Teen 11 rục rịch học hè từ tháng 6
Có thể nói hơn 1 tháng hè của teen 11 đã kín lịch, đồng nghĩa với việc thời gian nghỉ ngơi gần như là không có.
Dù mới vào đầu tháng 6, vừa được nghỉ hè không lâu nhưng nhiều teen 11 đã rục rịch lên lịch học thêm cho hè này. Lịch học của teen 11 chẳng kém cạnh gì thậm chí là còn dày đặc hơn so với các teen lớp 12. Cả 5 môn Toán, Lý, Hoá, Văn, Anh đều được đầu tư một cách kĩ lưỡng.
Địa điểm học thêm của các teen thường là tại các lò luyện như một số lò luyện thi nổi tiếng như: Chùa Bộc, Y, Bách Khoa… ở Hà Nội cho tới các gia sư riêng dạy tại nhà đều được teen tìm kiếm khắp nơi.
Khi được hỏi thì nhiều teen chỉ cười trừ cho biết: “Mình học luôn từ bây giờ, sang năm cho nó thoải mái, chứ để sang năm mới bắt đầu học thì sợ lắm. Bao nhiêu công sức bản thân và bố mẹ bỏ ra nên mình cũng thấy lo lắm”.
Tâm lý lo lắng, sợ hãi không phải chỉ có ở một vài teen mà là của đa số teen hiện nay đều có chung suy nghĩ như vậy. Chính vì lẽ đó mà nhiều teen đã không ngại dành thời gian nghỉ ngơi của mình cho việc học thêm.
Tuy nhiên tác hại của việc học nhồi nhét, không khoa học này là rất lớn mà nhiều teen đã không chú ý tới như:
- Hè là khoảng thời gian nghỉ ngơi sau 1 năm học vất vả nhưng nay lại bị đem ra tận dụng triệt để để đi học thêm. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của teen và cũng như tâm lý của bạn rồi.
- Học nhiều nhưng lượng kiến thức thu được không nhiều.
Chính vì cách học không theo khoa học này khiến nhiều teen bị “ngộ độc” kiến thức, chưa kịp “nuốt trôi” kiến thức môn này đã phải è cổ tiếp thu môn khác. Kiến thức trở nên hỗn độn, không thể nhớ hết được. Nếu tình trạng học thế này kéo dài thì nó sẽ làm ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn rất nhiều.
Video đang HOT
- Tốn tiền học phí
Có 1 số môn học mà teen có thể tự học được ở nhà như Sinh, Sử, Địa nhưng nhiều teen vẫn cố tìm cho mình 1 lớp học cho yên tâm, mặc dù ở lớp học thêm thầy cô cũng chỉ dạy như trong sách.
Học nhồi nhét như vậy sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi, không đủ sức tiếp thu. Vì thế, bạn hãy học cách học khoa học ngay từ bây giờ, để bạn vừa có một mùa hè nghỉ ngơi vui vẻ sau một năm học mệt mỏi vừa có một lượng kiến thức đủ để bước sang lớp 12, teen 11 nhé.
Thay vào đó, khi đến mùa hè như thế này, teen nhà ta có thể tham gia các khóa học kỹ năng, ngoại khóa hoặc tham gia các câu lạc bộ để giúp tăng cường tinh thần, còn là cách để cơ thể bạn thư giãn hơn. Như vậy thì vào năm học mới bạn mới có thêm hứng thú và chất lượng học của bạn cũng được tăng đáng kể. Đừng cố ép bản thân, mà hãy cố gắng tạo ra những kì nghỉ thật vui vẻ cho mình teen nhé.
Theo PLXH
Đau đầu chuyện học trung tâm hay tại gia
Đau đầu những thành phần học nhóm chỉ để chơi
Học nhóm ở đây có nhiều dạng. Một số teen học theo lớp trên trung tâm. Số khác học nhóm tại thầy cô bộ môn trên trường, cũng không ít nhóm bạn mời gia sư về nhà dạy. Nhưng hãi nhất là chuyện học nhóm của teen. Đa số, khi không được tha hồ đùa giỡn trên lớp, nhiều nhóm bạn chọn nơi học thêm là địa điểm... giải khuây.
Như nhóm bạn học anh văn của Thảo Trinh (Phú Nhuận) lúc nào cũng tưng bừng như vậy. Hội tụ toàn con nhà khá giả, lại sành điệu, nhóm bạn 5 người của Thảo Trinh luôn mời gia sư về giảng dạy riêng cho mình.
Đầu giờ học, cả nhóm ai cũng xin bố mẹ đi học thêm sớm. Lý do bảo là để xem lại bài, nhưng thực chất chẳng phải vậy. Trong tiết học thêm, vì nghĩ là "không lấy điểm", nên chẳng ai học hành nghiêm túc. Hôm thì nói chuyện, đùa giỡn chẳng nghe giảng. Hôm lại ăn vụng rồi tụ tập cà kê ăn hàng ăn quán.
Những giáo viên nào kinh nghiệm cũng chỉ bám trụ được vài tháng. Thay đổi gia sư xoành xoạch, cả nhóm coi đó là "xì-tai". Phụ huynh có hỏi thì đủ thứ lí do. Nào là cô giáo trẻ thiếu kinh nghiệm, nào là cô giảng không hiểu, nào là cô bận nên không chịu dạy nữa... Học được thì ít, mà nhóm kiếm cớ tụ tập, khoe hàng hiệu, bàn về các cậu trai trong lớp thì nhiều. Do đó, dù môn nào cũng học thêm nhưng bộ 5 này chẳng tiến bộ chút nào.
Chính vì những buổi học nhóm như thế mà rất nhiều phụ huynh không thích.
Ảnh chỉ mang tính minh họa.
Việc thay đổi gia sư xoành xoạch cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc học thêm của teen. Bởi khi gia sư mới bắt đầu giảng dạy, thì phải tốn một khoảng thời gian mới nắm bắt được tình hình học tập của nhóm. Mặt mạnh, mặt yếu và tính tình của từng bạn cũng đòi hỏi phải qua thời gian thì mới có thể hiểu hết để giúp các bạn tiến bộ được.
Không chỉ học gia sư tại nhà mới để chơi. Nhiều bạn tìm đến các trung tâm như nơi để thoát khỏi nhà. Mỗi người một mục đích nhưng không phải ai cũng đến để học. Tệ hơn là một số còn coi trung tâm học thêm là nơi để làm quen, yêu đương. Nhiều teen đến trung tâm chỉ để gặp người yêu và cùng ngồi bên nhau trong lớp (?).
Chẳng lạ khi thấy nhiều bạn đến trường học mà ăn mặc hở hang, lòe loẹt. Lại có những nam sinh vào lớp chỉ để chọc ghẹo các bạn nữ. Suốt ngày ngó đông ngó tây tìm "em xinh" mà chẳng học hành gì. Việc đó không chỉ ảnh hưởng đến thành tích học tập của cá nhân đó, mà còn khiến cho những bạn khác bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bạn đến trung tâm muốn học hành nghiêm túc nhưng lại không thể học được. Nguyên nhân do tình trạng các trung tâm học thường khá đông đúc. Học sinh nhiều bạn còn kém ý thức. Người vào người ra, giáo viên không thể kiểm soát hết tình hình lớp và không thể kèm cặp, chỉ bảo kĩ càng được.
Một kèm một liệu có hiệu quả?
Rất nhiều teen tìm gia sư để học
Chán cảnh học trung tâm đông đúc, cũng không tìm được bạn để học nhóm chung. Nhiều teen chọn cách học gia sư riêng vì cho rằng như vậy là hiệu quả nhất. Nhưng học gia sư đôi khi cũng không hẳn đã tốt.
Nhiều gia sư dạy thêm nhiệt tình cao, bài nào học trò không biết cũng ... làm dùm. Thế nên đôi khi làm học sinh trở nên thụ động và tình hình học tập ngày càng tệ hơn. Nhiều bạn khi học xong cũng không biết mình đang tìm gia sư về học hay đang tìm một người về làm bài dùm. Nhưng dù nhận ra thế, ít ai lên tiếng góp ý với thầy. Chung quy cũng tại chữ... lười.
Duy Phú (trường B.T.X) cho biết: "Mình đã từng được học một gia sư rất nhiệt tình, nhưng do trẻ tuổi, nên đôi khi thầy giảng mình chẳng hiểu gì cả. Nhiều chỗ, ban đầu thấy đơn giản, mình định làm, nhưng thầy giảng xong mình đâm ra không hiểu. Đang vò đầu bứt tóc thì thầy giải luôn. Thế rồi mình chép vào. Định bụng thầy về sẽ coi lại bài, nhưng xong lười quá nên cứ khất lần khất lượt. Một thời gian sau, mẹ mình thấy càng học thêm càng sút. Thế là bắt mình tự học một mình".
Những trường hợp thầy giảng chuyện thầy, em hiểu chuyện em... không thiếu. Lại có nhiều bạn khi học gia sư, thì tỏ thái độ rất coi thường. Nguyên nhân vì học gia sư không lấy điểm. Giáo viên chịu dạy một kèm một thường trẻ tuổi, nên đôi khi học trò quậy phá chẳng nể nang ai.
Chọn lựa như thế nào?
Nên lựa chọn thế nào...?
Có những bạn nghĩ rằng khi đi học thêm thì thầy cô có thể giảng lại toàn bộ, nên vào lớp ngồi lo ngắm trời ngắm mây chẳng chịu học. Đến khi về nhà thì cũng không học nốt. Kết quả là dù có đi học thêm, học nếm bao nhiêu nhưng điểm số vẫn chẳng tăng.
Nói vậy không có nghĩa là học thêm không hiệu quả. Nó chỉ cho thấy rằng rất nhiều bạn lựa chọn phương pháp học tập không phù hợp với mình. Hay quá ỷ lại vào việc có thể đi học thêm dẫn đến hậu quả không tốt.
Dù học thêm riêng ở nhà hay chui vào các trung tâm thì sức học của teen chỉ có thể tiến bộ nếu teen biết đưa ra cho mình quyết tâm là đến để học chứ không phải đến để gặp bạn bè hay tìm gia sư về để khỏi nghe giảng hay để có người làm bài dùm. Đừng lãng phí thời gian và tiền của vào những kiểu học thêm như trên để rồi không đem lại hiệu quả gì, bạn nhé!
Theo PLXH
"Giành giật" con vì chuyện học hè Đón đầu kỳ nghỉ hè của con, chị Trinh vội vàng đi đăng ký các lớp học hè, Toán, Anh, Văn cho con, "chạy trước" chương trình. Anh Mạnh chồng chị không đồng ý, đòi cho cháu về quê. Cậu con trai đang học lớp 3 đứng giữa cuộc giành giật của bố mẹ. Từ đầu tháng 5, anh Mạnh (ngụ ở Q.3,...