Những con tàu hàng chục tỷ đồng nằm ‘chết đống’
Không thể bán, cũng chẳng thể cho thuê, nhiều tàu được doanh nghiệp ồ ạt đầu tư vài năm trước nay chỉ còn là những đống sắt nằm vất vưởng trên các bãi đỗ tư nhân khắp tỉnh phía bắc.
Bãi đỗ khuất sau lưng đèo, phía cuối xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) là nơi tập trung những con tàu được sắm ồ ạt trong 2006 – 2007, giai đoạn cực thịnh của ngành hàng hải.
Nằm sát bờ sông Kinh Thầy, bãi đỗ này thực chất là một xưởng sửa chữa tàu thủy tư nhân. Khoảng một năm trở lại đây, người đến sửa chữa thì ít mà thuê chỗ neo đậu cho những con tàu không có khách, không có hàng cứ ngày một nhiều.
Chi phí neo đậu ở đây khoảng 12 – 15 triệu đồng một tháng cho mỗi tàu, tùy trọng tải (chưa bao gồm tiền thuê thủy thủ trông tàu). Mức giá này được coi là khá “mềm” so với điểm đỗ của các doanh nghiệp vận tải lớn (có thể lên tới 2 triệu đồng mỗi ngày), cũng như chi phí mà các doanh nghiệp phải trả cho rất nhiều những con tàu hỏng hoặc đang phải nằm bãi (do không có hàng) ở nước ngoài.
Do chi phí tương đối thấp, bãi đỗ thu hút được nhiều tàu cũ tới neo đậu, chủ yếu có trọng tải 2.000 – 4.000 tấn. Theo các chủ tàu, đây là một trong những bãi đỗ tập trung nhất miền Bắc của loại tàu này.
Video đang HOT
Theo chủ bãi, nơi đây đang có 10 con tàu neo đậu, trong đó 7 chiếc thuộc chủ sở hữu Công ty Cho thuê tài chính I – Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (ALC1). Chiếc có trọng tải lớn nhất là 4.200 tấn, chiếc nằm bãi lâu nhất là từ giữa tháng 5/2012.
Do không chạy, nằm bãi lâu ngày, hầu hết các tàu xuống cấp rất nhanh. Thậm chí có chiếc được đánh giá là không thể tiếp tục hoạt động, hết hạn đăng kiểm. Một con tàu đóng mới tại thời điểm 2006 – 2007 có chi phí khoảng 30 – 35 tỷ đồng, nay nếu phải phá dỡ, “bán sắt vụn”, số tiền thu lại chưa chắc được một nửa.
Buồng lái của Hoàng Kim Star – một trong những con tàu đang neo đậu tại đây, từ lâu không còn dấu hiệu hoạt động.
Ống khói từ máy chính của tàu trong tình trạng rỉ sét.
Xích kéo neo tàu cũng chung số phận thê thảm.
Ngay cả chiếc van thông gió hầm hàng, do không được sử dụng lâu ngày, cũng trong tình trạng hỏng hóc, khó phục hồi.
Theo VNE
Tìm lối ra cho Vinashin
Đụng vào Vinashin là đụng vào nghĩa vụ trả nợ vốn dĩ nặng nề. Vinashin có thể đấu giá công khai những doanh nghiệp mang đi bán để người mua có thể nắm bắt mức độ khuyến mãi đến đâu.
Các chủ nợ của tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) chắc hẳn buồn lòng khi biết kết qủa kinh doanh 9 tháng đầu năm nay của doanh nghiệp này. Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong thời gian trên doanh thu của Vinashin chỉ đạt 1.486 tỷ đồng, bằng 15,8% kế hoạch năm và giảm 71% so với cùng kỳ năm trước đó.
Còn về lợi nhuận, đã từ năm 2010 đến nay công luận chưa bao giờ biết Vinashin lời lỗ thế nào. Đến nay tập đoàn vẫn phải vay tiền của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với lãi suất ưu đã để trả lương cho người lao động.
Vinashin vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng.
Vinashin đang rất gian nan, điều đó không cần phải bàn. Những năm trước doanh thu của tập đoàn còn cao là do sự chuyển tiếp các hợp đồng đóng tàu có sẵn. Có hợp đồng để làm trong bối cảnh ngành đóng tàu chìm sâu vào cơn khủng hoảng là một sự khích lệ đáng kể. Nhưng nay những hợp đồng đó đã hết, hợp đồng mới hầu như không ký được. 9 tháng qua, Vinashin chỉ bàn giao cho khách hàng được 8 tàu, sà lan đã đóng.
Với Vinashin, bây giờ không có đầu ra, sẽ dẫn đến không có đầu vào, không có việc làm, người lao động sẽ không có thu nhập. Nhìn thấy trước điều này, năm ngoái lãnh đạo tập đoàn đã đề xuất với các bộ, ngành cho "thép hóa" đội tàu đánh cá của ngư dân, từ đó tạo việc làm cho Vinashin.
Để thực hiện đề xuất, đòi hỏi phải có vốn và vốn lớn. Ngư dân lấy đâu ra tiền? Còn đi vay, ai cho vay đây? Một số ngân hàng cho vay chỉ định theo chính sách "đội tàu đánh bắt xa bờ" trước đây còn chưa thu hồi đủ vốn gốc, huống hồ bây giờ còn cho vay "thép hóa" đội tàu. Bẵng đi một thời gian, không thấy tập đoàn hay bộ, ngành liên quan đề cập đến đề xuất đó nữa.
Những món nợ của Vinashin, cả trong và ngoài nước, đang được khất. Các chủ nợ nước ngoài đã không còn kiện. Họ đang tìm những giải pháp khác để xử lý nợ. Tại Kuala Lumpur, mới đây, ông Chủ tịch, Tổng giám đốc của tập đoàn MayBank, Malaysia - một trong những tổ chức đã mua và đang sở hữu trái phiếu phát hành ra quốc tế của Vinashin - nói vì Vinashin là một doanh nghiệp nhà nước, ông vẫn hi vọng Nhà nước sẽ hỗ trợ tập đoàn đứng vững và sự hỗ trợ đó sẽ giúp tập đoàn xử lý vấn đề nợ, bởi nếu không nó sẽ ảnh hưởng tới các vấn đề các ngân hàng cung cấp tín dụng cho nhiều doanh nghiệp quốc doanh khác.
Các khoản nợ trong nước của Vinashin tiếp tục được khoanh, giãn và chờ hương dẫn xử lý của cơ quan quản lý. Không thể phủ định nợ vẫn là gánh nặng, là một yếu tố không thể bỏ qua của Vinashin. Tuy nhiên câu hỏi bức xúc nhất hiện nay lại không liên quan đến nợ, mà là đến số phận tập đoàn. Vinashin rồi sẽ ra sao? Tồn tại cách nào? Ngân sách nhà nước phải "nuôi" Vinashin bao lâu nữa? Hay "nuôi" mãi mãi?
Trong phương án mới nhất trình Chính phủ, Bộ GTVT kiến nghị giao Vinashin cho bộ quản ly. Lý do là sự cần thiết tăng cường vai trò, trách nhiệm của bộ quản lý với doanh nghiệp.
Với phương án đó, trước hết Vinashin sẽ xuống cấp từ tập đoàn thành tổng công ty. Chưa hết, cơ cấu của Vinashin sẽ phải thu gọn. Đích thân Vinashin đề nghị bộ báo cáo Chính phủ chỉ xin giữ lại 12 công ty đóng tàu, Viện Khoa học Công nghiệp tàu thủy và công ty mẹ. Sẽ có khoảng 30 thành viên nữa của Vinashin phải ra đi, phải thoái vốn, phải tự cơ cấu lại.
Đưa ra chủ trương đã khó, khó hơn là thực hiện chủ trương đó như thế nào. Vinashin sẽ thoái vốn ra sao khỏi những đơn vị không được giữ lại là câu hỏi bức bí. Hồi đầu năm tập đoàn đã rao bán, thoái vốn ở 48 đơn vị thành viên và đến nay vẫn chưa có kết quả. Liệu có tổ chức, cá nhân nào giải ngân vào lĩnh vực vận tải biển, bất động sản hay kinh doanh đa ngành của các thành viên Vinashin? Chưa kể tại một số đơn vị thành viên, trước đây tập đoàn góp vốn bằng thương hiệu, nay thoái vốn ai sẽ mua thương hiệu Vinashin và với giá bao nhiêu?
Còn nếu không thoái được, vốn của Vinashin - tiền đóng thuế của dân - tại các doanh nghiệp không được giữ lại, cứ treo đấy. Liệu chúng có dần biến mất trên thực tế và chỉ còn được hạch toán trên sổ sách?
Khi chứng khoán đang ở nốt trầm, khi thị trường tài sản rủi ro như bất động sản đóng băng và bốc hơi, thoái vốn tại thời điểm hiện tại không những phải đối mặt với việc hạch toán lỗ, mà còn bế tắc vì không thể tiến hành. Giới đầu tư phải cân nhắc từng li từng tí bởi đụng vào các doanh nghiệp của Vinashin là đụng vào nghĩa vụ trả nợ vốn dĩ nặng nề. Không ai muốn gánh nợ nếu không có những vượt trội đi kèm. Vì sao Vinashin không thông báo đấu giá công khai những doanh nghiệp mang đi bán để người mua có thể nắm bắt mức độ khuyến mãi đến đâu?
Cho dù ở quy mô nào, thuộc cơ quan chủ quản nào, Vinashin vẫn cần minh bạch. Từ hơn 200 công ty con, liên doanh, liên kết, thành viên của Vinashin đã và sẽ còn "rơi rụng". Sự "rơi rụng" này là tiền bạc nhà nước, là uy tín quốc doanh, nên cần sự giám sát của dư luận và xã hội.
Hãy để dư luận thực hiện quyền đó!
Theo VNE
Tàu cá liên tục bị đâm chìm trên biển Đang trên đường ra thu mua hàng, tàu cá của ông Giáp bị tàu hàng đâm chìm rồi bỏ trốn, khiến 6 ngư dân lênh đênh trên biển. Trước đó, 9 ngư dân đánh cá trên biển cũng suýt bỏ mạng vì tình huống tương tự. 6 ngư dân bị nạn được tàu cá TTH91522 đưa vào bờ vào sáng 19/10. Ảnh: Đăng...