Tàu Trung Quốc “hẹn gặp lại” tàu Mỹ ở biển Đông
Ngay sau khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ tuần tra ở biển Đông hôm 27-10, một tàu chiến Trung Quốc đi theo và hỏi về mục đích chuyến thăm, sau đó “hẹn gặp lại” tàu Mỹ.
Câu chuyện được thuyền trưởng Robert Francis của tàu USS Lassen kể lại với các phóng viên hôm 5-11 trên boong tàu sân bay USS Theodore Roosevelt.
Trong khoảng thời gian 10 ngày trước và sau khi tàu khu trục Mỹ bắt đầu chuyến tuần tra ở biển Đông hôm 27-10, một tàu chiến Trung Quốc bám theo nó và thủy thủ đoàn 2 bên đã liên lạc với nhau bằng điện thoại.
Phía Trung Quốc hỏi mục đích của tàu Mỹ và phía Mỹ trả lời là họ đang hoạt động theo luật pháp quốc tế và định đi gần các đảo nhân tạo để “thực thi tự do hàng hải”. “Hỏi đáp như vậy cứ lặp đi lặp lại” – ông Francis nói.
Tàu USS Lassen ở Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters
Nhưng không phải lúc nào tình hình cũng căng thẳng. Ông Francis nói với Reuters: “Cách đây vài tuần, chúng tôi có nói chuyện với thủy thủ đoàn của một tàu khu trục Trung Quốc. Chúng tôi nhấc điện thoại lên và nói với đầu dây bên kia: &’Thứ bảy này (31-10) các anh định làm gì? Chúng tôi tính ăn pizza và mấy cái cánh gà. Mấy anh định ăn gì? À , chúng tôi cũng đang chuẩn bị cho Halloween’”.
Mục đích, theo ông Francis, là để thủy thủ đoàn Trung Quốc biết rằng “chúng tôi cũng là những người thủy thủ bình thường giống như họ, có gia đình giống như họ”. Sau đó, thủy thủ đoàn Trung Quốc đáp lại bằng tiếng Anh. Họ nói về quê hương, gia đình và những địa điểm mình đã ghé thăm.
Tàu khu trục Trung Quốc đi theo tàu USS Lassen trong suốt chuyến tuần tra và và tỏ vẻ “rất thân mật”. Khi tàu Trung Quốc chuẩn bị rời đi, họ nói: “Chúng tôi không đi theo nữa. Chúc các bạn một chuyến đi vui vẻ. Hy vọng sẽ gặp lại các bạn một lần nữa”.
Video đang HOT
Sau chuyến tuần tra này, báo chí quốc tế đưa tin rầm rộ và cho rằng đó là hành động thách thức của Washington đối với tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở biển Đông. Tuy nhiên, ông Francis và thủy thủ đoàn 300 người trên tàu USS Lassen xem đó là chuyện bình thường. “Cũng là một ngày như mọi ngày. Mọi thứ đều diễn ra rất chuyên nghiệp” – ông Francis nói, không quên bổ sung tàu USS Lassen chạm trán tàu quân sự và máy bay Trung Quốc khoảng 50 lần trên biển Đông và Hoa Đông kể từ tháng 5 đến nay.
Ông Carter trên máy bay Osprey, phía xa là tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Ảnh: Reuters
Ông Carter có 3 giờ trò chuyện trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Ảnh: Reuters
Ông Carter và chỉ huy Robert C. Francis của tàu USS Lassen. Ảnh: Reuters
Trong một cuộc điện đàm hôm 6-11, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rằng việc Washington triển khai tàu khu trục tuần tra xung quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc ở biển Đông đã làm tổn hại sự tin tưởng lẫn nhau giữa 2 nước và gây căng thẳng trong khu vực.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên thăm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt hôm 5-11, khi tàu này “đi ngang qua thường kỳ” ở phía Nam biển Đông. Ông gọi sự hiện diện của con tàu “là dấu hiệu về vai trò thiết yếu của sức mạnh quân sự Mỹ tại một khu vực mang tính chất quyết định với tương lai Mỹ”.
Theo Người lao động
Trung, Nhật nối lại đàm phán khai thác chung ở biển Hoa Đông
Nhật Bản và Trung Quốc đã thống nhất nối lại đàm phán cấp cao về biển Hoa Đông và việc khai thác chung ở vùng biển tranh chấp giữa 2 siêu cường châu Á này.
Trung, Nhật nối lại đàm phán khai thác chung ở biển Hoa Đông - Ảnh: Reuters
Một quan chức của Nhật cho biết, sau cuộc hội đàm tối 1.11 giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, hai nước đã thống nhất nối lại đàm phám việc khai thác tài nguyên chung ở biển Hoa Đông bị gián đoạn từ năm 2012, theo South China Morning Post ngày 2.11.
Cuộc hội đàm của thủ tướng 2 nước được tổ chức bên lề cuộc họp ba bên Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc.
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng mối quan hệ giữa 2 nước đã trải qua những thời điểm khó khăn, vì vậy Trung Quốc và Nhật Bản nên cẩn trọng trong việc xử lý các vấn đề nhạy cảm. Các nhà lãnh đạo trao đổi thẳng thắn các vấn đề khác nhau, quan chức Nhật cho biết nhưng không nói việc hai bên có đề cập đến vấn đề Biển Đông hay không.
Cuộc đàm phán cấp cao khai thác tài nguyên chung ở vùng biển tranh chấp sẽ được Tokyo và Bắc Kinh bắt đầu lại từ đầu năm 2016.
Hai thủ tướng Nhật - Trung cũng đồng ý từ năm 2016 sẽ tiến hành đối thoại kinh tế song phương nhằm phát triển quan hệ kinh tế giữa 2 nước vốn bị ảnh hưởng trong 6 năm qua vì những bất đồng liên quan đến tranh chấp trên biển và những vấn đề khác.
Thủ tướng Abe và Thủ tướng Lý đồng ý sẽ thiết lập cơ chế liên lạc trên biển và trên không giữa 2 nước để tránh những xung đột, đồng thời nối lại những chuyến viếng thăm lẫn nhau của các ngoại trưởng, theo quan chức Nhật nói trên.
Đột phá hữu nghị
Giàn khoan khai thác dầu khí của Trung Quốc ở biển Hoa Đông - Ảnh: AFP
Thủ tướng Nhật nói rằng ông có "niềm tin vững chắc" trong nguyên tắc xây dựng quan hệ chiến lược vì lợi ích của các bên với Trung Quốc. Trong khi đó, Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi Tokyo hỗ trợ các nước châu Á khi xử lý vấn đề an ninh quân sự và những nỗ lực cần có sự phối hợp của cả hai bên để đảm bảo mối quan hệ của 2 nước đi đúng hướng.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo có những căng thẳng bởi những vụ tranh chấp ở biển Hoa Đông và những vấn đề còn sót lại từ thời Thế chiến II.
Liang Yunxiang, một chuyên gia về Nhật Bản ở đại học Bắc Kinh nói rằng cuộc gặp giữa ông Abe và ông Lý cho thấy 2 bên đang có những động thái cái thiện mối quan hệ, đặc biệt là vấn đề liên quan đến biển Hoa Đông.
"Đó là bước đột phá của tình hữu nghị. Nó quan trọng hơn cả những vấn đề lịch sử, trong đó đáng chú ý là Nhật sẽ tham gia khai thác khí đốt ở biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đang khai thác", chuyên gia Trung Quốc nói tiếp.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng vẫn còn một chặng đường dài để 2 bên có thể đạt được một cơ chế liên lạc vì cả hai đang muốn tránh bị coi là thừa nhận chủ quyền của nước kia ở vùng biển đang tranh chấp.
"Bắc Kinh đang cố gắng thuyết phục Nhật Bản thừa nhận rằng hai nước đang có tranh chấp chủ quyền và muốn đưa nó vào các cuộc đàm phán với Bắc Kinh. Tuy nhiên Tokyo không bao giờ chấp nhận điều này", chuyên gia Victor Teo ở Đại học Hồng Kông bình luận.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nhật phản đối Trung Quốc khai thác khí ở Hoa Đông Chính phủ Nhật trao công hàm phản đối Trung Quốc khai thác khí đốt ở Hoa Đông, sau khi nhận thấy có lửa xuất hiện ở hai cơ sở gần đường trung tuyến giữa hai nước. Một giàn khoan của Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Theo Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga, những ngọn lửa...