuẩn của các trường phần lớn vẫn giữ nguyên, không chênh lệch bao nhiêu. Nghĩa là sĩ tử vẫn dư sức "xơi" đề thi ấy.
Còn cả một năm để teen mình học tập, cố gắng trau dồi và ôn luyện, đừng vì "chột dạ" mà thay đổi mục tiêu đề ra một cách quá vội vã.
Hãy tự tin vào chính bản thân mình. Nếu đã trang bị đầy đủ kiến thức thì đâu phải ai cũng "học giỏi mà điểm thấp", đó chỉ là một số ít. Các teen đừng vội tin và lấy số ít làm gương để mà chùn bước.
Năm học mới đã bắt đầu, hãy luôn mỉm cười và cố gắng hết sức mình để chiến thắng trong kì vượt "vũ môn", teen 12 nhé! Áp lực và sự tự ti chỉ làm chùn bước ta mà thôi!
Theo Mực tím
Teen 12 và chuyện thi thử Đại học Không đơn thuần là "thử" Bắt đầu từ sau học kì một, hầu hết các trường trung học phổ thông đều bắt đầu chuẩn bị những kỳ thi thử đại học cho teen 12. Những đề thi được thầy cô biện soạn theo dạng của đề thi đại học, hình thức thi hệt như thi đại học: Cũng phân chia phòng thi theo...