Tàu Trung Quốc cách Senkaku hơn 1 hải lý
Tàu hải giám 50 đang hướng đến rất gần một trong các đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở cự ly 1,55 hải lý – Ảnh: Xinhua
Chỉ hai ngày sau khi tuyên bố Bắc Kinh và Tokyo sẽ sớm ngồi vào bàn đàm phán, Trung Quốc lại đưa tàu lấn sâu vào vùng biển chỉ cách Senkaku/Điếu Ngư 1,55 hải lý (2,87km), như những hình ảnh được truyền thông Trung Quốc đồng loạt công bố ngày 14/10.
Đây là lần đầu tiên Tân Hoa xã công khai 10 tấm ảnh cho thấy tàu hải giám 50 đã tiến sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở cự ly chỉ chưa đầy 3km. Tàu này lấn sâu vào vùng lãnh hải 12 hải lý thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật kiểm soát như thể để khẳng định chủ quyền.
Video đang HOT
Tàu sân bay Liêu Ninh “ra trận”
Hình ảnh do Tân Hoa xã công bố cho thấy bảng điện tử gắn trước tàu hải giám 50 có mang dòng chữ đầy đe dọa: “Mọi biện pháp mà các người (Nhật Bản) đang đơn phương áp dụng đối với quần đảo Điếu Ngư đều vô hiệu và phi pháp. Hành vi của tàu Nhật đã xâm phạm quyền lợi và chủ quyền của Trung Quốc, yêu cầu tàu Nhật ngừng ngay mọi hoạt động xâm phạm, nếu không các người sẽ gánh chịu hậu quả”.
Biển Hoa Đông rõ ràng chưa hề lặng sóng trong những ngày qua. Ngay lúc này, Trung Quốc lại đưa tàu sân bay Liêu Ninh ra để “phục vụ bảo vệ lợi ích biển của Trung Quốc”. Khác với những lần xuất bến trước, lần này tàu Liêu Ninh đã rời cảng Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh) và chở theo máy bay chiến đấu tàng hình J-15. Tân Hoa xã không cho biết cụ thể tàu sân bay này sẽ đi đâu và làm gì trên biển. Có lẽ, như mạng tin tức Trung Quốc nhận xét, Bắc Kinh đang sử dụng cùng lúc cả chiến lược quân sự lẫn ngoại giao trong việc giải quyết tranh chấp với Nhật ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Nhật Bản duyệt binh trên biển
Như một phản ứng trước động thái quân sự của Bắc Kinh, sáng 14/10, Nhật Bản đã tổ chức duyệt binh quy mô lớn trên biển phía nam Tokyo với sự tham gia của hơn 40 tàu chiến, 30 máy bay trực thăng, các tàu ngầm thế hệ mới cùng khoảng 8.000 nhân lực. Hơn 20 nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, Singapore, Úc và Ấn Độ, cũng đã có mặt tại hoạt động này.
Kyodo cho biết nghi thức duyệt binh trên biển này diễn ra ba năm một lần, song lần này trùng với dịp 60 năm ngày thành lập Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật nên Tokyo đã tăng cường quy mô khí tài tham gia. Đứng trên tàu khu trục JS Kurama quan sát lễ duyệt binh, Thủ tướng Yoshihiko Noda tuyên bố: “Nhật Bản đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về an ninh. Tôi kêu gọi các thủy thủ tham gia duyệt binh chuẩn bị đối diện với những trách nhiệm mới do tình hình an ninh xung quanh nước Nhật đang biến đổi”.
Cùng ngày, truyền thông Nhật Bản đồng loạt dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác nhận từ ngày 5 đến 16-11, Tokyo và Washington sẽ cùng tập trận chiếm lại đảo từ tay kẻ thù. Báo Asahi cho biết đây là lần đầu tiên diễn ra một cuộc tập trận loại này ở Senkaku/Điếu Ngư.
Đợt tập trận phối hợp giữa trung đoàn bộ binh miền tây thuộc đơn vị Lực lượng phòng vệ mặt đất (GSDF) đóng ở Sasebo, tỉnh Nagasaki và đơn vị thủy quân lục chiến 31 của Mỹ đang đồn trú ở tỉnh Okinawa. Cuộc tập trận diễn ra chủ yếu ở quần đảo Kyushu và Nansei. GSDF và binh lính Mỹ sẽ diễn tập trên không và trên biển với các nội dung chống lại tên lửa đạn đạo và vận chuyển binh lính cũng như khí tài đến đảo bị chiếm.
AP cho biết Nhật Bản cũng đang tăng cường sức mạnh hải quân của mình bằng việc mua hàng loạt máy bay không người lái và máy bay đổ bộ để tăng khả năng tuần tra ngoài khơi biển Hoa Đông.
Theo 24h
Philippines quyết không nhượng bộ trong tranh chấp biển
Philippines kiên quyết không lùi bước trong những tuyên bố chủ quyền của mình trên biển Đông bằng cách sử dụng luật pháp quốc tế và tuân thủ con đường phi bạo lực.
Tàu ngư chính Trung Quốc gần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông hôm 2/10.
Tờ Philippine Daily Inquirer ngày 4.10 cho biết, tại cuộc họp cấp cao giữa các quan chức Mỹ và Philippines ở Washington trong thời gian gần đây, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng Biển Đông là "lợi ích cốt lõi quốc gia của Philippines" và nước này sẽ theo đuổi các tuyên bố chủ quyền trong khuôn khổ ngoại giao, hợp tác và luật pháp quốc tế.
Theo tờ báo trên, mặc dù coi Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất, Philippines vẫn kiên quyết về chủ quyền của mình tại Biển Đông (tức Biển Tây Philippines theo cách gọi của Manila), đặc biệt là bãi cạn Scarborough.
Tờ báo dẫn lời Ngoại trưởng Del Rosario rằng Philippines và Trung Quốc đang trải qua "thời điểm khó khăn" trong quan hệ. Tuy nhiên, Ngoại trưởng cho hay trong khi Philippines thúc đẩy giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, nước này sẽ đồng thời xây dựng một "thế trận quốc phòng đáng tin cậy" nhằm bảo vệ lợi ích lãnh thổ trong vùng biển tranh chấp.
Trong một diễn biến khác, hôm qua (4.10), Philippines đã đưa ra đề xuất các nước ASEAN nên thiết lập một hệ thống chia sẻ thông tin khu vực nhằm kiểm soát tốt hơn tranh chấp lãnh thổ, cướp biển, buôn lậu và suy thoái nhanh chóng của các nguồn tài nguyên biển. Đề xuất trên được đưa ra tại Hội nghị Hàng hải ASEAN thường niên vừa diễn ra tại thủ đô Manila. Indonesia cũng đưa ra đề xuất tương tự.
Phía Philippines cho rằng việc tăng cường chia sẻ thông tin trong khu vực sẽ giúp mỗi nước ứng phó tốt hơn với các mối đe dọa xuyên biên giới mà nếu như để riêng rẽ, từng nước sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. "Những mối quan tâm về an ninh hàng hải ngày càng vượt khỏi biên giới quốc gia và phát triển đa chiều. Do đó một quốc gia đơn lẻ sẽ không thể giải quyết được những thách thức này" - đề xuất của Philippines cho biết.
Các nước đưa ra đề xuất nói trên rất thận trọng khi chỉ ra rằng mục đích của việc thiết lập hệ thống chia sẻ thông tin không nhằm vào Trung Quốc. "Diễn đàn này là nền tảng của hợp tác khu vực" - Thứ trưởng Philippines Linda Basilio nói và cho biết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự.
Theo Dantri
Nhật - Trung căng thẳng, Philippines lôi kéo nhà đầu tư Bộ Thương mại Philippines hôm qua cho biết đang ráo riết theo đuổi 15 công ty Nhật đang làm ăn ở Trung Quốc và có chi nhánh ở Philippines, thuyết phục họ mở rộng sản xuất ở quốc đảo. Khi được hỏi khi nào các công ty đó sẽ dịch chuyển đến Philippines, ông Panlilio nói "Chúng tôi hy vọng ngay trong năm...