Tàu sân bay Nga ‘chọc’ vào điểm yếu của NATO
Business Insider đưa tin hôm 28/5, tàu sân bay của Nga là Đô đốc Kuznetsov đã đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Hà Lan.
Mặc dù Hải quân Hà Lan đã phát hiện ra tàu Kuznetsov nhiều ngày trước đó nhưng họ không thể theo sát tàu chiến của Nga khi đi qua vùng lãnh hải của quốc gia này.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga
Thông thường, không quân NATO vẫn điều máy bay lên chặn các máy bay lạ, các tàu của nước nào không thuộc NATO đều bị hộ tống khi đi qua vùng biển của quốc gia thành viên.
Rốt cuộc, lực lượng tuần tra ven biển của Hà Lan phải triển khai máy bay Dornier-228 để áp sát tàu sân bay Nga qua lãnh hải Hà Lan. Tuy nhiên, máy bay này lại thiếu các thiết bị cần thiết để thu thập thông tin tình báo điện tử hoặc hình ảnh.
Video đang HOT
Kể từ năm 2002, Hà Lan đã giải tán toàn bộ phi đội máy bay tuần tra của mình. Hải quân Hoàng gia Hà Lan cũng phải thu hẹp lại sau nhiều năm cắt giảm ngân sách.
Việc Hà Lan không thể áp sát chiến hạm Nga qua lãnh hải của mình đã làm lộ rõ điểm yếu của châu Âu nhằm duy trì tình trạng sẵn sàng của quân đội.
Các quốc gia thành viên NATO hàng năm phải chi ra 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng, dù chỉ có bốn quốc gia thành viên là đạt mục tiêu đó vào năm 2013.
Chi tiêu ngân sác quốc phòng ở nhiều nước châu Âu đã giảm mạnh suốt hai thập kỷ qua, một phần là vì hiệp ước của Mỹ nhằm bảo vệ các đồng minh châu Âu. Và kết cục của Chiến tranh Lạnh đã khiến nhiều quốc gia châu Âu tin rằng giai đoạn hòa bình đang trong tay họ.
Chi tiêu quốc phòng trung bình của các thành viên NATO rơi từ 2,5% GDP từ giữa năm 1990-1994 xuống còn 1,6% GDP vào năm 2013. Trái lại, chi tiêu quốc phòng của Mỹ vẫn ở mức 4,1% GDP.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thuyết phục các nước thành viên NATO cam kết mạnh mẽ hơn để tăng chi tiêu quốc phòng trong vòng 5 năm tới.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Tư lệnh Mỹ xác nhận muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam
Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á tại Philippines, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear đã hối thúc Việt Nam và Trung Quốc kiềm chế để không xảy ra cuộc xung đột lớn trên Biển Đông.
Theo báo chí Philippines, Đô đốc Locklear cho biết Mỹ "quan ngại sâu sắc" về tình hình căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến vấn đề trên Biển Đông vì những căng thẳng này tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra những tính toán sai lầm.
Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear
Ông Locklear nói: "Tôi đặc biệt quan tâm đến tình hình hiện nay ở Biển Đông, tôi tin rằng, việc đầu tiên phải làm là chúng ta nên khuyến khích cả hai bên kiềm chế".
Ông Locklear cũng cho rằng việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ phải căn cứ vào luật pháp quốc tế.
Trả lời câu hỏi cụ thể về triển vọng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Mỹ, Đô đốc Locklear xác nhận Việt Nam nằm trong danh sách một số nước mà Washington muốn tăng cường quan hệ.
Ông nói: "Mỹ đang theo đuổi các mối quan hệ liên minh và quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước, trong đó, Việt Nam không phải là một ngoại lệ".
Theo Vietnam
Putin nói về 'Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk' Business Insider nói Tổng thống Putin gọi vùng lãnh thổ ở phía Đông Ukraine là Novorussia hay "Nước Nga mới" và khẳng định mối quan hệ với Nga. Ông Putin đặt câu hỏi: "Liệu một thỏa hiệp về Ukraine có thể đạt được giữa Nga và Mỹ?", đồng thời khẳng định "thỏa hiệp chỉ có thể tìm thấy ở Ukraine và quan trọng...