Techcombank công bố khoản vay hợp vốn nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay
Chiều 15/10, đại diện Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cho biết: Ngân hàng vừa huy động thành công khoản vay hợp vốn nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay trị giá 800 triệu USD.
Khoản vay hợp vốn này có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư là minh chứng cho việc các tổ chức tín dụng quốc tế tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng của Việt Nam dù COVID-19 phức tạp. Ảnh: P.Anh.
Khoản vay hợp vốn được bảo lãnh phát hành toàn bộ với quyền chọn cấp vốn trước và được chính thức chào bán cho các nhà đầu tư vào tháng 6/2021 với quy mô ban đầu là 500 triệu USD. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu cho vay của các nhà đầu tư quốc tế, trị giá khoản vay sau đó đã được nâng lên 800 triệu USD.
Khoản vay tín chấp này bao gồm hai cấu phần: 600 triệu USD với kỳ hạn 3 năm và 200 triệu USD với kỳ hạn 5 năm. Lãi suất của khoản tín dụng này bằng lãi suất cho vay USD liên ngân hàng (LIBOR) cộng biên độ 1,35%/năm cho kỳ hạn 3 năm và 1,62%/năm cho kỳ hạn 5 năm.
“Việc huy động vốn trên thị trường quốc tế với kỳ hạn 5 năm, cho một giá trị lớn là dấu mốc quan trọng đối với các ngân hàng Việt Nam. Tính đến nay, khoản vay hợp vốn nước ngoài được xem là có giá trị lớn nhất cho một định chế tài chính của Việt Nam trên thị trường vay hợp vốn quốc tế. Tổng cộng có 28 ngân hàng và định chế tài chính phát triển quốc tế uy tín đã tham gia vào giao dịch cho vay này”, đại diện Techcombank cho biết.
Video đang HOT
Khoản vay hợp vốn này nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động nói chung cho Techcombank; đồng thời sẽ giúp ngân hàng này đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn trung và dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ ngày càng cao của khách hàng..
Ngân hàng Standard Chartered (SCB) là tổ chức ban đầu đứng ra bảo lãnh phát hành và thu xếp khoản vay. Sau đó, Ngân hàng Cathay United, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, Ngân hàng State Bank of India và Ngân hàng Quốc tế Taishin đã cùng tham gia vào giao dịch này với tư cách là các bên được đồng chỉ định thu xếp, bảo lãnh và dựng sổ chính cho khoản tín dụng này.
Theo ông Bryan Liew, Giám đốc Điều hành phụ trách thu xếp hợp vốn của Standard Chartered, giao dịch này là một cột mốc lớn đối với thị trường cho vay Việt Nam, xét về vị thế của bên đi vay cũng như quy mô và kỳ hạn của khoản vay. Khoản vay trên thu hút thành công hơn 20 nhà đầu tư tham gia hợp vốn và giá trị của khoản vay đã tăng thêm tới 60% so với giá trị dự định vay ban đầu khẳng định sự tin tưởng của thị trường ngân hàng quốc tế đối với tiềm lực tài chính và khả năng tăng trưởng của ngân hàng Việt Nam.
Hà Nội quy định 119 vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi nhằm phòng, chống tham nhũng
Việc chuyển đổi định kỳ không áp dụng với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu; chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt.
UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4410/QĐ-UBND về việc thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 của Chính phủ.
Chuyên đề này được xây dựng căn cứ theo Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025".
Chức danh cán bộ tư pháp là vị trí công tác được định kỳ chuyển đổi. Ảnh: Ngọc Trâm
Theo đó, danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi gồm hai nhóm công việc với 119 vị trí công tác.
Trong đó, nhóm quản lý ngân sách, tài sản trong cơ quan, đơn vị (gồm: phân bổ ngân sách; kế toán; mua sắm công) có 3 vị trí.
Nhóm trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc (gồm: tổ chức cán bộ; tài chính, ngân hàng; công thương; xây dựng; giao thông; y tế; văn hóa - thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; tài nguyên và môi trường; nông nghiệp và phát triển nông thôn; đầu tư và ngoại giao; tư pháp; lao động - thương binh và xã hội; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; quốc phòng; công an; thanh tra và phòng, chống tham nhũng) có 116 vị trí.
Phương thức thực: chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương. Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác, gồm: Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật; người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử; người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên; người đang biệt phái; phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Đáng chú ý, việc chuyển đổi trên không áp dụng với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu; chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt.
Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.
312.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản trả lời các ý kiến đề xuất chính sách hỗ trợ chống dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM. Cụ thể Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho biết, từ năm 2020 đến nay, khi dịch Covid-19 bùng phát tác động đến các hoạt động sản...