Tàu thăm dò Nga rơi có thể đã tạo miệng hố 10m trên Mặt Trăng

Theo dõi VGT trên

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 31/8 cho biết tàu thăm dò Luna-25 của Nga có khả năng đã để lại một miệng hố rộng 10 m trên bề mặt Mặt Trăng khi phương tiện mất kiểm soát và rơi xuống hồi giữa tháng 8.

Tàu thăm dò Nga rơi có thể đã tạo miệng hố 10m trên Mặt Trăng - Hình 1
Tàu vũ trụ NASA chụp điểm va chạm của tàu Luna-25 Nga với Mặt Trăng vào hai ngày 27/6 và 24/8, cho thấy sự xuất hiện của miệng hố mới. Ảnh: NASA

Cùng ngày, NASA cũng tiết lộ những hình ảnh về địa điểm có thể là nơi xảy ra va chạm.

Theo đài CBS News, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos cho biết sứ mệnh lên Mặt Trăng đầu tiên của Nga sau 47 năm đã thất bại vào ngày 19/8 khi tàu thăm dò Luna-25 gặp trục trặc với động cơ đẩy, mất liên lạc với bộ phận chỉ huy dưới mặt đất và đưa tàu đi sai quỹ đạo.

Tuần trước, Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt Trăng (LRO) của NASA đã chụp được những hình ảnh được NASA mô tả là một “miệng núi lửa mới” sau khi Roscosmos công bố toạ độ rơi của tàu thăm dò.

“Vì miệng núi lửa mới này gần với điểm va chạm ước tính của Luna-25, nhóm LRO kết luận nó có khả năng được tạo ra từ vụ va chạm đó chứ không phải là một tác nhân tự nhiên”, NASA viết trong một thông cáo báo chí.

Moskva cũng đã thành lập một ủy ban để điều tra chính xác nguyên nhân Luna-25 bị rơi.

Video đang HOT

Luna-25 là một nỗ lực nhằm đưa Nga trở lại một cuộc chạy đua không gian mới, khi Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các công ty tư nhân đều lên kế hoạch cho nhiều sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng.

Các nước đều đang đặt mối quan tâm mới đến vùng cực nam của Mặt Trăng do tại đây, các lớp băng có thể tồn tại trong các miệng hố bị che khuất. Băng có thể mang đến cho các tàu không gian trong tương lai một phương pháp tạo ra không khí, nước và thậm chí cả nhiên liệu tên lửa hydro.

Tàu đổ bộ mặt trăng Chandrayaan-3 Vikram của Ấn Độ đã thực hiện cú hạ cánh thành công gần cực Nam của Mặt Trăng chỉ vài ngày sau khi tàu thăm dò của Nga bị rơi, đánh một dấu mốc lịch sử trong công cuộc phát triển chương trình không gian của quốc gia Nam Á này.

Ấn Độ và hành trình chinh phục vũ trụ

Như lời Lão Tử: "Hành trình vạn dặm, bắt đầu từ một bước chân", hành trình chinh phục vũ trụ của New Delhi đã được Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên Pt. Jawaharlal Nehru vô cùng chú trọng, khi ông và nhà khoa học Vikram Sarabhai thành lập Ủy ban Nghiên cứu vũ trụ quốc gia Ấn Độ (INCOSPAR) năm 1962.

Ấn Độ và hành trình chinh phục vũ trụ - Hình 1

Tàu đổ bộ Vikram của tàu vũ trụ Chandrayaan-3 đã hạ cánh thành công xuống cực Nam của Mặt Trăng ngày 23/8/2023, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử thực hiện sứ mệnh khám phá thành phần đất, đá và khoáng chất ở phần cực Nam của hành tinh này. Ảnh: Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 được phóng thành công vào quỹ đạo Mặt Trăng. Ảnh: AFP/TTXVN

Ủy ban này được đổi thành Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) năm 1969. Kể từ đó, dưới sự lãnh đạo có tầm nhìn của Tiến sĩ Vikram Sarabhai - người được coi là "cha đẻ" của chương trình không gian Ấn Độ - ISRO đã bắt đầu hành trình khám phá vũ trụ đầy tham vọng.

Ý tưởng của Ấn Độ về sứ mệnh lên Mặt Trăng lần đầu tiên được nêu ra năm 1999 trong cuộc họp của Viện Hàn lâm Khoa học Ấn Độ. Ngay sau đó, ISRO đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm Sứ mệnh Mặt Trăng quốc gia. Tháng 4/2003, hơn 100 nhà khoa học Ấn Độ nổi tiếng trong các lĩnh vực khoa học hành tinh và vũ trụ, khoa học Trái Đất, vật lý, hóa học, thiên văn học, vật lý thiên văn, kỹ thuật và khoa học truyền thông đã thảo luận và thông qua khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm để phóng tàu thăm dò của Ấn Độ lên Mặt Trăng. Phát biểu nhân Ngày Độc lập 15/8/2003, Thủ tướng Ấn Độ khi đó Atal Bihari Vajpayee đã công bố dự án Chandrayaan-1. Sứ mệnh này là bước thúc đẩy lớn cho chương trình không gian của Ấn Độ.

Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ các nhà khoa học thuộc ISRO, tháng 10/2008, Ấn Độ đã phóng thành công tàu vũ trụ Chandrayaan-1 vào quỹ đạo Mặt Trăng. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh lúc đó phát biểu rằng đây là "thời khắc lịch sử và bước đi đầu tiên trong chương trình vũ trụ của đất nước". Vào tháng 8/2009, Chandrayaan-1 mất liên lạc với trạm mặt đất khi đang bay cách bề mặt Mặt Trăng 200 km. Mặc dù cuộc thăm dò dự kiến kéo dài 2 năm nhưng nhiều vấn đề kỹ thuật đã rút ngắn tuổi thọ của tàu vũ trụ xuống chỉ còn 312 ngày.

Sứ mệnh đầu tiên của Ấn Độ phóng tàu vũ trụ ra ngoài Trái Đất đã phát hiện nước trên bề mặt Mặt Trăng. Phát hiện mang tính đột phá này đã định hình lại hiểu biết chung về vệ tinh Trái Đất, đồng thời tác động mạnh tới kế hoạch khám phá vũ trụ của cả Mỹ và Trung Quốc. 95% mục tiêu đặt ra cho sứ mệnh Chandrayaan-1 đã đạt được. Dự án là một bước tiến lớn không chỉ đối với ISRO mà còn đối với thế giới, mở đường cho những cuộc thám hiểm Mặt Trăng trong tương lai.

Sau thành công của Chandrayaan-1, con đường cho Chandrayaan-2 đã trở nên thông thoáng hơn, để 9 năm sau, ngày 22/7/2019, tàu vũ trụ Chandrayaan-2 được phóng từ cùng bệ phóng mà Chandrayaan-1 đã cất cánh trước đó nhằm hướng tới mục tiêu hạ cánh nhẹ nhàng xuống cực Nam của Mặt Trăng. Thay vì sử dụng Phương tiện phóng vệ tinh địa cực (PSLV) như trước, Chandrayaan-2 đã sử dụng Phương tiện phóng vệ tinh không đồng bộ địa chất tiên tiến Mark III (GSLV Mk III). Con tàu đã bay tới quỹ đạo Mặt Trăng như dự kiến. Theo lịch trình, trạm đổ bộ và xe tự hành hạ cánh xuống cực Nam của Mặt Trăng nhưng đã bị chệch khỏi đường bay định trước do trục trặc phần mềm. Mặc dù vậy, tàu vẫn tiếp tục các hoạt động nghiên cứu Mặt Trăng từ quỹ đạo.

Về cơ bản, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 gần như giống hệt Chandrayaan-2 ngoại trừ phần mềm đã được nâng cấp. Ngay sau khi phương tiện này được phóng thành công ngày 14/7/2023, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia sẻ: "Chandrayaan-3 viết nên một chương mới trong cuộc phiêu lưu vào vũ trụ của Ấn Độ. Con tàu bay cao, nâng cánh cho ước mơ và tham vọng của mọi người dân Ấn Độ. Thành tựu trọng đại này là minh chứng cho cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà khoa học (Ấn Độ)". Phát biểu ngay sau thời khắc lịch sử tàu vũ trụ Ấn Độ hạ cánh mềm thành công xuống bề mặt Mặt Trăng, Thủ tướng Modi khẳng định: "Đây là chiến thắng vang dội cho một Ấn Độ mới". Bên cạnh đó, ông cho rằng thành công này là bình minh của một kỷ nguyên mới, thành công này không chỉ của riêng Ấn Độ mà của cả thế giới, của toàn nhân loại.

Như vậy, Ấn Độ đã trở thành quốc gia thứ tư hạ cánh thành công tàu vũ trụ xuống bề mặt Mặt Trăng cùng với Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc, song là quốc gia đầu tiên viết nên lịch sử ngành vũ trụ thế giới khi đặt chân lên cực Nam của Mặt Trăng - nơi vẫn là khu vực chưa được khám phá, nhờ đó sẽ hỗ trợ hiểu biết về bầu khí quyển của Mặt Trăng và mở đường cho các chương trình thám hiểm không gian trong tương lai. Thành công này đã giúp Ấn Độ củng cố sức mạnh ngày càng tăng trong lĩnh vực không gian và công nghệ.

Để có được thành công trên, ISRO đã không ngừng nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo. Từ việc phải "nhờ" Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên Aryabhata vào năm 1975, đến năm 1980, ISRO đã tạo được đột phá khi phóng thành công Rohini, vệ tinh đầu tiên do Ấn Độ phát triển, lên quỹ đạo bằng Phương tiện phóng Vệ tinh (SLV). Đây là một thành tựu quan trọng, đánh dấu việc Ấn Độ gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng phóng vệ tinh của riêng mình.

Tính tới nay, ISRO đã phóng 124 tàu vũ trụ, bao gồm 3 tàu tới Mặt Trăng và một tới Sao Hỏa, đồng thời hỗ trợ phóng 424 vệ tinh từ các nước khác. Tên lửa đẩy hạng nặng PSLV là lựa chọn hàng đầu cho dịch vụ bay chung, từng triển khai 104 vệ tinh trong một lần phóng vào năm 2017, giữ kỷ lục thế giới cho tới khi bị sứ mệnh Transporter-1 của SpaceX phá vỡ vào năm 2021.

Chương trình không gian của Ấn Độ nổi bật vì nhấn mạnh vào công nghệ bản địa. Sự phát triển của các phương tiện phóng PSLV và GSLV là những thành tựu đáng chú ý. Việc thử nghiệm thành công GSLV Mark III, có khả năng mang tải trọng nặng hơn, càng khẳng định sự tự lực của Ấn Độ trong công nghệ vũ trụ, đồng thời cho thấy ISRO đã làm chủ công nghệ đẩy hạng nặng. Dựa trên thành tựu đó, Chandrayaan-3 đã nâng tầm công nghệ, hé lộ tương lai Ấn Độ có thể hoàn toàn phát triển các sứ mệnh Mặt Trăng trong khả năng của mình.

Điều đáng nói là để đạt được thành công vang dội này, các nhà khoa học Ấn Độ đã phải trải qua vô vàn khó khăn, thách thức. Một trong những thách thức đó phải kể đến sự "eo hẹp" về tài chính. Ngân sách dành cho ISRO giai đoạn 2023 - 2024 là 1,5 tỷ USD, giảm 8% so với ước tính ngân sách trước đó. Trong khi đó, cùng tài khóa, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) nhận được kinh phí 25,4 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2022. Do "eo hẹp" tài chính nên sứ mệnh Chandrayaan-3 chỉ được phân bổ khoảng 75 triệu USD, xấp xỉ 1/3 của khoản 200 triệu USD mà Nga chi cho tàu Luna-25.

Một thành công vang dội nữa của ISRO với mức chi phí thấp là Sứ mệnh tàu vũ trụ bay quanh quỹ đạo Sao Hỏa (MOM), hay còn gọi là Mangalyaan, vào năm 2013. Điều khiến MOM nổi bật không chỉ ở thực tế đây là nỗ lực đưa tàu thăm dò tới Sao Hỏa thành công đầu tiên mà còn vì nhiệm vụ có chi phí cực thấp, chỉ 74 triệu USD. MOM hoạt động trên quỹ đạo trong 8 năm, quan sát bề mặt Sao Hỏa liên tục cho tới khi ngừng hoạt động vào năm 2022.

Những thành công nêu trên đã cho thấy khả năng tối ưu hóa nguồn lực của ISRO trong nỗ lực đạt được các mục tiêu sứ mệnh.

Với thành công của Chandrayaan-3, các nhà phân tích kỳ vọng lĩnh vực vũ trụ của Ấn Độ sẽ tận dụng được danh tiếng về công nghệ giá rẻ, đặc biệt khi nước này đặt mục tiêu tăng gấp 5 lần thị phần trên thị trường phóng quốc tế trong thập niên tới.

Những thành tựu của Ấn Độ trong không gian là minh chứng cho năng lực và quyết tâm khoa học của quốc gia Nam Á này. Những thành tựu này không chỉ nâng cao hiểu biết khoa học mà còn có những ứng dụng thực tế cho cuộc sống hằng ngày. Khi Ấn Độ tiếp tục hành trình vào vũ trụ, người ta có thể mong đợi những khám phá và tiến bộ mang tính đột phá hơn nữa trong công nghệ, đồng thời truyền cảm hứng cho một thế hệ nhà khoa học mới và định vị quốc gia này là một cường quốc không gian toàn cầu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ phát hiện 5 thi thể trong bể ủ mắm gây rúng động Thái LanVụ phát hiện 5 thi thể trong bể ủ mắm gây rúng động Thái Lan
18:31:28 10/12/2024
Cái chết của người đàn ông trúng số trị giá 841 tỷ đồng chưa kịp hưởng thụCái chết của người đàn ông trúng số trị giá 841 tỷ đồng chưa kịp hưởng thụ
12:43:15 10/12/2024
Nvidia bị điều tra ở Trung QuốcNvidia bị điều tra ở Trung Quốc
07:13:38 11/12/2024
4 từ do cậu con trai 4 tuổi của tỷ phú Elon Musk thốt ra gây sửng sốt4 từ do cậu con trai 4 tuổi của tỷ phú Elon Musk thốt ra gây sửng sốt
22:07:30 11/12/2024
Nghi hỏng phanh, xe buýt gây tai nạn khiến 33 người thương vongNghi hỏng phanh, xe buýt gây tai nạn khiến 33 người thương vong
10:08:53 10/12/2024
Vị tổng thống 'bất đắc dĩ' của Syria và 1/4 thế kỷ cầm quyềnVị tổng thống 'bất đắc dĩ' của Syria và 1/4 thế kỷ cầm quyền
09:47:06 10/12/2024
Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt Tổng thống YoonQuốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt Tổng thống Yoon
09:14:08 11/12/2024
Công dân Hàn Quốc đầu tiên được đoàn tụ gia đình tại Triều Tiên sau 5 nămCông dân Hàn Quốc đầu tiên được đoàn tụ gia đình tại Triều Tiên sau 5 năm
14:38:43 10/12/2024

Tin đang nóng

Hari Won bất ngờ tuyên bố đang không sống chung với Trấn Thành?Hari Won bất ngờ tuyên bố đang không sống chung với Trấn Thành?
22:22:41 11/12/2024
Louis Phạm nói gì khi dính tin đồn mang bầu?Louis Phạm nói gì khi dính tin đồn mang bầu?
21:28:07 11/12/2024
Triệu Vy bị phong sát và sự sụp đổ của gia tộc nhà họ Triệu, đáng thương nhất là mẹ ruộtTriệu Vy bị phong sát và sự sụp đổ của gia tộc nhà họ Triệu, đáng thương nhất là mẹ ruột
22:19:49 11/12/2024
Chấn động: Tình nhân kém 38 tuổi kiện Lưu Hiểu Khánh 17,6 tỷ, khen minh tinh 74 tuổi dáng đẹp như thiếu nữChấn động: Tình nhân kém 38 tuổi kiện Lưu Hiểu Khánh 17,6 tỷ, khen minh tinh 74 tuổi dáng đẹp như thiếu nữ
22:11:55 11/12/2024
Megan Fox chia tay tình trẻ vì bị phản bội trong lúc mang thai?Megan Fox chia tay tình trẻ vì bị phản bội trong lúc mang thai?
21:31:36 11/12/2024
Lý Hương và con gái rạng rỡ đón Giáng sinhLý Hương và con gái rạng rỡ đón Giáng sinh
22:41:12 11/12/2024
Chồng mất ở nước ngoài, ngày nhận tro cốt, tôi hận anh thấu xương khi nhìn tấm ảnh lạ gắn kèmChồng mất ở nước ngoài, ngày nhận tro cốt, tôi hận anh thấu xương khi nhìn tấm ảnh lạ gắn kèm
22:44:09 11/12/2024
Phương Oanh khoe giọng cùng Shark Bình, Hoàng Bách hạnh phúc bên vợ và 3 conPhương Oanh khoe giọng cùng Shark Bình, Hoàng Bách hạnh phúc bên vợ và 3 con
22:58:19 11/12/2024

Tin mới nhất

Israel dội hỏa lực, hạm đội Syria bị xóa sổ sau một đêm

Israel dội hỏa lực, hạm đội Syria bị xóa sổ sau một đêm

06:56:28 12/12/2024
Hai ngày qua, Israel dồn dập tấn công các mục tiêu quân sự ở Syria, trong đó có hạm đội của hải quân Syria, do lo ngại những tài sản này rơi vào tay các nhóm cực đoan.
LHQ cảnh báo nạn buôn người gia tăng do xung đột và biến đổi khí hậu

LHQ cảnh báo nạn buôn người gia tăng do xung đột và biến đổi khí hậu

06:06:00 12/12/2024
Làn sóng di cư lớn, đặc biệt từ châu Phi cận Sahara, đã dẫn đến gia tăng các tuyến đường buôn người. Khu vực này hiện chiếm 26% tổng số nạn nhân.
Israel phát hiện quần thể tâm linh 35.000 năm tuổi

Israel phát hiện quần thể tâm linh 35.000 năm tuổi

06:03:41 12/12/2024
Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy gần đó nhiều công cụ bằng đá lửa và vỏ sò biểu thị nền văn hóa Aurignacian, cùng một chiếc gạc hươu có thể liên quan các nghi lễ trong hang động.
Bất ngờ về số loài động vật không xương sống bị tuyệt chủng ở Australia

Bất ngờ về số loài động vật không xương sống bị tuyệt chủng ở Australia

06:01:17 12/12/2024
Tiến sĩ Marsh kêu gọi người dân Australia hành động để ngăn chặn tình trạng tuyệt chủng của các loài trên, bao gồm việc bảo vệ các môi trường sống quan trọng và giảm thiểu các mối đe dọa như sử dụng thuốc trừ sâu.
Thách thức của ông Trump khi muốn chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ

Thách thức của ông Trump khi muốn chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ

05:59:08 12/12/2024
Một số nhà bảo thủ, bao gồm luật sư John Eastman, từng là cố vấn cho ông Trump, cho rằng Tu chính án thứ 14 không áp dụng cho con cái của những người nhập cư không có giấy tờ.
Tổng thống Argentina khẳng định sẽ tiếp tục tiến hành cải cách triệt để nền kinh tế

Tổng thống Argentina khẳng định sẽ tiếp tục tiến hành cải cách triệt để nền kinh tế

05:56:50 12/12/2024
Theo Viện Thống kê và điều tra quốc gia Argentina, hiện tại tỷ lệ người nghèo tại Argentina đã lên tới xấp xỉ 53% trong tổng số hơn 47 triệu dân.
Các quan chức an ninh của Israel, Ai Cập thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Các quan chức an ninh của Israel, Ai Cập thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

05:54:29 12/12/2024
Trong khi đó, Thủ lĩnh cấp cao của Phong trào Hồi giáo Hamas Bassem Nai cho hay các cuộc thảo luận này "không có gì mới", ngoài việc gia hạn các cuộc tiếp xúc, để đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn.
Hy Lạp đối mặt với 9.500 vụ cháy rừng trong năm nay

Hy Lạp đối mặt với 9.500 vụ cháy rừng trong năm nay

05:46:05 12/12/2024
Hy Lạp, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, đã phải đối mặt với khó khăn trong công tác cứu trợ và khắc phục thiệt hại sau các trận lũ lụt cũng như cháy rừng tàn phá trong những năm qua.
Mexico: Thêm nhiều trẻ em tử vong do nhiễm vi khuẩn Klebsiella oxytoca

Mexico: Thêm nhiều trẻ em tử vong do nhiễm vi khuẩn Klebsiella oxytoca

05:44:07 12/12/2024
Trước đó hôm 6/12, cơ quan y tế Mexico thông báo có 20 trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Klebsiella oxytoca, trong đó có 13 ca tử vong và 7 bệnh nhi đang được chăm sóc y tế.
Sudan: Khoảng 180 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh giữa quân đội và RSF

Sudan: Khoảng 180 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh giữa quân đội và RSF

05:41:09 12/12/2024
Theo các nhân chứng, đạn pháo đã được bắn vào Omdurman từ nhiều hướng. Hiện quân đội Sudan vẫn đang kiểm soát nhiều khu vực ở Khartoum cũng như các khu vực phía Đông và phía Bắc Sudan.
Căng thẳng tại Trung Đông: Israel không kích quy mô lớn tại Syria

Căng thẳng tại Trung Đông: Israel không kích quy mô lớn tại Syria

05:38:47 12/12/2024
Mặc dù vậy, các hành động quân sự của Israel đã vấp phải sự chỉ trích từ nhiều quốc gia trong khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Jordan và Saudi Arabia lên án Israel lợi dụng tình hình hỗn loạn tại Syria để xâm phạm lãnh thổ nước này.
Ngành dầu mỏ của Nga có nguy cơ bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới

Ngành dầu mỏ của Nga có nguy cơ bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới

05:22:42 12/12/2024
Trong những tuần cuối cùng, Chính quyền Biden cũng đã có động thái tăng cường hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine trong bối cảnh có nhiều nghi vấn về cam kết tiếp tục hỗ trợ của Mỹ của ông Trump.

Có thể bạn quan tâm

Winter (aespa) lén vào bar, anti tung ảnh với Jungwon, SM kiện để 'bịt' chuyện?

Winter (aespa) lén vào bar, anti tung ảnh với Jungwon, SM kiện để 'bịt' chuyện?

Sao châu á

07:23:53 12/12/2024
Vào ngày 11 tháng 12 (Giờ Hàn Quốc), những bức ảnh và video được cho là ghi lại cảnh Winter (aespa) và Jungwon (ENHYPEN) hẹn hò đã xuất hiện trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) khiến người hâm mộ không ngừng xôn xao.
Tận hưởng thời gian yên bình ở 'đôi mắt Pleiku'

Tận hưởng thời gian yên bình ở 'đôi mắt Pleiku'

Du lịch

07:22:56 12/12/2024
Biết đến Pleiku qua những câu hát quen thuộc như đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy hay Em Pleiku má đỏ môi hồng. Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông , nam du khách quyết tâm phải lên đường chiêm ngưỡng nét đẹp của đôi mắt Pleiku.
Lọt đề cử cuối của The Game Awards 2024, thế nhưng Black Myth: Wukong lại rơi vào tình cảnh éo le

Lọt đề cử cuối của The Game Awards 2024, thế nhưng Black Myth: Wukong lại rơi vào tình cảnh éo le

Mọt game

07:03:16 12/12/2024
Mới đây, hệ thống giải thưởng The Game Awards 2024 đã công bố danh sách 5 ứng viên lọt vào vòng đề cử cuối cùng của hạng mục Player s Voice. Đó chính là: Wuthering Waves, Zenless Zone Zero, Genshin Impact
Clip quay lén Trấn Thành có hành động lạ gây hoang mang, nhìn kĩ mới biết sự thật

Clip quay lén Trấn Thành có hành động lạ gây hoang mang, nhìn kĩ mới biết sự thật

Sao việt

07:02:52 12/12/2024
Sau hình ảnh bé mỡ trên sân khấu concert thì đoạn clip mới đây của MC Trấn Thành khiến cư dân mạng rôm rả bàn luận.
Loại rau này là "thuốc" trừ ho đờm, kháng khuẩn và tăng miễn dịch: Nấu 2 món ăn vào mùa đông rất ngon và bổ dưỡng

Loại rau này là "thuốc" trừ ho đờm, kháng khuẩn và tăng miễn dịch: Nấu 2 món ăn vào mùa đông rất ngon và bổ dưỡng

Ẩm thực

06:19:02 12/12/2024
Loại rau này có vẻ ngoài độc đáo, dinh dưỡng lại tốt cho sức khỏe. Bạn hãy áp dụng 2 công thức nấu ăn này để chế biến món ngon, tốt cho sức khỏe gia đình nhé!
Cặp chị em lệch nhau 27 tuổi vẫn quá xứng đôi, nữ chính là tuyệt sắc mỹ nhân U55 trẻ đẹp khó tin

Cặp chị em lệch nhau 27 tuổi vẫn quá xứng đôi, nữ chính là tuyệt sắc mỹ nhân U55 trẻ đẹp khó tin

Phim châu á

06:06:36 12/12/2024
Sự hợp tác giữa một diễn viên kỳ cựu đáng tin cậy và ngôi sao trẻ đang lên rất hot hiện nay khiến khán giả không khỏi tò mò.
4 sao Hoa ngữ flop nhất 2024: Triệu Lộ Tư xếp thứ 3, hạng 1 cả nhan sắc lẫn diễn xuất đều chạm đáy

4 sao Hoa ngữ flop nhất 2024: Triệu Lộ Tư xếp thứ 3, hạng 1 cả nhan sắc lẫn diễn xuất đều chạm đáy

Hậu trường phim

06:06:07 12/12/2024
Danh sách những sao Hoa ngữ flop nhất 2024 gây bất ngờ vì quy tụ nhiều gương mặt đình đám như Dương Mịch, Cung Tuấn, Triệu Lộ Tư và Đàn Kiện Thứ.
Cảnh tượng kinh hoàng sau cánh cửa khóa trái: Người chồng sững sờ khi phát hiện bí mật của vợ

Cảnh tượng kinh hoàng sau cánh cửa khóa trái: Người chồng sững sờ khi phát hiện bí mật của vợ

Góc tâm tình

05:26:50 12/12/2024
Một chiều đầu đông lạnh lẽo, sau giờ tan tầm, tôi trở về nhà với hy vọng sẽ được tận hưởng chút không khí ấm cúng của gia đình.
Tài sản Nga bị 'kích hoạt': Ukraine nhận khoản vay lịch sử từ Mỹ

Tài sản Nga bị 'kích hoạt': Ukraine nhận khoản vay lịch sử từ Mỹ

05:22:12 12/12/2024
Hồi tháng 10, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cảnh báo, Moskva sẽ đáp trả tương xứng đối với việc phương Tây sử dụng lợi nhuận tạo ra từ tài sản bị đóng băng của Nga.