Tây Ban Nha tiêm mũi tăng cường cho người đã tiêm vaccine của J&J
Ngày 26/10, Bộ Y tế Tây Ban Nha cho biết nước này có kế hoạch tiêm mũi vaccine tăng cường của hãng Pfizer hoặc Moderna cho những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine của hãng Johnson&Johnson (J&J).
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo, bắt đầu từ ngày 15/11 tới, khoảng 2 triệu người dân nước này từng được tiêm mũi 1 vaccine của J&J sẽ được tiêm mũi tăng cường bằng vaccine của hãng Pfizer hoặc Moderna, cách mũi tiêm đầu tiên 3 tháng.
Với khoảng 88,5% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ, Tây Ban Nha là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng ngừa COVID-19 cao nhất ở châu Âu.
Đầu tháng này, Chính phủ Tây Ban Nha đã bắt đầu triển khai tiêm mũi tăng cường của hãng Pfizer và Moderna cho người trên 70 tuổi. Tỷ lệ lây nhiễm ở nước này trong ngày 25/10 so với 14 ngày trước đó đã tăng vọt lên 46,4 ca/100.000 người, song con số này vẫn duy trì dưới 50 ca, ngưỡng được chính phủ Tây Ban Nha coi là mức rủi ro thấp.
Cùng ngày, hãng dược phẩm BioNTech (Đức), từng hợp tác sản xuất vaccine với hãng Pfizer (Mỹ), cho biết đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất vaccine ở châu Phi vào năm tới. Dự án trên được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng thiếu vaccine ngừa COVID-19 của châu Phi và thúc đẩy việc tiêm chủng vốn đình trệ, khi chỉ có 5,2% dân số tại châu lục này được tiêm đủ liều vaccine.
Video đang HOT
BioNTech cho biết đang làm việc với nhà chức trách ở cả hai nước Rwanda và Senegal và đã lên kế hoạch xây dựng nhà máy vào giữa năm 2022.
Sau khi hoàn tất thỏa thuận với BioNtech, Bộ trưởng Y tế Rwanda cho biết hãng sẽ giúp xây dựng địa điểm sản xuất và hỗ trợ năng lực xây dựng cũng như chia sẻ kiến thức sản xuất vaccine cho nước này. Ông cho biết thêm địa điểm xây dựng nhà máy sẽ được đặt tại đặc khu kinh tế của thủ đô Kigali.
Theo BioNTech, nhà máy khi hoàn thành sẽ bắt đầu sản xuất với công suất khoảng 50 triệu liều vaccine một năm.
Trước đó, vào tháng 8 vừa qua, BioNTech đã công bố kế hoạch xây dựng “năng lực sản xuất vaccine bền vững” ở Rwanda và Senegal, không chỉ sản xuất vaccine ngừa COVID-19 mà còn cả vaccine phòng bệnh sốt rét và bệnh lao bằng công nghệ mRNA.
Tháng 7 vừa qua, cả Pfizer và BioNtech thông báo đang hợp tác với tập đoàn Biovac trong việc đóng lọ vaccine ngừa COVID-19 tại Cape Town, Nam Phi vào năm 2022.
Hiện tại, chỉ 1% lượng vaccine được sử dụng ở châu Phi được sản xuất tại châu lục này. Liên minh châu Phi mong muốn tỷ lệ này sẽ tăng lên 60 % vào năm 2040. Châu Phi, với dân số 1,2 tỷ người, hiện có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất thế giới. Điều này cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của châu Phi vào nguồn vaccine nhập khẩu và khoảng cách công nghệ so với châu Âu cũng như với Trung Quốc và Mỹ.
Dân số da trắng Mỹ lần đầu giảm trong lịch sử
Số lượng dân cư được xác định người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha ở Mỹ giảm gần 9%, đánh dấu mức giảm đầu tiên từ năm 1790.
Cục Điều tra Dân số Mỹ hôm 12/8 công bố dữ liệu điều tra dân số năm 2020, cho thấy dân số đã phát triển "đa dạng về chủng tộc, sắc tộc hơn" và cũng tập trung ở thành thị hơn trong 10 năm qua.
Dân số da trắng không phải gốc Tây Ban Nha đã giảm 8,6% trong thập kỷ qua và hiện chiếm 57,8% dân số Mỹ, tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận từ khi điều tra dân số ở Mỹ được tiến hành năm 1790. Tuy nhiên, đây vẫn là nhóm dân số lớn nhất tại Mỹ.
Nicholas Jones, quan chức Cục Điều tra Dân số, nói rằng "những cải tiến" trên bảng câu hỏi điều tra dân số cùng phương pháp luận mới so với báo cáo năm 2010 và một số thay đổi về nhân khẩu học đã "phần lớn" ảnh hưởng đến kết quả.
Người dân đeo khẩu trang đi lại trên đường ở thành phố New York, bang New York, Mỹ hôm 23/7. Ảnh: Reuters .
Nhóm "người da trắng và một số chủng tộc khác", như người Mỹ gốc Phi hoặc người Mỹ gốc Á, tăng vọt 316% trong thập kỷ qua, chiếm 235 triệu người.
Ở Mỹ, người dân thường xác định bản thân theo nguồn gốc dân tộc, và bảng câu hỏi điều tra dân số đặc biệt yêu cầu xác định "chủng tộc". Người Mỹ gốc Phi chiếm khoảng 12,4% dân số (41 triệu người), một tỷ lệ ổn định trong 10 năm qua.
Trong khi đó, dân số người Mỹ gốc Á tăng 35,5%, lên 20 triệu người, chiếm 6% tổng dân số. Người Mỹ bản địa chiếm 1,1% dân số.
Số người xác định là gốc Tây Ban Nha, được chỉ định là dân tộc, không phải chủng tộc trong bảng câu hỏi, tăng 23%, chiếm 62 triệu cư dân Mỹ, tương đương 18% tổng dân số.
Dữ liệu cho thấy sự gia tăng dân số tập trung "gần như hoàn toàn ở các khu vực đô thị", Mark Perry, thuộc Cục điều tra dân số, cho biết. Trong những thập kỷ gần đây, miền nam và miền tây chứng kiến mức tăng cao hơn miền trung tây và đông bắc.
Dữ liệu mới cũng ghi nhận sự già hóa tổng thể của dân số quốc gia. Tổng số người dưới 18 tuổi chiếm 73,1 triệu, tương đương 22,1% dân số vào năm 2020, giảm 1,4% so với 74,2 triệu năm 2010. Sự sụt giảm một phần là do tỷ lệ sinh thấp hơn trong những năm gần đây, Cục Điều tra Dân số cho biết.
Kết quả điều tra dân số rất cần thiết để xác định phân bổ nghị sĩ trên tất cả 50 bang của Mỹ, cũng như hàng tỷ USD tài trợ liên bang, đặc biệt cho các trường học và bệnh viện. Tác động chính trị của điều tra dân số có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi bởi nó được sử dụng để xác định số ghế trong Hạ viện mà mỗi bang nhận được.
Những người làm công tác điều tra dân số sẽ thống kê người dân sinh sống trên diện rộng của đất nước, bao gồm người vô gia cư, người trong viện dưỡng lão và những người nhập cư không có giấy tờ.
Hứng sóng nhiệt kỷ lục trong 30 năm, Hy Lạp vật lộn với cháy rừng Hy Lạp trải qua đợt sóng nhiệt tồi tệ nhất trong 3 thập niên qua, gây ra cháy rừng nghiêm trọng, khiến cho hòn đảo lớn thứ 2 nước này chìm trong biển lửa giống như cảnh trong "phim kinh dị". Hứng sóng nhiệt kỷ lục trong 30 năm, Hy Lạp vật lộn với cháy rừng Cháy rừng bùng nổ trên nhiều khu...