Teen 12 đang rộ lên phong trào tự học
Tự học chính là con đường đi tới thành công, nhiều teen 12 đã nhất trí công nhận là như thế. Nhiều bạn đã hình thành cho mình một tư tưởng mới hơn trong quá trình học tập, không còn phải đâm đầu vào các lò luyện thi đông đúc, không chạy theo điểm số. Lý do đơn giản nhất chính là các bạn đã ý thức được tầm quan trọng chính là lượng kiến thức của mình tiếp thu như thế nào.
Tự học là phương pháp có từ rất lâu rồi nhưng dường như nhiều bạn vẫn chưa biết được tầm quan trọng của phương pháp này như thế nào. Và hiện nay, việc các teen 12 đã ý thức được như thế là điều thật tuyệt. Ai cũng biết rằng năm 12 là năm quyết định của một đời học sinh, là thành quả của 12 năm học, là năm định hướng cho tương lai của mỗi người. Chính vì thế việc lựa chọn cho mình cách học như thế nào cho có hiệu quả là cả một vấn đề đáng quan tâm.
Tự học – con đường dẫn tới thành công
Khi đã xác định cho mình việc tự học thì điều đầu tiên là phải rèn cho mình tính kiên nhẫn và kiên trì. Chính yếu tố này sẽ giúp cho mỗi bạn tự tin và say mê hơn trong cách học của mình. Hơn nữa tự học giúp bạn củng cố được vốn kiến thức cuả mình một cách chủ động hơn, ít lệ thuộc vào người khác. Bản chất của tự học chính là người học chủ động lĩnh hội kiến thức, chủ động tìm kiếm thông tin, dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, đọc sách mỗi ngày. Kết quả của nó sẽ khiến bạn rất bất ngờ đó.
Phương Linh (teen 12 trường Nguyễn Trãi): “Tớ tình cờ đọc một bài báo và phát hiện ra việc tự học có ích rất nhiều. Chính nhờ bài báo đó mà tớ đã biết được tầm quan trọng của việc tự học đối với mỗi người như thế nào. Thật bất ngờ vì sau 2 tháng tớ áp dụng lối học chủ động này kết quả học tập tăng lên một cách đáng kể. Ngoài ra nhờ tự học tớ đã tự tin hơn trong việc giao tiếp và nói chuyện với bạn bè hơn. Với việc tự học tớ có thể tiếp cận được tri thức ở nhiều góc độ khác nhau khi nghiên cứu tài liệu, điều đó giúp tớ có thêm một đống kiến thức bổ ích ngoài sách giáo khoa. Tớ thật sự rất thích lối học này.”
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Theo như đánh giá của nhiều bạn thì đa số đều cho rằng việc tự học giúp ích cho các bạn rất nhiều. Cũng qua việc tự học chúng ta có thể đưa ra những quan điểm, ý kiến riêng của mình, như thế hình thành cách làm việc tập thể cho mỗi chúng ta. Nếu như học tập mà chỉ trông chờ vào sự hướng dẫn của thầy cô thì sẽ sinh ra chứng bệnh chây lười và phụ thuộc vào người khác. Như thế thi Đại học teen 12 chúng ta sẽ như thế nào, kiến thức của chúng ta sẽ không có, lối học vẹt học chay như thế thật sự có hại đối với một teen 12.
Video đang HOT
Lan Anh (teen 12 trường Thái Phiên): “Tớ đã vươn lên một cách ngoạn mục từ học sinh trung bình lên khá chỉ sau một học kì năm 11. Đó cũng chính là nhờ phương pháp tự học này. Lúc trước tớ ham chơi rất nhiều, nhiều bạn đâm đầu vào học thì tớ vẫn nhởn nhơ, kết quả học kì 1 như một hồi chuông cảnh báo tớ và tớ quyết tâm học lại. Với vốn kiến thức cơ bản bị mất từ lâu tớ không thể tiếp thu được bài mới, thế là ngoài giờ học, tớ về nhà tự mài mò lại kiến thức cũ. Thật ra cũng không quá khó để tớ có thể nắm lại bài học cũ. Chính nhờ tự học mà tớ đã tiến bộ lên trông thấy. Năm 12 này tớ vẫn duy trì phương pháp học tập này.”
Bạn đã lựa chọn đúng cách học chưa?
Chúng ta phải công nhận rằng có rất nhiều người bình thường nhưng đã rất thành công nhờ tinh thần tự học. Những giải thưởng, những tấm huy chương lấp lánh là chứng cứ cho óc sáng tạo và khả năng độc lập suy nghĩ. Liệu bạn đã thật sự học đúng cách chưa? Bạn nên nhớ rằng năm này rất quan trọng, nếu như bạn vẫn chưa ý thức được thì nên sớm tìm cho mình một cách học hiệu quả vì thời gian sẽ trôi qua rất nhanh. Bạn cũng không nên đi học thêm quá nhiều, phải biết xác định được đâu là môn chính mà mình thi rồi chú tâm vào môn đó.
Với một thời khóa biểu dày đặc những buổi học thêm như Loan (teen 12) thật sự có đem lại kết quả tốt nhất không? Sáng học Toán tới 8h (vì thầy dạy trong đội chuyên), tiếp theo đạp xe 3 cây số đi học Hóa (vì nghe đâu thầy này học sinh đi học rất đông nên L nghĩ sẽ có chất lượng), chiều học chính khoảng 5h là tan, rồi L đạp xe đi học Văn (vì thầy này là tiến sĩ ngành Văn). Về tận tới nhà cũng gần 9h rồi mới bắt đầu ăn cơm, vệ sinh cá nhân. Xong mới bắt đầu ngồi vào bàn chuẩn bị cho ngày mai. Liệu với một thời khóa biểu dày đặc như thế sức khỏe của bạn có chịu nổi không? Việc học tràn lan như thế thì bạn sẽ thi khối nào? Môn nào cũng học bình thường không có gì nổi trội thì làm sao có kiến thức mà đi thi Đại học?
Mỗi kì thi qua đi chúng ta lại bất ngờ vì những cái tên thủ khoa được vinh danh lại thuộc về những vùng nông thôn, nơi không có đủ điều kiện để học thêm. Thế mà họ vẫn học rất giỏi, bí quyết của các bạn này chính là phương pháp tự học. Tốt hơn hết ngay từ bây giờ mỗi chúng ta nên nhìn nhận lại cách học của mình liệu có đúng và tốt không?
Học tập là cả một quá trình gian khổ nhưng đầy vinh quang. Cái đích của con đường nhọc nhằn đèn sách chính là kết quả học tập. Vậy học như thế nào, phương pháp nào tối ưu….chúng ta thành công hay không chính là do bản thân chúng ta quyết định.
Sướng như...teen 12
Teen 12 rất áp lực, căng thẳng và thường xuyên thiếu ngủ: Đúng. Teen 12 được hưởng nhiều "đặc quyền" khiến các em 10, 11 phải ganh tị: cũng đúng luôn!
Ba mẹ không còn áp đặt
Nếu những năm về trước, bạn không được phép ra khỏi nhà vào "giờ giới nghiêm", phải đi ngủ trước 23 giờ, và đi đâu cũng phải xin, thì bây giờ, ba mẹ hoàn toàn để bạn tự quyết định (tất nhiên trong một chừng mực nào đó).
Một ví dụ điển hình nhé: học trò 12 tụi mình thường đi học từ sáng đến sập tối, nên có khi cả ngày chưa ló mặt về nhà...10 giờ khuya về với bộ mặt bơ phờ, chưa kịp ăn cơm đã phải lúi húi với đống sách vở tới...1 giờ sáng, thậm chí hơn. Ba mẹ xót con lắm nhưng chỉ biết nén tiếng thở dài, chứ chẳng lẽ...không cho con mình học?
Bọn mình có thể online lúc...0 giờ (hoàn toàn vì việc học nhé), ra khỏi nhà lúc...5 giờ rưỡi sáng, và về nhà lúc xẩm tối. Ba mẹ hiểu rằng bạn đã lớn và đủ nhận thức được điều đúng sai, do vậy họ hoàn toàn an tâm vào khả năng tự lập của bạn.
Ít ra thì bây giờ bạn cũng được "sống cuộc sống của chính mình", đúng không nào?
Chỉ biết học, không cần biết...điểm
Lớp 11, điểm 6 cũng làm bạn khóc bù lu bù loa thì lên 12 quên chuyện đó đi. Năm cuối cấp, điểm số chỉ là thước đo tương đối về trình độ. Chúng ta hơn nhau ở "dung lượng kiến thức" trong đầu. Vì vậy, nếu bọn mình bị 0 điểm oan uổng hoặc dưới trung bình thì vẫn thản nhiên: "Có sao đâu, năm học còn dài mà!"
Một nguyên nhân nữa khiến tụi mình học "dễ thở" hơn một chút: nếu tụi mình vì con điểm xấu mà "rơi tự do" thì tương lai cũng vì thế mà "bay" luôn. Do vậy bị điểm thấp thì buồn chừng...vài phút rồi cũng quay trở lại thực tại với mớ kiến thức cao ngất ngưởng chờ ta "nạp". Điểm số giờ đây như "phù du", khi mà đứng trước 13 môn, ta không còn lựa chọn nào khác là phải gồng mình...học.
Bạn là teen 12, nếu bạn đang áp lực chỉ vì lý do điểm số thì...đừng đặt nặng nữa. Có rất nhiều bạn, 12 năm liền là học sinh giỏi, tốt nghiệp loại giỏi nhưng không đậu một trường ĐH nào. Một vài bạn tốt nghiệp loại trung bình nhưng đậu hai, ba trường ĐH. Lấy đó làm gương nhé!
Công nghệ, Giáo dục công dân, Tin học, Thể dục: cực vui
Bởi vì ở các môn này, bọn teen 12 chúng tớ không phải "đầu tư", và thầy cô cũng châm chước. Với môn Công nghệ, xung phong trả lời đúng là được...10 ngay! Giáo dục công dân thì kiểm tra đề mở, ai chép chữ đẹp thì điểm cao, không thì "điểm thấp" (nhưng không dưới 7 đâu nhá). Môn Tin thì thường xuyên học ở phòng máy, xa rồi những lý thuyết khô khan... Ôi, vậy là teen 12 chỉ cần tập trung cho...8 môn có "nguy cơ" ra thi tốt nghiệp thôi nhỉ? Cũng là một "đặc cách" cho teen cuối cấp đó chứ! Chưa hết đâu, "nghe đồn" là đề thi học kì cũng sẽ không khiến teen "lao lực" nhiều. Quá hay còn gì!
o0o
Bạn luôn được ba mẹ "bảo bọc, che chở", bạn ít khi "giao lưu" với bên ngoài và cũng chẳng thể làm theo sở thích.
Bạn lúc nào cũng trong trạng thái "căng như dây đàn" vì sợ ba mẹ rầy la chuyện học hành dựa trên điểm số.
Bạn vẫn phải học bài vì những môn phụ không thi tốt nghiệp.
Vậy thì lên 12, bạn sẽ được 3 "quyền lợi" trên. Dù rằng năm cuối cấp có bao nỗi lo chất chồng, những cảm xúc khó diễn tả cùng một trạng thái mệt mỏi thường niên vì phải "ngốn" chữ, nhưng nghĩ tới những "ưu tiên" từ thầy cô, gia đình, là tụi mình như có động lực để...phấn đấu tiếp! Lớn rồi, cũng ý thức được tương lai của mình chứ!
Teen 10 và 11 cũng đừng ganh tị nhé, vì cũng sẽ đến lúc các bạn được hưởng những "quyền lợi" này, nhưng đi kèm với một nghĩa vụ nặng nề hơn: đậu đại học. Thế mới biết, "không có điều gì tự nhiên mà đến" đâu!
1 tuần của teen 12 Nếu đang bước vào năm cuối cấp hoặc đã trải qua lớp 12, hẳn bạn sẽ "đồng cảm" với chúng tôi. Còn nếu bạn vẫn đang tò mò về "cuộc sống cuối cấp", mời bạn đọc những dòng chia sẻ sau đây để được "thấy cận cảnh" chúng tôi làm gì trong những khoảng thời gian khác nhau vào 7 ngày trong tuần....