Tay nổi gân xanh là dấu hiệu của bệnh gì?
Tay nổi gân xanh thực chất là tình trạng các tĩnh mạch phía dưới da nổi lên. Khi nhận thấy hiện tượng nổi gân xanh trên bàn tay của mình rõ ràng và đậm màu hơn người khác khiến cho nhiều người không khỏi thắc mắc và lo lắng.
Trong nhiều trường hợp, tình trạng này hoàn toàn là vấn đề bình thường và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về mạch má.u nếu kèm theo những dấu hiệu nghi ngờ khác.
Nguyên nhân khiến tay nổi gân xanh
Gân xanh chính là các đường tĩnh mạch nằm ở dưới da. Những mạch má.u có chức năng vận chuyển má.u từ các bộ phận trên cơ thể trở về tim. Tùy thuố.c vào sắc tố da và cơ địa của mỗi người mạch má.u sẽ có màu: xanh biển, xanh lá và tím. Khi quan sát chắc chắn bạn sẽ càng để ý hơn và không khỏi lo lắng về tình trạng nổi gân xanh ở tay.
Tay nổi gân xanh ở vài người được cho rằng là hiện tượng sinh lý tự nhiên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bên cạnh đó chúng ta không nên quá xe.m thườn.g vì chúng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.
Một số nguyên nhân khiến tay nổi gân xanh
Do vận động mạnh
Khi vận động hoặc chơi các môn thể thao như bộ môn cử tạ, các cơ trong cơ thể sẽ căng lên và đẩy các tĩnh mạch dưới da nổi gồ lên bề mặt da và gây nên hiện tượng nổi gân xanh trên tay tạm thời.
Nổi gân xanh ở phụ nữ mang thai
Trong giai đoạn mang thai tình trạng nổi gân xanh thường nổi nhiều hơn so với người thường do tăng lượng má.u để nuôi dưỡng em bé vì vậy các mạch má.u căng lên và nổi rõ lên trên da. Sau khi sinh xong các tĩnh mạch bị nổi phồng lên sẽ trở lại bình thường. Trường hợp nếu thai quá lớn hoặc mang thai nhiều lần có thể sẽ dẫn đến tình trạng tĩnh mạch bị suy yếu hoặc bệnh giãn tĩnh mạch.
Gân xanh có thể do có liên quan trực tiếp với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch
Bệnh suy giãn tĩnh mạch
Mặc dù bệnh này thường xảy ra nhất ở chân, nhưng chứng giãn tĩnh mạch cũng có thể xuất hiện ở bàn tay hoặc cánh tay.
Các tĩnh mạch giãn rộng, có thể phình ra do má.u đọng lại trong tĩnh mạch. Điều này xảy ra khi các van một chiều bên trong tĩnh mạch bị nghẽn lại hoặc suy giãn tĩnh mạch do tuổ.i tác. Thay vì giữ cho má.u chả.y ngược với trọng lực về phía tim, các van tĩnh mạch để má.u rò rỉ trở lại bàn tay.
Quan sát bằng mắt thường cũng là một cách nhận biết dễ nhất về bệnh giãn tĩnh mạch tay bởi các đường gân xanh nổi ngoằn ngoèo và phồng lên trên da. Tuy nhiên nếu cảm thấy bất thường về tình trạng nổi gân xanh gây đau nhức, các cơ co rút lại khi về đêm thì hãy cân nhắc đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và được điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Do da mỏng và trắng
Những người có làn da trắng thường sẽ dễ nhìn thấy gân xanh hơn những người có làn da đen và ngăm. Làn da mỏng cũng là một trong những yếu tố làm lộ rõ gân guốc, tình trạng này thường gặp ở những người lớn tuổ.i do quá trình lão hóa da làm suy giảm lớp Collagen khiến cho da mỏng hơn và lộ rõ tĩnh mạch.
Do quá gầy
Đối với một số người thiếu cân nặng do quá gầy, lớp mỡ dưới da ít dẫn đến việc không che phủ được hết các đường tĩnh mạch, các tĩnh mạch trở nên nổi bật và phồng lên trên da. Trường hợp này thường gặp ở người cao tuổ.i hoặc thiếu cân nặng.
Có cần điều trị tay nổi gân xanh?
Tùy theo các nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng nổi gân xanh sẽ có thể cần phải điều trị hay không, việc điều trị phụ thuộc vào các yếu tố nguyên nhân.
Đối với những trường hợp bàn tay nổi gân không phải do tình trạng bệnh lý tĩnh mạch và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ, đặc biệt ở chị em phụ nữ thì người bệnh nên lưu ý những việc sau:
Thực hiện các bài tập giãn cơ trước và sau khi vận động hay tập thể dục.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, đủ chất để giảm nguy cơ độc tố bị ứ đọng trong cơ thể.
Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và thư giãn như yoga, thiền để hạn chế tình trạng căng thẳng, giảm stress.
Sử dụng phương pháp massage tay và bàn tay thường xuyên với nước ấm để chúng được thư giãn tránh tình trạng suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt đối với người cao tuổ.i, các mẹ bầu.
Đối với các trường hợp tay nổi gân xanh là do các bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, để điều trị hiệu quả cũng như tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể theo từng tình trạng bệnh.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch phổ biến:
Điều trị bằng thuố.c: nếu giãn tĩnh mạch xảy ra do viêm tĩnh mạch có thể sử dụng thuố.c kháng sinh, thuố.c kháng viêm kết hợp chườm ấm để giảm đau. Còn nếu có hình thành cục má.u đông, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuố.c giảm đau và thuố.c chống đông má.u.
Liệu pháp laser: đây là phương pháp điều trị sử dụng sóng cao tần hoặc sóng radio để loại bỏ những đoạn tĩnh mạch bị suy giãn.
Phẫu thuật cắt bỏ: bệnh nhân cũng có thể được loại bỏ các đoạn tĩnh mạch bị suy giãn qua tiểu phẫu ở tay.
Điều trị xơ cứng: tĩnh mạch của người bệnh sẽ được tiêm thuố.c gây xơ. Thuố.c này có chứa hóa chất nhằm gây tổn thương lớp nội mạc mạch má.u khiến lòng mạch bị xơ hóa và dính lại, từ đó các tĩnh mạch đã bị suy giãn sẽ được loại bỏ.
Tay chân nổi gân xanh có phải dấu hiệu bệnh nguy hiểm?
Tình trạng tay chân nổi gân xanh thường khiến nhiều người lo lắng về một căn bệnh nguy hiểm nào đó, đặc biệt chị em phụ nữ.
Điều này có đúng không?
Nguyên nhân xuất hiện gân xanh trên cơ thể
Về bản chất, những đường gân xanh không phải là gân mà là những đường tĩnh mạch nông nằm sát da. Các tĩnh mạch này có chức năng vận chuyển má.u từ các cơ quan quay trở về tim. Má.u tĩnh mạch có màu xanh tím trên bề mặt cơ thể nên được gọi là gân xanh.
Trong y học cổ truyền, gân xanh là biểu hiện của khí trệ huyết ứ, tuy nhiên, y học hiện đại cho rằng hầu hết các đường gân nổi trên bề mặt cơ thể là bình thường. Ai cũng có những đường tĩnh mạch này nhưng ở một số người đường gân sẽ nổi rõ hơn ngay dưới da.
Ảnh minh họa
Những người dễ nổi gân xanh
Một số người có thể gặp tình trạng tay chân nổi gân xanh rõ ràng hơn và điều đó không có nghĩa là cơ thể có vấn đề.
Người gầy
Lớp mỡ dưới da của người gầy thường mỏng nên có thể nổi rõ các tĩnh mạch và mạch má.u. Ngược lại, những người béo phì có nhiều mỡ hơn và có xu hướng khó nhìn rõ gân xanh.
Những người béo phì chắc hẳn đã từng trải qua việc khó tìm ven để tiêm hay truyền vì mạch má.u không hiển thị rõ ràng nên đôi lúc các bác sĩ, y tá có thể phải mất vài lần tiêm mới tìm được ven.
Phụ nữ
Nhiều phụ nữ trẻ có làn da mỏng và có thể nhìn thấy rõ tình trạng tay chân nổi gân xanh. Thậm chí, gân xanh có thể xuất hiện nhiều trên trán. Một số chị em thấy không hấp dẫn thậm chí còn dùng phấn trang điểm để che đi những đường gân xanh này.
Ngoài ra, nhiều phụ nữ trong thời kỳ mang thai lo lắng khi xuất hiện tình trạng tay chân nổi gân xanh.
Trong thai kỳ, để đảm bảo nuôi dưỡng thai nhi tốt nhất, không những nhu cầu dinh dưỡng tăng mà tốc độ và thể tích má.u của thai phụ cũng cao hơn bình thường. Điều này khiến hệ mạch má.u phải hoạt động nhiều hơn, vận chuyển má.u tốc độ cao hơn kể cả động và tĩnh mạch. Do tĩnh mạch tay chân nằm gần sát da nên khi chúng giãn nở ra cũng dễ nhìn thấy hơn. Mẹ bầu không nên quá lo lắng bởi tình trạng này thường sẽ hết sau khi sinh.
Những người đàn ông tập thể dục thường xuyên
Các vận động viên và nam thanh niên có cơ bắp phát triển tốt cần được cung cấp nhiều má.u trong quá trình tập luyện gắng sức. Các tĩnh mạch của họ cũng nổi rõ hơn và trông dày hơn.
Người già
Tính đàn hồi của tĩnh mạch người cao tuổ.i càng kém nên dẫn đến tình trạng tay chân nổi gân xanh. Ở một số người cao tuổ.i do bị teo cơ, giảm mỡ dưới da nên gân xanh nổi rõ hơn.
Nổi gân xanh có phải dấu hiệu bệnh?
Y học hiện đại cho rằng gân xanh không phải là một trạng thái bệnh lý mà là biểu hiện của chức năng của mạch má.u. Tuy nhiên, việc xuất hiện các đường gân xanh, thậm chí phồng lên, biến dạng, mất màu của các đường gân xanh ở 3 bộ phận dưới đây thì phải hết sức lưu ý.
Đường gân chân ngoằn ngoèo như giun
Những người ngồi hoặc đứng lâu sẽ làm tăng áp lực tĩnh mạch chân, khiến thành tĩnh mạch giãn ra, phình ra gây nên hiện tượng nổi gân xanh giống giun đất. Đôi khi nó kèm theo sưng và đau, còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị viêm tĩnh mạch, xơ cứng biểu bì, huyết khối tĩnh mạch.
Ảnh minh họa
Đường gân bụng sưng, dày
Khi bị xơ gan hoặc có khối u ác tính chèn ép vào các cơ quan, các tĩnh mạch vùng bụng sẽ bị tắc nghẽn, khiến các tĩnh mạch nông ở bụng sưng lên và xuất hiện các đường gân xanh dày và thẳng.
Nói chung, người ta hiếm khi nổi gân xanh ở bụng, một khi đã xuất hiện thì phải hết sức lưu ý. Nên đến bệnh viện xét nghiệm má.u định kỳ, xét nghiệm chức năng gan, siêu âm B và các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân gốc rễ để kê đơn thuố.c phù hợp.
Đường gân dày ở cổ
Khi trên cổ có những đường gân xanh dày và lồi lõm, bạn phải đề phòng với chứng "sưng tĩnh mạch hình thoi". Có thể do chức năng của tâm nhĩ phải bị suy giảm khiến má.u trong tĩnh mạch không thể lưu thông đủ trở lại nên bị dồn ứ lên cổ.
Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng có thể là tiề.n đề của bệnh nhồi má.u cơ tim, bệnh tim,... rất nguy hiểm. Do đó, khi xảy ra hiện tượng này, ngoài việc chú ý nghỉ ngơi, trấn tĩnh tâm trạng, bạn phải làm các xét nghiệm này càng sớm càng tốt: xét nghiệm má.u, điện tâm đồ, CT, siêu âm tim.
6 dấu hiệu cảnh báo suy giãn tĩnh mạch chân Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý phổ biến, gây ra sự suy giảm chức năng đưa má.u trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, dẫn đến má.u bị ứ đọng lại ở vùng chân, gây biến đổi về huyết động và làm biến đổi các tổ chức mô xung quanh. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch...