Teen 12 đang…”phân hóa”
Nếu trước đây, mục tiêu chung của họ là “cố gắng học tốt toàn diện”, thì bỗng dưng đến năm cuối cấp, họ lại rẽ theo những chiều hướng khác. Liệu sự “ phân hóa” trong tư tưởng có mang lại những điều tích cực hoàn toàn?
Năm cuối cấp, học thêm, học tăng tiết, sự phân bổ thời gian không hợp lý, trì hoãn những bài tập phải hoàn thành tạo nên áp lực. Hơn nữa teen luôn “quan trọng hóa” ở năm học này, nên cứ phải ùn ùn chạy sô cho bằng bạn bè, và học với tần suất dày đặc trong khi khả năng tiếp thu ít ỏi…
Dần dà, họ lâm vào trạng thái luôn thiếu thời gian, không biết bắt đầu từ việc nào trước, để rồi ức chế, bế tắc tinh thần và rồi chỉ muốn…vứt bỏ sách vở để giải trí…
Khi những biểu hiện ấy bắt đầu nhen nhóm và đang hiện diện trong tiềm thức của teen cuối cấp thì cũng chính là lúc họ tìm “lối thoát” bằng cách tự…giảm nhẹ sự căng thẳng cho mình.
Chênh lệch đáng sợ
Hầu hết các anh chị đi trước đều khuyên rằng: “Năm cuối cấp thì đừng ôm đồm quá nhiều nữa, chú trọng vào ba môn chủ lực của mình, mấy môn khác bình thường cũng ổn rồi”. Nhưng nếu thấy “bình thường” để rồi “coi thường” thì thật nguy hiểm.
Đã quen với cách học chương trình phân ban nên teen 12 cũng hiểu được rằng “chỉ chú trọng học ban của mình”. Vì thế bạn đừng ngạc nhiên khi lớp ban D có điểm môn Hóa quá thấp hoặc lớp ban A có bảng điểm môn Văn “khó chấp nhận”.
Điểm số được xem là thước đo trong việc đánh giá năng lực học tập, nhưng với teen 12 thì không còn khách quan nữa, vì có những bạn đạt gần 9.0 môn Toán, Lý, Hóa nhưng lại chưa đến 5.0 môn Văn, Địa, GDCD…Nói họ học sinh giỏi cũng không hẳn mà học lực trung bình cũng không thể…
B.P (lớp 12 trường N) bày tỏ: “Học nhiều chi cho mệt, mình thấy có mấy anh chị học giỏi quá trời mà tốt nghiệp cũng loại…trung bình chỉ vì một môn đó thôi! Bởi vậy nên bị 0 điểm Sử hoặc dưới trung bình môn Văn đối với mình cũng không thành vấn đề. 30 điểm cho 6 môn là đậu tốt nghiệp, cứ thế mà học!”
=> Thực tế, nhiều teen cuối cấp mang tư tưởng này để rồi hối hận dài dài. “Học lệch” không có nghĩa là chỉ lo 3 môn, và “mặc xác” những môn còn lại. Ít nhất bạn cũng phải nắm được những kiến thức cơ bản cốt lõi, để mang vào phòng thi sự tự tin, từ đó làm bài mới đạt hiệu quả. Và bạn không thể đạt được thành tích cao trong hai kì thi quan trọng khi bạn mặc cảm rằng “mình chỉ rành 3 môn, những môn còn lại chẳng có một chút kiến thức nào hết”.
Video đang HOT
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Học ngược!
Hiện nay, một số teen 12 học ban A nhưng lại đầu tư cho ban D và ngược lại!
Lý giải cho vấn đề này là: Sau hơn hai năm học, họ đã nhận ra rằng mình đi sai đường khi thấy mình học không tốt ở một số môn nào đó, nên không đủ tự tin khi thi.
Vì vậy, có rất nhiều bạn học nâng cao Toán Lý Hóa nhưng suốt ngày chỉ lo học thêm Văn, Tiếng Anh. Những ai học ngược đều phải cố gắng gấp đôi, vì ôm đồm và phải học gắng sức ở nhiều môn hơn mọi người.
Hệ quả có thể xảy ra: điểm thấp ở những môn nâng cao, và điểm không cao ở những môn chú trọng. Bởi đơn giản, thời gian bị dàn trải quá nhiều để học theo ban này và luyện theo khối khác!
Chia bài ra học!
Teen 12 thường được thầy cô những môn phụ “o bế”. Vì vậy họ thường rất “bạo” trong những lúc kiểm tra. Một phương pháp rất được áp dụng chính là: Chia bài ra học luân phiên!
Chẳng hạn như, nếu hôm đó kiểm tra 10 bài, thì 4 bạn ngồi gần nhau sẽ…phân công bài học, sau đó ai thuộc thì đọc cho cả nhóm chép! Hoặc môn thuộc sở trường của người nào thì người đó học, những người khác chỉ việc “hưởng”…
o0o
“Phân hóa” trong lựa chọn
Ngoài những kiểu học “phân hóa”, teen 12 còn khác nhau rất nhiều trong việc lựa chọn trường đại học cho mình…
Chẳng hạn như, một bạn học rất giỏi, là “mọt sách” suốt 11 năm, nhưng rồi chỉ chọn trường ĐH bình thường chỉ vì bạn ấy…thích trường đó. Thế là bạn này học tà tà, thư thái trong năm cuối cấp vì tin rằng “khả năng mình đủ để đậu”. Trong khi một bạn khác có sức học bình thường nhưng vì gia đình ép buộc nên phải thi vào một trường có tiếng, áp lực tăng cao, từ một người “vô tư, vô lo”, bạn ấy muộn phiền, căng thẳng càng nhiều…
Một số bạn lại có ý định du học, hoặc thi ĐH ở những khối năng khiếu, nên “lơ” luôn những lời khuyên từ thầy cô, gia đình. Họ quan niệm: “Có đam mê là được rồi! Mấy môn khác không thi, cần chi phải học!”
o0o
Đừng bị “phân hóa” bởi những quan điểm lý thuyết
Bạn rất lạc quan và có góc nhìn lãng mạn khi tin theo những “chân lý” kiểu như: “Học 3 môn quan trọng thôi, học hết chưa chắc đã giỏi”, “Đại học không phải con đường duy nhất”, “Không phải ai học trường đại học công lập cũng thành đạt”… Những suy nghĩ chủ quan sẽ giết chết sự cố gắng nỗ lực được ấp ủ trong bạn, để rồi bạn không còn biết buồn trước những điểm 0, chẳng thèm quan tâm xem kiến thức Địa lí, Lịch sử của mình ở trình độ nào… Đến khi nhìn thấu đáo được bản chất sự việc, thì đã muộn…
Vì vậy, đừng bị lung lay, bạn nhé! Hãy cứ học trong khả năng có thể, đôi khi nản lòng sẽ cho bạn vài phút tĩnh tâm để nhìn lại chặng đường đã đi qua, và bạn sẽ biết được mình cần phải làm gì sau đó…
Tuổi trẻ rất đẹp, và kiến thức nào cũng hữu ích…Biết đâu trong một thời điểm nào đó ở cuộc sống, một thông tin mà bạn đã đọc qua khi còn đi học sẽ giúp bạn rất nhiều…
Teen 12 với những môn học phụ
Hiện nay dù chưa đến kì thi tuyển sinh ĐH & CĐ nhưng nhiều teen 12 vẫn đang cố hết sức tập trung vào học những môn trong khối thi của mình. Vì thế mà hầu như các bạn tập trung vào các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh trong khối tự nhiên sẽ bỏ các môn Xã hội hoặc ngược lại. Thậm chí các môn phụ thì các bạn không bao giờ ngó ngàng tới.
Môn phụ ư? Không quan tâm
Bước vào một lớp học nhìn đâu cũng thấy các bạn cắm cúi làm bài tập mà chủ yếu là mấy môn thi ĐH thôi, đó là những giờ trước khi vào lớp, còn trong tiết học thì vẫn đâu đócó bạn lén lút lấy ra làm. Giờ học Văn thì lấy máy tính ra bấm lia lịa, giờ học Công Dân, Công Nghệ , Tin.... thì hầu như các bạn không bao giờ chép bài. Hở tới những môn học này thì các bạn lại đem môn khác ra làm thay, cứ như thế thay phiên nhau cho đến hết tiết học.
Yến (trường Nguyễn Trãi): "Tớ quyết định thi khối A nên thời gian luyện thi 3 môn này chiếm gần hết. Hằng ngày tớ chỉ dành 1 tiếng đồng hồ để coi mấy môn nằm ngoài môn chính thôi, họa may Văn, Anh thì tớ còn học chút ít chứ Công Nghệ, Tin... thì tớ vứt, học làm gì cho tốn thời gian mà chẳng ra thi. Mặc dù các thầy cô dạy môn Tin và Công Nghệ tạo điều kiện cho bọn tớ và chỉ yêu cầu bọn tớ soạn bài nhưng tớ nghĩ thay vì tốn thời gian soạn bài như thế thì tớ dành thời gian ấy cho môn Toán thì tốt hơn. Điểm số với tớ không quan trọng mà quan trọng là kiến thức thôi."
Cũng như Yến có rất nhiều bạn suy nghĩ như vậy. Đa số các bạn đều đồng tình với quan điểm này: "Học những môn phụ làm gì cho tốn thời gian, dành thời gian này cho môn mình thi thì tốt hơn. Học rồi cũng chẳng có ích gì, có áp dụng hay thi cử gì đâu."
Quân (trường Thái Phiên): "Cũng như hầu hết các bạn thì tớ cũng không quan tâm nhiều đến những môn phụ đâu. Tuy nhiên tớ cũng có học Anh vì nó có ra thi Tốt nghiệp, còn mấy môn khác hầu như tớ không học gì hết. Đầu năm vô tớ chép bài đầu đủ rồi xung phong lên bảng dò bài lấy 9, 10 rồi sau đó bỏ qua một bên. Quan tâm làm gì tới mấy môn đó nữa, sẽ chẳng ra thi đâu."
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Tuy là vậy nhưng cũng có trường hợp vài bạn muốn giữ vững thành tích học sinh giỏi của mình nên học ngày học đêm, học hết tất cả các môn, thế là những môn phụ thì điểm cao mà những môn chính thì điểm thấp. Vậy đó, học như thế nào là cả một vấn đề đáng quan tâm của teen 12. Chính vì vậy mà mỗi teen chúng ta và đặc biệt là teen 12 thì nên có những cách học sao cho đúng, cho hiệu quả, làm sao cho những môn chính điểm cao mà môn phụ không chiếm nhiều thời gian của bạn?
Teen 12 ơi chú ý!
Chắc hẳn ai cũng muốn cho môn mình thi ĐH phải đạt điểm cao, kiến thức của mình thật vững, thật chắc nên chúng ta phải học thật nhiều, làm bài tập thật chăm, chúng ta phải siêng năng hơn, chăm chỉ hơn, dành nhiều thời gian cho môn ấy hơn. Nhưng chúng ta cũng không được bỏ bê những môn phụ vì có vài môn vẫn nằm trong danh sách thi TN, nếu chúng ta chỉ lo học môn chính mà bỏ Văn, Anh...thì làm sao có kiến thức thi TN đây? Không đậu TN thì làm sao mà thi ĐH?
Nếu như chúng ta không muốn những môn này chiếm nhiều thời gian cho việc học bài thì tốt hơn hết chúng ta hãy nắm những ý chính nhất, cơ bản nhất của môn đó, không cần phải quá đào sâu vào nó. Bên cạnh đó, thiết nghĩ một ngày chúng ta dành ra nửa tiếng để học một bài Lịch Sử hay Địa thì cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến thời gian học các môn khác, mà vẫn đảm bảo việc nắm nội dụng bài và nếu có bị kiểm tra đột xuất, teen mình cũng sẽ không bị ăn một con 0 to tướng.
Mỗi môn học đều có sự thú vị của nó cả các bạn ạ và nó đều giúp ích cho mình sau này rất nhiều, vì thế bên cạnh những "thời gian lớn" dành cho việc học các môn chính, chúng ta hãy dành một thời gian ít hơn, nhỏ hơn, để đủ nắm kiến thức cơ bản cho các môn phụ nhé!
Teen 12 đang rộ lên phong trào tự học Tự học chính là con đường đi tới thành công, nhiều teen 12 đã nhất trí công nhận là như thế. Nhiều bạn đã hình thành cho mình một tư tưởng mới hơn trong quá trình học tập, không còn phải đâm đầu vào các lò luyện thi đông đúc, không chạy theo điểm số. Lý do đơn giản nhất chính là các...