Taxi bay của Trung Quốc thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên ở Dubai
Xe taxi bay do nhà sản xuất xe điện tử Trung Quốc Xpeng Inc chế tạo đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Chuyến bay thử nghiệm taxi bay diễn ra trong bối cảnh công ty Xpeng Inc hướng tới việc tung ô tô bay chạy điện ra thị trường quốc tế.
X2 là loại ô tô bay hai chỗ ngồi, cất và hạ cánh theo chiều thẳng đứng bằng điện (eVTOL), được nâng bằng 8 cánh quạt với 2 cánh ở mỗi góc của phương tiện.
Chuyến bay thử nghiệm không người lái kéo dài 90 phút ở Dubai hôm 10/10 được đánh giá là đã hoàn thành các mục tiêu thử nghiệm, đồng thời được nhà sản xuất mô tả là “cơ sở quan trọng cho thế hệ ô tô bay tiếp theo”.
Video đang HOT
Minguan Qiu, Tổng Giám đốc của Xpeng Aeroht, cho biết: “Chúng tôi đang từng bước tiến ra thị trường quốc tế. Đầu tiên chúng tôi chọn thành phố Dubai vì Dubai là thành phố sáng tạo nhất trên thế giới”.
Xe bay X2 của Xpeng Aeroht. (Ảnh: Xpeng Aeroht)
Mẫu xe bay này không phát thải carbon, được trang bị hệ thống bay tự động và cả điều khiển bằng tay. Xe có thể đạt tốc độ tối đa 130 km/h.
Xpeng là một trong những nhà sản xuất xe điện lớn nhất ở Trung Quốc và là công ty tiên phong trong việc sản xuất ô tô bay.
Trong tương lai, những chiếc taxi bay có thể chở khách trong thành phố mà không phải lo lắng về những con đường tắc nghẽn. Tuy nhiên, loại hình giao thông này còn nhiều thách thức lớn gồm tuổi thọ pin, độ an toàn, kiểm soát không lưu và vấn đề cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc phóng thành công đài quan sát Mặt trời đầu tiên
Đài quan sát Mặt trời trị giá 126 triệu USD của Trung Quốc vừa được phóng thành công vào quỹ đạo cách Trái đất 720 km.
Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) cho biết, Trung Quốc phóng thành công đài quan sát Mặt trời đầu tiên của mình vào ngày 9/10, lúc 7h43 giờ địa phương (23:43 GMT ngày 8/10), từ Trung tâm Phóng vệ tinh Jiuquan ở tây bắc Trung Quốc, sử dụng tên lửa Long March-2D.
Đài quan sát trị giá 126 triệu USD mang tên ASO-S (Đài quan sát Mặt trời dựa trên không gian tiên tiến) hay Khoa Phụ-1 (người khổng lồ trong thần thoại Trung Quốc đã cố gắng "chế ngự" Mặt trời), đã đi vào quỹ đạo cách Trái đất 720 km, vĩnh viễn hướng về Mặt trời.
Khoa Phụ-1 được trang bị bộ ba công cụ, bao gồm: Máy chụp ảnh từ tính vector toàn mặt trời, Kính viễn vọng mặt trời Lyman Alpha và Máy chụp ảnh tia X cứng bằng năng lượng mặt trời.
Đài quan sát nặng 888 kg giúp Trung Quốc nghiên cứu cách thức mà từ trường mặt trời tạo ra các vụ nổ khối lượng lớn trên mặt trời, pháo sáng và các vụ phun trào mặt trời khác và mặt khác để cải thiện các dự đoán về thời tiết không gian tiềm ẩn nguy hiểm cho Trái đất ( bão địa từ và các hiện tượng khác ) có thể ảnh hưởng đến hệ thống GPS, vệ tinh viễn thông mặt đất và lưới điện.
Theo nhà vật lý thiên văn Jean-Claude Vial của Đại học Paris-Saclay ở Paris , dữ liệu của tàu sẽ được truy cập miễn phí và các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng hợp tác quốc tế .
Hai đài quan sát mặt trời nổi tiếng nhất đang hoạt động là Tàu thăm dò Mặt trời Parker của Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) được phóng vào năm 2018 và Tàu quỹ đạo Mặt trời của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) được phóng vào năm 2020. Dữ liệu từ đài quan sát Trung Quốc sẽ bổ sung dữ liệu mà các sứ mệnh không gian khác đang thu thập về Mặt trời và bầu khí quyển nóng và bùng nổ của nó.
Xiaomi được Forbes Trung Quốc vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp phát triển bền vững nhất Forbes Trung Quốc đã chính thức vinh danh Xiaomi trong danh sách China ESG 50 năm nay và công bố báo cáo đầu tiên của China ESG 50 để vinh danh các doanh nghiệp thực hành hiệu quả nhất về Môi trường, Xã hội và Quản trị doanh nghiệp (ESG). Wang Xiang, Chủ tịch của Tập đoàn Xiaomi chia sẻ: "Chúng tôi rất...