Tây Ban Nha bác tối hậu thư của vùng Catalonia về quyền tự quyết
Ngày 2/10, chính phủ Tây Ban Nha bác bỏ tối hậu thư từ vùng Catalonia về việc yêu cầu chính quyền trung ương trao cho vùng này quyền tự quyết.
Người phát ngôn chính phủ Tây Ban Nha Isabel Celaa. (Nguồn: euronews)
Chính phủ Tây ban Nha cũng khẳng định Madrid sẽ tập trung đối thoại trên nhiều lĩnh vực với Catalonia, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.
Phát biểu tại cuộc họp báo, người phát ngôn chính phủ Tây Ban Nha Isabel Celaa khẳng định chính quyền trung ương không xem xét các tối hậu thư.
Madird có thể cho phép Catalonia có một chính quyền tự trị, nhưng vùng này không thể độc lập.
Video đang HOT
Bà khẳng định chính phủ kêu gọi chính quyền Catalonia bình tĩnh, và phải đảm bảo quyền lợi cho tất cả người dân Catalonia.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Thủ hiến vùng Catalonia Quim Torra đã đe dọa rút sự ủng hộ trong Quốc hội đối với Thủ tướng Pedro Sanchez nếu như trong vòng một tháng ông không đồng ý về một cơ chế tự quyết cho Catalonia.
Catalonia đã được trao quyền tự trị theo Hiến pháp năm 1978 của Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, việc Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha vào năm 2010 hủy bỏ một số điều trong Hiến pháp đã làm bùng phát một phong trào ủng hộ Calatonia độc lập, với cuộc trưng cầu ý dân trái phép về độc lập hồi cuối tháng 10/2017, dẫn tới việc chính quyền trung ương Madrid giành lại quyền kiểm soát trực tiếp đối với vùng này./.
Theo vietnamplus
Cựu Thủ hiến Catalonia chạy sang Bỉ sau khi bị cáo buộc hàng loạt tội danh
Cựu Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont cùng một vài thành viên trong chính quyền mới bị sa thải của ông đã đào thoát sang Bỉ sau khi cơ quan công tố Tây Ban Nha cáo buộc chính quyền của ông mắc hàng loạt tội danh và có thể chịu bản án 30 năm tù giam.
Cựu Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont (Ảnh: Independent)
Sputnik dẫn nguồn tin chính phủ Tây Ban Nha cho biết, ông Puigdemont cùng một vài cựu quan chức phát động phong trào ly khai ở Catalonia đã đảo thoát sang Bỉ sau khi bị cáo buộc hàng loạt tội danh và có nguy cơ phải ngồi tù.
Trước đó, cơ quan công tố Tây Ban Nha đã đưa ra đề xuất lên tòa án Tây Ban Nha nhằm kiện ban lãnh đạo mới bị sa thải của Catalonia với các tội danh phản động, gây bạo loạn và sử dụng quỹ công sai mục đích.
Thông tin này đã xác nhận lại các đồn đoán trước đó của giới truyền thông Madrid rằng Công tố viên trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Maza đang chuẩn bị khởi động vụ án chống lại chính quyền cựu Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont với tội danh gây bạo loạn.
Ông Puigdemont chính là người chỉ đạo Catalonia tổ chức cuộc trưng cầu dân ý đòi tách ra khỏi Tây Ban hồi đầu tháng 10, và cũng chính ông là người đã sử dụng kết quả cuộc bầu cử mà Tây Ban Nha gọi là "bất hợp pháp" làm căn cứ để tuyên bố độc lập.
Sau khi Madrid đưa ra nhiều cơ hội để Catalonia rút lại tuyên bố nhưng nghị viện vùng này lại đơn phương thông qua quyết định ly khai, Tây Ban Nha ngày 27/10 đã kích hoạt điều 155 hiến pháp nước này nhằm tước bỏ quyền tự trị của Catalonia, giải tán nghị viện và chính quyền địa phương.
Theo luật Tây Ban Nha, người bị tuyên tội danh "nổi loạn" có thể ngồi tù tối đa 30 năm. Ngoài ra, công tố viên trưởng Maza còn đưa ra cáo buộc với ban lãnh đạo Catalonia đã bị sa thải tội danh sử dụng quỹ công sai mục đích để tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vi phạm hiến pháp Tây Ban Nha.
Sau khi tuyên bố chỉ đạo trực tiếp Catalonia cho tới khi cuộc bầu cử khu vực được tổ chức vào tháng 12, BBC cho biết các hoạt động ở vùng lãnh thổ giàu có vẫn diễn ra hoàn toàn bình thường mặc dù một số công chức phản đối quyết định của Madrid đã không đến nhiệm sở làm việc.
Đức Hoàng
Theo Sputnik
Catalonia hỗn loạn sau tuyên bố của Thủ hiến Các lãnh đạo ly khai của Catalonia đã phản ứng gay gắt sau khi Thủ hiến Carles Puigdemont hôm qua một lần nữa không dứt khoát tuyên bố độc lập cho khu vực này và đẩy trách nhiệm sang nghị viện. Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont (Ảnh: Reuters) Theo Bloomberg, trong bài phát biểu trên sóng truyền hình trực tiếp hôm qua 26/10,...