Tàu tông cọc tiêu, hành khách hoảng loạn
Gần cả trăm hành khách một phen hoảng loạn khi chiếc tàu cánh ngầm tông vào cọc tiêu nghiêng sang một bên.
Chiều ngày 26/7 tàu cánh ngầm Greenlines 9 BKS SG-4775 chở gần cả trăm hành khách đang hành trình từ Vũng Tàu về TP.HCM. Khi đến khu vực sông Sài Gòn (huyện Nhà Bè, TP.HCM) tàu bị chết máy trôi lênh đênh trên sông.
Chị Nguyễn Thị Linh một hành khách đi trên tàu vẫn chưa hết kinh hoàng kể lại: “Lúc đó, tàu đi được 45 phút khi đến khu vực trên thì chết máy khiến chúng tôi rất hoảng loạn. Ngay sau đó thì tàu va chạm cực mạnh vào cọc tiêu, tàu bị nghiêng sang một bên. Nhiều hành khách trên tàu hốt hoảng khóc thét, trong đó có rất nhiều trẻ em”.
Lực lượng cứu nạn cứu hộ thuộc Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM có mặt để trấn anh hành khách và điều tra nguyên nhân vụ việc.
Video đang HOT
Công an khám nghiệm vết tàu va chạm
Lái tàu tiến hành nổ máy phụ để tàu tiếp tục hành trình. Đến gần 17h30, sau hành trình hơn 4h tất cả hành khách đã về TP.HCM an toàn. Ghi nhận, một phần bên hông tàu bị bể và móp do va chạm mạnh và cọc tiêu trên sông.
Nhân viên đơn vị chủ quản tàu cánh ngầm tiến hành trả lại 50% tiền mà hành khách đã mua vé. Anh Giang một hành khách bức xúc: “Không phải cứ trả lại tiền chúng tôi là được. Khi xác định đi tàu, tính mạng của chúng tôi đã giao cho họ nhưng tàu rất mất an toàn. Hành khách chúng tôi phải lênh đênh cả giờ trên sông khi chúng tôi yêu cầu gọi lực lượng cứu hộ thì người trên tàu bảo không có. Qúa bức xúc nên nhiều hành khách đã gọi thẳng cho lực lượng Cứu nạn Cứu hộ TP.HCM”.
Hiện nguyên nhân sự cố đang được công an điều tra.
Theo Khampha
3 mẹ con chết chìm: Nát tan gia đình nhỏ
Chiếc ghe bị chìm rạng sáng 2/5 làm vợ và 2 con anh Nguyễn Văn Thuận chết thảm cũng chính là "nhà" của gia đình anh từ nhiều năm nay.
Ngày 5/5, phóng viên đến thăm gia đình anh Thuận ở ấp 4, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Anh Thuận là con thứ 3 trong gia đình, chiếc ghe gặp nạn chính là tài sản mà vợ chồng anh được cha mẹ cho "ra riêng", còn nơi tổ chức lễ tang và thờ cúng vợ con anh Thuận là nhà ông Nguyễn Văn Nhỏ - cha ruột anh Thuận. Khi PV đến nơi, gia đình anh vừa tổ chức xong lễ "mở cửa mả" cho 3 người xấu số.
Theo hồ sơ của công an tỉnh Long An, đến 9 giờ sáng 3/5, thi thể của chị Trần Thị Trúc (25 tuổi, vợ anh Thuận) và 2 con là Nguyễn Minh Phát (3 tuổi), Nguyễn Thị Giang (18 tháng tuổi) đã được tìm thấy và gia đình đưa về nhà an táng sau khi hoàn thành các khám nghiệm pháp y để phục vụ công tác điều tra.
Trước đó, khoảng 4 giờ sáng 2/5, nhiều người dân ở ấp Vĩnh Viễn, xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Long An đang ngủ say bỗng giật mình bởi tiếng va chạm rất mạnh xảy ra trên sông Tra (đoạn qua địa bàn ấp Vĩnh Viễn).
Sau đó có nhiều tiếng kêu cứu thất thanh, khi mọi người chạy xuồng máy ra thì phát hiện sà lan biển kiểm soát SG-4979 tải trọng khoảng 1.000 tấn đang "đè" lên chiếc ghe gỗ loại 90 tấn, biển kiểm soát LA-00039 đang chở 1.700 bao xi măng, do thuyền trưởng Nguyễn Văn Thuận (27 tuổi, chồng chị Trúc) điều khiển, lưu thông từ hướng TP. HCM về Chợ Gạo, Tiền Giang để giao hàng.
Anh Thuận thắp hương cho vợ con.
Sau cú va chạm, chị Trúc và 2 con nhỏ nằm ngủ trong cabin văng xuống sông, anh Thuận kêu cứu, rất nhiều người đổ xô ra bờ sông hô hoán, rồi xuồng máy loại nhỏ chạy ra báo hiệu cho sà lan dừng lại nhưng chiếc sà lan vẫn lù lù tiến tới, khoảng 200 mét mới dừng lại. Từ lúc bị đụng tới lúc chìm kéo dài khoảng 30 phút. Anh Thuận nhảy xuống sông tìm vợ con nhưng mọi người ngăn lại vì nước chảy xiết, anh nhảy xuống chỉ có đường chết.
Ghe cũng là nhà
Sau khi đưa được thi thể vợ con về nhà, anh Thuận như người mất hồn, nằm bẹp dưới đất suốt mấy ngày nay và không thiết gì đến chuyện ăn uống. Ai hỏi gì anh cũng chỉ ôm ngực thở, trả lời đứt quãng. Ông Nguyễn Văn Nhỏ cho biết, vợ chồng Thuận được gia đình cho chiếc ghe để đi làm ăn. Vì muốn tiết kiệm chi phí nên chị Trúc bồng 2 con theo ghe, cơm nước cho chồng.
Những người bạn cùng đi ghe với anh Thuận kể, mấy hôm nghỉ lễ con trai lớn của anh ở trên bờ chơi cùng ông bà nội. Đến ngày 1/5, muốn cho con chơi thú nhún gần chỗ dỡ hàng, anh chị rước con xuống ghe. Đêm đó, khi vợ con say giấc ngủ, anh cho ghe xuôi con nước để giảm tiền xăng thì cả nhà gặp nạn.
"Thuận theo nghề ghe từ năm 14 tuổi đến giờ. Riêng chiếc ghe trọng tải 90 tấn này gắn bó với gia đình tôi đã 20 năm. Nay con tôi đã có gia đình riêng nên tôi cho con làm tài sản kiếm sống. Thuận vừa sở hữu được mấy năm thì vợ con gặp nạn"- ông Nhỏ nói.
Bà Lâm Thị Liễu (mẹ anh Thuận) nghẹn giọng kể: "Thằng Thuận suốt ngày đi ghe, lấy được con Trúc là nhờ mai mối, nhưng 2 đứa yêu thương nhau lắm. Hồi Trúc có bầu đứa lớn, sanh non 2 tháng nên cháu Phát chỉ nặng có 1,1kg, bác sĩ ở Gò Công nói cháu không sống được nhưng cả gia đình còn nước còn tát, đem cháu lên Bệnh viện Nhi Đồng ở TP. Hồ Chí Minh, điều trị hàng tháng trời cháu mới khỏe, bây giờ thì lanh lợi lắm. Tới cháu thứ 2, nặng tới 4 ký nên bác sĩ cho sanh mổ. Nhìn gia đình nhỏ của con mình hạnh phúc, hai bên nội ngoại đều vui, không ngờ lại xảy ra cảnh đau lòng này".
Theo Dantri
Những con tàu hàng chục tỷ đồng nằm 'chết đống' Không thể bán, cũng chẳng thể cho thuê, nhiều tàu được doanh nghiệp ồ ạt đầu tư vài năm trước nay chỉ còn là những đống sắt nằm vất vưởng trên các bãi đỗ tư nhân khắp tỉnh phía bắc. Bãi đỗ khuất sau lưng đèo, phía cuối xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) là nơi tập trung những con tàu...