Tàu sân bay Mỹ vô dụng trong hải chiến hiện đại?
Theo đánh giá của cựu cố vấn quân sự Mỹ, với sự ra đời của mẫu tiêm kích ném bom Tupolev Tu-22 Backfire và tên lửa hành trình Raduga KH-22 do Nga sản xuất, các siêu tàu sân bay Mỹ sẽ hoàn toàn mất tác dụng nếu xảy ra một cuộc hải chiến trong tương lai.
Tiêm kích Tupolev Tu-22 Backfire mang theo tên lửa hành trình Raduga KH-22 của Nga.
Phát biểu trên mạng tin DodBuzz (Mỹ), chuyên gia Mark Jacobson – cựu cố vấn của Đại tướng Stanley McChrystal (Chỉ huy Lực lượng Hỗ trợ an ninh Quốc tế (ISAF) và Chỉ huy Lực lượng Hoa Kỳ tại Afghanistan) đồng thời cũng là cố vấn của cựu Giám đốc CIA, tướng David Petraeus – cho biết, các đối thủ tiềm năng của hải quân Mỹ đang không ngừng tìm cách đánh bại quân đội nước này bằng những ý tưởng và các loại vũ khí mới vô cùng lợi hại nhưng dường như Lầu Năm Góc vẫn quá tự tin vào năng lực của mình trong quá khứ nên đang tỏ ra rất chủ quan.
“Các lực lượng (quân đội) của chúng ta không hề thay đổi. Không không dám chắc các chỉ huy của quân đội có nhận ra nguy cơ này hay không… Chúng ta đang tập trung vào phát triển các mẫu tàu khu trục mới? Nhưng liệu có ai đặt ra câu hỏi này với đội tàu sân bay của nước Mỹ hay không? Nếu bạn nhìn vào quá khứ và tưởng tượng những trận hải chiến đó lặp lại bạn sẽ thấy chúng ta không có đủ các loại vũ khí hiệu quả cho nó. Lấy ví dụ như ở eo biển Đài Loan, đã 15 năm nay chúng ta không có gì mới bất chấp hàng loạt quốc gia khác đã hoàn thiện hệ thống tên lửa siêu thanh của mình”, chuyên gia Mark Jacobson nói.
“Trên thực tế ngày nay, các hàng không mẫu hạm của chúng ta đã trở nên vô dụng mặc dù trong một số cuộc chiến gần đây, nó vẫn là nền tảng chủ chốt của các đợt tấn công. Không có chúng, quân đội Mỹ chắc chắn sẽ không thể triển khai các phi đội tiêm kích tại hàng loạt địa điểm khác nhau. Sở dĩ, quân đội Mỹ có thể làm điều nó là vì các tàu sân bay này chưa phải đối mặt với tên lửa hành trình KH-22 của Nga hay các loại vũ khí tương tự”, Mark Jacobson nói tiếp.
Lý do từ đâu mà một chuyên gia cao cấp của quân đội Mỹ lại tỏ ra sợ hãi tên lửa KH-22 đến vậy? Phải chăng đây là một sự thổi phồng nguy cơ để “khích” chính phủ Mỹ rót tiền cho hải quân mạnh hơn nữa?
Câu trả lời là không. Sự lợi hại của KH-22 là hoàn toàn có thật.
Video đang HOT
Mẫu tiêm kích ném bom Tupolev Tu-22 Backfire
KH-22 là mẫu tên lửa hành trình siêu thanh được các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng có thể đánh chìm một chiếc siêu hàng không mẫu hạm từ khoảng cách rất xa, với tốc độ bay lên tới Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh). Đây là sản phẩm được quân đội Nga nghiên cứu và phát triển sau khi phân tích các trận hải chiến trong thời kỳ đại chiến thế giới thứ 2. Câu hỏi mà các nhà khoa học quốc phòng Nga đặt ra là: Nếu chúng ta có thể tấn công những chiếc hàng không mẫu hạm từ khoảng cách rất xa, liệu chúng ta có còn phải lo lắng đến năng lực không quân của họ nữa không?
Câu trả lời là rất rõ ràng. Nếu như một chiếc chiến hạm trở nên vô dụng bởi những chiếc tàu sân bay thì đối phương hoàn toàn có thể khiến lực lượng trở nên cân bằng hơn bằng một mẫu tên lửa có tốc độ cực nhanh và không thể bị đánh chặn, được phóng đi từ khoảng cách rất xa. Và thế là KH-22 được ra đời.
Với phiên bản mới nhất, một chiếc tiêm kích có thể phóng tên lửa KH-22 từ khoảng cách lên tới 372 dặm (600 km), phát nổ và tạo ra một lỗ thủng có đường kính lên tới 5m và sâu vào bên trong thân tàu hàng chục mét, bất kể đó là loại tàu nào.
Hàng không mẫu hạm USS George Washington của Mỹ.
Trong hiện tại và tương lai, rất khó có khả năng Nga và Mỹ sẽ giao chiến với nhau vì họ đều hiểu đó là một cuộc đối đầu khiến cả hai cùng “lụn bại” nhưng điều mà Mỹ cần phải lo lắng là Nga đã sản xuất KH-22 để xuất khẩu. Và mặc dù phiên bản xuất khẩu chỉ mang đầu đạn thông thường nhưng nó vẫn đủ sức giáng cho các tàu sân bay Mỹ một đòn chí tử.
Phát hiện được lợi thế này, Trung Quốc đã lập tức “nhái” KH-22 trong khi các nước khác sẵn sàng móc hầu bao mua sắm.
Liệu đã đến lúc nước Mỹ cần phải lo lắng cho số phận của các hạm đội tàu sân bay của mình chưa? – chuyên gia Jacob đặt câu hỏi.
Theo Infonet
Tàu sân bay Liêu Ninh sẽ khai hỏa ở Biển Đông?
Báo Hong Kong cho rằng tàu Liêu Ninh sẽ tổ chức diễn tập bắn đạn thật cùng chiến đấu cơ J-15 trên Biển Đông vào đầu năm tới.
Ngày 8/12, tờ China Times cho hay sau khi nhổ neo rời cảng nhà ở Thanh Đảo, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đang trên đường tiến xuống Biển Đông để thực hiện một loạt các cuộc diễn tập quân sự trên vùng biển đang tranh chấp này.
Theo đó, chiếc tàu sân bay đầu tiên của hải quân Trung Quốc mang theo nhiều chiến đấu cơ J-15 sẽ thực hiện các bài diễn tập quân sự và thử nghiệm bắn đạn thật trên Biển Đông để tăng cường năng lực phòng thủ chống tên lửa, chống tàu nổi và tàu ngầm ở ba khu vực khác nhau.
Tàu sân bay Liêu Ninh hùng hổ kéo xuống Biển Đông
Hãng tin Phượng Hoàng có trụ sở tại Hong Kong cho hay những cuộc diễn tập bắn đạn thật này sẽ được tiến hành trên Biển Đông vào đầu năm sau nhằm thử nghiệm khả năng không chiến của "Cá mập bay" J-15 cùng khả năng tác chiến chống tàu.
Những chiếc J-15 này cũng sẽ tiến hành các bài kiểm tra khả năng đánh chặn và diễn tập ban đêm trong suốt 3 đến 5 tháng tới để đảm bảo năng lực tấn công các mục tiêu ở xa cũng như khả năng hoạt động 24/24 giờ.
Theo các chuyên gia quân sự, chiến đấu cơ J-15 "hồn Nga, da Trung Quốc" là bản sao của máy bay chiến đấu Su-33 của Nga, tuy nhiên các công nghệ và đặc tính của nó thì kém xa so với bản gốc, đặc biệt là phần động cơ. Đây chính là một trong những điểm yếu "chết người" của tàu sân bay Liêu Ninh do chính báo Trung Quốc vạch ra trong những ngày gần đây.
Ngoài số chiến đấu cơ J-15 này, cụm tàu sân bay chiến đấu Liêu Ninh với 2 tàu khu trục, 2 tàu hộ vệ tên lửa và 2 tàu tuần dương cùng một số tàu ngầm hạt nhân cũng sẽ tham gia vào các bài huấn luyện chiến đấu trên Biển Đông.
Chiến đấu cơ J-15 luyện tập cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh
Theo Phượng Hoàng, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ tiến hành diễn tập tại nhiều địa điểm và vùng biển khác nhau nhằm kiểm nghiệm khả năng vận hành và tác chiến trong điều kiện thời tiết nóng ẩm khắc nghiệt tại Biển Đông.
Hiện chưa rõ tàu sân bay Trung Quốc sẽ tập trận ở khu vực nào trên Biển Đông, tuy nhiên vùng biển này đang là tâm điểm tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và nhiều nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều chuyên gia phân tích lo ngại rằng động thái này của Trung Quốc sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và sẽ vấp phải sự phản đối quyết liệt của các quốc gia đang tranh chấp trên Biển Đông.
Theo ChinaTimes
Những điểm yếu "chết người" của tàu Liêu Ninh Trong khi tàu Liêu Ninh hùng hổ kéo xuống Biển Đông, báo chí Trung Quốc lại vạch ra những điểm yếu chết người của con tàu này. Với việc điều tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông, Bắc Kinh đang nhắm đến việc kiểm soát hiệu quả hơn các quần đảo đang tranh chấp với các nước láng giềng trong khu vực,...