Tê giác siêu hiếm bị giết ở Ấn Độ, chiếc sừng mất tích
Một con tê giác quý hiếm đã bị giết hại tại công viên quốc gia Kaziranga của Ấn Độ. Vụ việc gióng lên hồi chuông cảnh báo nạn săn bắt động vật hoang dã gia tăng trong thời dịch.
“Các chuyên gia cho rằng con tê giác đã bị giết hại từ 2-3 ngày trước”, Giám đốc công viên quốc gia Kaziranga, ông P. Sivakumar chia sẻ với AFP hôm 10/5. Công viên này là nơi bảo tồn nhiều tê giác một sừng nhất thế giới.
Theo ông Sivakumar, xác con tê giác được tìm thấy trong công viên và chiếc sừng của nó đã biến mất. “Đây là một vụ săn bắt trộm. Chúng tôi cũng tịch thu được 8 viên đạn của súng AK 47″, ông này cho biết.
Tê giác một sừng thường xuất hiện ở khu vực phía Bắc Ấn Độ và Nepal. Ảnh: AFP.
Trong năm nay, đây là vụ săn trộm đầu tiên xảy ra tại một khu bảo tồn được tổ chức UNESCO công nhận là di sản. Theo các quan chức, công viên Kaziranga ghi nhận nhiều vụ săn bắt trộm từ khi lệnh phong tỏa chống dịch có hiệu lực hồi cuối tháng 3.
Chỉ tính trong tháng 4, lực lượng kiểm lâm và nhân viên bảo vệ động vật hoang dã đã ngăn chặn được 5 nỗ lực săn bắt, giết hại các loài động vật quý hiếm.
Tê giác một sừng thường xuất hiện ở khu vực phía Bắc Ấn Độ và Nepal. Chúng là loài động vật quý hiếm và thường bị săn lùng để lấy sừng làm thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc. Theo số liệu năm 2018, công viên Kaziranga là nơi bảo tồn 2.413 con tê giác một sừng.
Tại thị trường chợ đen, những kẻ săn trộm có thể kiếm được 150.000 USD cho một chiếc sừng tê giác và 60.000 USD/kg thịt tê giác, theo truyền thông địa phương.
Tê giác mẹ chiến đấu với voi ‘điên’ để bảo vệ con Hai mẹ con tê giác đang tắm bùn tại một ao nước trong vườn quốc gia Kruger, Nam Phi, thì bất ngờ bị một con voi lao vào tấn công điên cuồng.
Ấn Độ treo cổ 4 kẻ cưỡng hiếp, giết hại nữ sinh viên y khoa
Ấn Độ treo cổ 4 người đàn ông bị kết án cưỡng hiếp và sát hại một phụ nữ trẻ trên xe buýt ở New Delhi năm 2012, trong vụ việc gây rúng động thế giới.
Bốn người bị xử tử vào rạng sáng 20/3 ở nhà tù Tihar, ngoại ô thủ đô New Delhi, theo các kênh tin tức truyền hình Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ đã cự tuyệt những khẩn cầu miễn giảm tội cho những thủ phạm trong vụ án này sau khi Tòa án Tối cao bác đơn xem xét lại án tử hình.
Hàng trăm sĩ quan cảnh sát đã được triển khai bên ngoài khuôn viên nhà tù để kiểm soát đám đông chờ đợi ăn mừng vụ hành quyết.
Bản án này đã thắp lên hy vọng cho việc đảm bảo sự an toàn của phụ nữ ở Ấn Độ.
"Hôm nay, công lý đã được thực thi sau 7 năm", mẹ của nạn nhân nói với các phóng viên bên ngoài nhà tù.
"Tôi cảm ơn hệ thống tư pháp Ấn Độ và tạ ơn thần linh đã nghe lời cầu nguyện của chúng tôi. Linh hồn con gái của tôi giờ đây có thể yên nghỉ".
Mẹ của nạn nhân trong vụ cưỡng hiếp chết người năm 2012 nói rằng công lý đã được thực khi sau khi bốn thủ phạm bị xử tử để đền tội. Ảnh: AP.
Sáu người đàn ông đã bị bắt trong vụ tấn công. Một nghi phạm, Ram Singh, đã tự tử trong phòng giam vào tháng 3/2013. Nghi phạm còn lại bị bắt vào lúc 17 tuổi đã được thả ra năm 2015 sau 3 năm trong trại giáo dưỡng.
Vụ tấn công nói trên diễn ra năm 2012 trên một chiếc xe buýt đang chạy. Sau khi gây án, các thủ phạm bỏ lại nạn nhân, một sinh viên 23 tuổi học chuyên khoa vật lý trị liệu, trên đường.
Nạn nhân qua đời 2 tuần sau đó vì các vết thương quá nặng. Cô qua đời ở bệnh viện tại Singapore sau khi được chuyển tới đây trong nỗ lực cứu mạng sống cho nạn nhân.
Sự giận dữ của người dân Ấn Độ sau cái chết thương tâm của nạn nhân đã dẫn tới việc Ấn Độ thông qua những điều luật cứng rắn mới đối với bạo lực tình dục, bao gồm án tử hình cho tội cưỡng hiếp trong một số trường hợp.
Bài hát chống hiếp dâm của Chile gây sốt khắp thế giới
Bài hát về nữ quyền có tên Un Violador en Tu Camino được phụ nữ trên khắp thế giới hô vang phản ánh nạn hiếp dâm và sự bất bình đẳng về giới tính.
Theo news.zing.vn
Cuộc chiến trên những bức tường - nghệ thuật thời dịch từ Mỹ đến Na Uy Nghệ thuật đường phố là một hình thức biểu đạt quan điểm trước xã hội, và đại dịch virus corona đã thôi thúc sự sáng tạo của các họa sĩ tranh tường trên toàn thế giới. Ảnh: Pobel/New York Times. Hồi tháng 3, họa sĩ Pobel trở về quê nhà Na Uy sau chuyến đi rừng ở Peru và phát hiện nơi anh...