Teen 12 hãy F5 cách học của mình nào!
Bây giờ teen đã có thể thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng đã nộp hồ sơ. Tuy nhiên mọi việc chỉ mới bắt đầu, 2 ngưỡng cửa cần teen vượt qua vẫn đang còn ở phía trước. Chính vì thế nếu teen nào đang có những hướng đi hoặc những sai lầm trong cách học thì hãy nhanh chóng F5 lại nhá!
Chăm “cày” môn thi Đại học
Nhiều teen có suy nghĩ rằng chỉ cần học những môn thi Đại học là chính, những môn còn lại chỉ cần 2, 3 điểm thì cũng đủ đậu Tốt nghiệp. Nhiều bạn quá chủ quan chỉ lo học Toán, Lý Hóa mà bỏ bê Văn, Sử, Địa, cho rằng những môn chính mình thi sẽ bù điểm qua mấy môn xã hội. Thế là suốt ngày teen cắm đầu vào học các môn tự nhiên trong khi môn xã hội thì chẳng ngó ngàng tới.
Với tâm lý đậu Đại học là ưu tiên hàng đầu nên rất nhiều teen coi thường môn xã hội. Theo kinh nghiệm của mấy anh chị anh trước thì có rất nhiều teen có khả năng đậu Đại học rất cao nhưng Tốt nghiệp thì lại lao đao. Đây là một điều rất đáng buồn cho nhiều teen.
M. Lan ( teen 12, THPT Trần Phú ) chia sẻ: “Từ đầu năm đến giờ tớ cày mấy môn tự nhiên như điên ấy, trong phòng lúc nào cũng toàn là công thức Toán, Lý, Hóa.” Hỏi lý do tại sao bạn lại không học Sử, Địa thì bạn trả lời rất là đơn giản: “Tớ tính rồi, 2 môn Toán, Hóa mỗi môn 10đ, chẳng lẽ sức học tớ như thế này mà 4 môn còn lại cộng lại không trên 10đ. Nếu bây giờ không chăm mấy môn chính thì e rằng không kịp, mấy môn kia chỉ cần hiểu thôi.”
Những teen có sức học trội về môn tự nhiên thường hay có những suy nghĩ giống như M. Lan. Nhiều bạn cứ nghĩ rằng, môn Địa có Atlat ít gì vào đó cũng chế được 5đ, Văn thì hiều sao nói vậy khỏi cần học, môn Anh cũng như thế, biết thì làm không biết thì lô tô, Sử thì vào đó hỏi bài cũng được. Thực tế cho thấy có rất nhiều teen rớt TN vì quá chủ quan. Nhiều anh chị thì TN Sử vào mấy năm trước cho biết có rất nhiều teen dù đủ điểm đậu TN nhưng bị liệt môn Sử. Đừng để lịch sử lại tái diễn một lần nữa teen nha.
Ảnh minh họa: Zing
Video đang HOT
Ảo tưởng về chính mình
Đây có lẽ là “căn bệnh” cực kì nguy hiểm đối với nhiều teen. Sức học thì hạn chế nhưng luôn nghĩ mình học giỏi và chắc chắn sẽ đậu TN. Thay vì chăm chỉ học bài thì nhiều teen cứ nghĩ rằng “mấy bài này thì cần gì phải học, đọc sơ qua cũng thuộc rồi “. Cứ như thế teen luôn có những suy nghĩ, ảo tưởng về năng lực của mình. Học thì không được tốt nhưng cứ luôn mơ mộng rằng mình sẽ đạt điểm cao.
Chỉ còn vài ngày nữa là tới kì thi HK2 và thi TN nhưng cho đến bây giờ vẫn còn rất nhiều teen nhởn nhơ, vô tư. Dường như teen chưa chú ý được tầm quan trọng và mức độ nguy hiểm của kì thi TN năm nay. Ngay khi công bố những môn thi TN, nhiều bạn lo lắng, hoang mang nhưng cũng có rất nhiều bạn lại vô tư trước kì thi này. Năm này rất có thể là năm cuối teen 12 phải thi hai kì thi nên teen phải chú ý mình đã học tập đúng chưa? 12 năm học chỉ còn chờ đợi vào những giây phút cuối này. Teen hãy có cái nhìn sáng suốt và đúng đắn hơn về việc học của mình.
Chủ quan về thời gian
Giật mình nhìn lên lịch nhiều teen hốt hoảng: “nhanh thế”, thế là 3 năm học đã gần kết thúc, thế là kì thi đã đến, mình đã học được những gì khi chỉ còn vài tháng nữa là thi rồi. Nhiều teen nghĩ rằng, hết học kì một rồi học cũng chưa muộn, vèo một cái là đến tết, chưa hưởng xong cái không khí mùa xuân thì vèo một cái đến lễ 29/3, 30/4, 1.5 teen tha hồ được nghỉ, teen cứ nghĩ rằng hết tết sẽ học, rồi tết xong lại nghĩ đến tháng 4 thì học cho vừa. Bây giờ, đã gần hết tháng 4 rồi nhiều bạn hốt hoảng và hối hận: “Giá như mình đừng bỏ phí thời gian thì tốt quá, giá như đừng chơi thì sẽ không đến nước chân mới nhãy như thế này.”
Thời gian như thoi đưa vậy đó, chỉ cần chủ quan một chút là teen sẽ bỏ phí , bây giờ có hối hận cũng không kịp vì thời gian đã qua rồi thì làm sao lấy lại được? Nếu teen nào tỉnh táo nhận ra mình đang bỏ phí thời gian thì hãy nhanh chóng thiết lập một thời gian biểu hợp lý cho các môn học, vẫn còn một tháng để teen chuẩn bị kiến thức cho kì thi TN. Trước tiên, teen đừng nghĩ ngợi đến kì thi ĐH làm gì cho xa xôi, hãy chuẩn bị cho kì thi TN trước mắt.
Kì thi sắp đến rồi teen hãy nhanh chóng F5 lại việc học, nhanh chóng nhận ra những sai lầm của mình và khắc phục để thi thật tốt nào!
Theo kênh 14
Teen 12 và chuyện thi thử Đại học
Không đơn thuần là "thử"
Bắt đầu từ sau học kì một, hầu hết các trường trung học phổ thông đều bắt đầu chuẩn bị những kỳ thi thử đại học cho teen 12. Những đề thi được thầy cô biện soạn theo dạng của đề thi đại học, hình thức thi hệt như thi đại học: Cũng phân chia phòng thi theo họ tên, cũng coi thi chặt như thi thật. Teen có dịp cọ xát, rèn luyện cả kiến thức và tinh thần, chuẩn bị cho kì thi đại học sắp tới.
"Trường mình có truyền thống tổ chức thi thử đại học từ 5- 6 năm nay. Có lo lắng và áp lực một chút trước những kì thi, tuy nhiên mình thực sự rất chờ đợi kết quả sau những kì thi như vậy. Nó giúp mình đánh giá chỗ mình đang đứng, và xem mình còn phải nỗ lực đến đâu nữa"- Duy Thanh, THPT Hai Bà Trưng chia sẻ.
Trường của Thanh thường tổ chức lịch thi thử khoảng 2- 3 tháng một lần. Gần cuối năm học sẽ có một kì thi thử "quyết định". So sánh điểm số thi thử và thi thật của các anh chị khoá trên qua nhiều năm, các teen 12 trường Thanh vô cùng tin tưởng vào độ "khảo sát" của các kì thi này. Điểm thi chưa cao thì phải cố gắng hơn nữa, điểm thi tàm tạm thì có thể tự tin lựa chọn những trường đại học trong tầm tay.
Vì những kì thi thử như vậy mà ý thức học tập của teen 12 dường như cao lên hẳn. Ôn tập miệt mài chẳng khác nào thi thật. Bước vào phòng thi cũng hồi hộp, lo lắng khó tả... những cảm xúc chẳng mang tính chất "thử" chút nào.
Tất nhiên, thi thử đại học mang đến rất nhiều điều lợi. Teen được tập dượt cho thi đại học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tinh thần học tập của teen hầu như cao hơn hẳn. Thậm chí, trong tâm lý của các bạn còn có chút thi đua sôi nổi. Ai mà chẳng muốn nỗ lực khẳng định mình trong các kì thi này?
Hằng, THPT NTT cho biết: "Điểm thi thử Đại Học của chúng mình còn được tính thay thế cho điểm thi học kì hoặc bài kiểm tra hệ số hai. Nghĩa là điểm được tính trực tiếp vào kết quả học tập chính thức. Đã vậy, điểm này còn được đánh giá, xếp số thứ tự và dán ngay trên bản tin trường cho tới kì thi sau... Cho nên, gọi là "thử" nhưng chắc không ai dám học thử!"
Thi thử đại học đã dần quen thân và gắn bó với teen 12 như thế.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Tác dụng phụ
Thật dễ dàng nhìn thấy những ưu điểm của các kì thi thử đại học. Song với teen, cái gì cũng có thể mang đến những "Tác dụng phụ" khó lường.
"Trường tớ hình như lạm dụng thi thử đại học hay sao đó. Trung bình mỗi tháng trường tổ chức thi thử một lần. Dân 12 chúng tớ cứ phải căng mình ra chuẩn bị cho những kì thi như thế. Vừa thi học kì xong lại thi thử đại học. Vừa kiểm tra 45 phút xong lại thi thử đại học. Quay chong chóng với lịch thi dày đặc như thế, bọn tớ dường như bị "đơ" trước kì thi mà hồi đầu ai cũng kì vọng này"- Minh Anh, THPT HHT kể.
Từ tâm lí chán ngán những kì thi thử đã dẫn tới vấn đề chán ngán việc học, việc ôn tập: "Chẳng cần ôn tập quá nhiều làm gì cho khổ, bởi dù sao cũng chỉ là "thử" thôi mà." Nhiều bạn giữ ý nghĩ ấy trong đầu. Và vì thế, tác dụng quan trọng nhất: "Nâng cao ý thức học tập của teen 12" dần mất đi. Nhiều bạn học và thi cho có, với tâm lý chống đối, thầy cô bảo thi thì thi. Nhiều bạn lại đâm chủ quan, hờ hững.
Đó là còn chưa kể, nhiều teen vì kết quả thi thử không cao, tâm lý không vững dẫn đến mất tự tin vào bản thân. Thi thử đại học vì vậy mà thành ra phản tác dụng.
"Còn nhớ, bài thi thử đại học cuối cùng năm học lớp 12, có lẽ vì chủ quan và bất cẩn nên kết quả của mình không cao lắm. Mình dao động ghê gớm, và sinh ra hoài nghi trình độ của mình. Trót đăng kí duy nhất một trường ĐH thuộc hàng "top" nên mình đã rất lo sợ. Lo sợ tới mức hơn hai tuần liền mình không thể nào tập trung học được... Rất may sau đó, nhờ lời khuyên của nhỏ bạn thân, mình tĩnh tâm và cố gắng nhiều hơn, kết quả, giờ đã là sinh viên Ngoại Thương, ngôi trường mà mình mơ ước"- Nguyên, ĐH Ngoại Thương kể.
Tuy nhiên, bài học "mất tinh thàn" chỉ vì kì thi thử đại học đó, Nguyên không quên truyền lại cho tất cả những thế hệ đàn em thi đại học sau mình.
Thi Đại học luôn là một ải khó khăn cho teen. Có nhiều cách để chuẩn bị cho kì thi quan trọng này, và thi thử là một cách khá hữu hiệu. Nhưng học ôn và thi thử như thế nào cho hợp lý thì còn đòi hỏi ở teen sự chăm chỉ, sáng suốt, và nhất là sự tự tin của mỗi người.
Giảm căng thằng khi thi Cuộc sống của học sinh luôn luẩn quẩn với đủ loại kiểm tra. Áp lực đạt điểm cao làm tăng nỗi lo và như là một thứ phá hủy thần kinh. Căng thẳng tốt và xấu Một vài căng thẳng trước kỳ thi có thể thật sự hữu dụng. Cũng giống như căng thẳng của công việc có thể đầy công việc của...