Tàu Trung Quốc “mon men” gần đảo tranh chấp với Nhật
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật bản (JCG) cho biết 3 tàu hải giám và một tàu ngư chính Trung Quốc đã đi vào vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông ngày 2-6.
Đây là ngày thứ 6 liên tiếp tàu Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển quanh đảo tranh chấp mà phía Nhật Bản quản lý gọi là Senkaku còn Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Theo thông tin từ trụ sở chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển khu vực 11 ở Naha, tỉnh Okinawa, Nhật Bản thì JCG đã phát tín hiệu radio cảnh báo tàu Trung Quốc không được xâm phạm vùng biển Nhật Bản.
Tàu hải giám Trung Quốc gần Senkaku hồi tháng 3-2012. Ảnh: Asahi Shimbun
Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điều Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản vẫn căng thẳng. Trung Quốc đã nhiều lần đưa tàu đến khu vực này và phía Nhật Bản cũng không ít lần lên tiếng cáo buộc bị xâm phạm lãnh hải. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không có ý định sẽ dừng việc đi tuần những vùng lãnh thổ đã tuyên bố chủ quyền.
Video đang HOT
Mới đây, tại hội nghị An ninh châu Á (Shangri-La) 2013, ông Qi Jianguo, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc cho biết nước này sẽ tiếp tục cho tàu tuần tra những quần đảo, vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Ông này cũng khẳng định việc tàu hải giám, ngư chính của Trung Quốc tuần tra các vùng biển hiện vẫn còn đang tranh chấp với các nước trong khu vực là “hoàn toàn hợp pháp”, không có gì đáng bàn cãi khi tuần tra trong lãnh thổ của họ.
Ông Qi Jianguo. Ảnh: Reuters
Các quan chức Bắc Kinh tại hội nghị cũng tìm cách làm giảm bớt những mối lo ngại về ý đồ của Trung Quốc bằng những phát biểu rằng nước này yêu chuộng hòa bình, thích dùng phương pháp đàm phán để giải quyết mọi vấn đề…
Theo vietbao
Tàu ngầm Trung Quốc mon men vào Ấn Độ Dương
Việc các lực lượng hàng hải Trung Quốc trong đó có cả tàu chiến và tàu ngầm tăng cường sự hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương đã khiến Hải quân Ấn Độ thực sự lo ngại. Vấn đề này sẽ được giới quan chức hàng đầu của Hải quân Ấn Độ đưa ra bàn thảo trong hội nghị các tướng lĩnh được khai mạc vào ngày hôm nay (14/5).
(Ảnh minh họa)
Lực lượng Hải quân Ấn Độ từ lâu đã rất quan ngại trước việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của các tàu ngầm và tàu chiến của Hải quân nước này ở vùng biển Ấn Độ Dương. Theo một báo cáo gần đây được trình lên Bộ Quốc phòng Ấn Độ, trong thời gian qua, đã có 22 lần người ta bắt gặp tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện ngay bên ngoài vùng lãnh hải thuộc Ấn Độ Dương. Đây là con số thống kê do các cơ quan có chức năng của Mỹ cung cấp.
Trung Quốc còn thành công trong việc thiết lập sự hiện diện ở một loạt cảng xung quanh Ấn Độ bao gồm Chittagong ở Bangladesh, Sittwe và đảo Coco ở Myanmar, Hambantota ở Sri Lanka và Gwadar ở Pakistan. Sự hiện diện cùng lúc trên nhiều cảng trong khu vực như thế này đã giúp Trung Quốc tiếp cận sát với vùng lãnh hải của Ấn Độ từ mọi hướng. Đây được xem là một động thái nhằm thực hiện chiến lược "Chuỗi Ngọc trai" của Trung Quốc.
"Chuỗi Ngọc trai"(String of Pearls) là tên gọi sách lược triển khai về hàng hải -quân sự của Trung Quốc xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo mật mang tên "Tương lai của năng lượng ở Châu Á" được Mỹ đưa ra 2005. "Chuỗi ngọc trai" chỉ các căn cứ quân sự, cảng biển của Trung Quốc nằm rải rác như những hạt ngọc trai, chạy theo tuyến đường hàng hải trên biển bắt đầu từ Đảo Hải Nam (có người cho rằng từ Hồng Kông) xuyên Biển Đông, qua eo biển Malacca, ngang Ấn Độ Dương...đến tận Châu Phi (Somali) và vùng vịnh Persian, đặc biệt là dọc vùng biển Ấn Độ Dương như Pakistan, Sri Lanka, Sudan....
Qua chiến lược "Chuỗi Ngọc trai", người ta thấy rõ được tham vọng của Trung Quốc trong việc tìm kiếm mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của nước này. Nhiều người Ấn Độ tin rằng, chiến lược "Chuỗi Ngọc trai" của Trung Quốc đặt Ấn Độ vào thế bất lợi quân sự bởi chiến lược này chẳng khác gì việc tạo một vòng vây xung quanh Ấn Độ.
Từ lâu, Ấn Độ đã theo dõi sát sao diễn biến các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với một loạt nước láng giềng bởi New Delhi có một mối lo ngại sâu sa về việc sau Hoa Đông và Biển Đông, Trung Quốc sẽ "nhòm ngó" đến Ấn Độ Dương. Và dường như điều này đang trở thành thực tế.
Trong những năm trở lại đây, Trung Quốc liên tục tăng cường quan hệ với những nước ở khu vực sân sau của Ấn Độ như Maldives , Sri Lanka , Seychelles , Mauritius ...
Theo vietbao
Thu nhạt Hương hoa sữa mùa thu luôn gợi nhắc tôi về mối tình đầu. Không hiểu vì lý do gì mà mùa thu lại được người ta ưu ái nhiều đến vậy, nhưng tôi thì lại chẳng hề thích mùa ấy một chút nào. Đối với tôi thu luôn mang trong mình cái vẻ buồn buồn, nhạt nhạt. Nhạt giống một ly nước giải...