Tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh khu vực
Chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ tới Đà Nẵng góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ song phương, duy trì hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) và tàu tuần duyên USS Bunker Hill (CG 52) tới thăm cảng Tiên Sa của Đà Nẵng từ ngày 5/3 đến 9/3.
“Đây là chuyến thăm thông thường của tàu sân bay Mỹ, nằm trong khuôn khổ hoạt động chào mừng 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ – Việt. Qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ 2 nước phát triển, phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đến Đà Nẵng ngày 5/3.
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, trong khuôn khổ chuyến thăm, thủy thủ đoàn tàu sân bay Mỹ sẽ tham dự một số hoạt động như lễ đón tàu, tổ chức họp báo chung, chào xã giao lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, còn có các hoạt động trao đổi nghiệp vụ và giao lưu cộng đồng.
Video đang HOT
Sáng 5/3, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Đà Nẵng chủ trì lễ đón nhóm tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Tham dự lễ đón còn có đại diện Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Bộ tư lệnh Quân khu 5, Biên phòng Đà Nẵng, Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng, Cục Quân y Tổng cục Hậu cần, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhân dân Đà Nẵng và các cơ quan khác của Chính phủ Việt Nam.
Phái đoàn Mỹ gồm có Đô đốc John C. Aquilino, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Chỉ huy trưởng nhóm tàu sân bay tác chiến (CSG 9) Chuẩn Đô đốc Stu Baker, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink và các viên chức CSG 9, cùng phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam.
Bình luận về chuyến thăm, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink khẳng định, đây là tiếp nối chuyến thăm lịch sử năm 2018 của tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70), chuyến thăm đầu tiên của môt tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam trong hơn 40 năm.
“ Chuyến thăm này diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với quan hệ song phương của chúng ta. Chỉ 25 năm sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ song phương của chúng ta đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết“, ông Daniel Kritenbrink cho biết.
Chuân Đô đốc Stu Baker cho rằng, chuyến thăm thể hiện mối quan hệ song phương mạnh mẽ và khẳng định tiếp tục hợp tác của Mỹ với các quốc gia đối tác, cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ của Mỹ cho khu vực. Trong đó có các tổ chức như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mà Việt Nam hiện đảm nhiệm vai trò chủ tịch năm nay.
SONG HY
Theo vtc.vn
ASEAN quan ngại về các sự cố làm xói mòn lòng tin, gây căng thẳng ở Biển Đông
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã trao đổi về Biển Đông, trong đó bày tỏ quan ngại về các sự cố làm xói mòn lòng tin, gây căng thẳng ở khu vực.
Tuyên bố báo chí của Chủ tịch Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 17/1/2020 cho biết: "Chúng tôi trao đổi về tình hình Biển Đông, trong đó quan ngại đã được bày tỏ về hoạt động tôn tạo bồi đắp, những diễn biến gần đây và các sự cố nghiêm trọng, đã làm xói mòn lòng tin và sự tin cậy, gia tăng căng thẳng, và có thể đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Quang cảnh Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.
Chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết thúc đẩy lòng tin và sự tin cậy, tự kiềm chế trong tiến hành các hoạt động và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình, và giải quyết hoà bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982. Chúng tôi tái khẳng định rằng luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS là cơ sở để xác định chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích chính đáng đối với các vùng biển. Chúng tôi tái khẳng định rằng UNCLOS là khung pháp lý cơ bản cho các vùng biển và phải được tất cả các quốc gia tôn trọng.
Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động bởi các bên có tuyên bố chủ quyền và tất cả các quốc gia khác, bao gồm các hoạt động được đề cập đến trong DOC có thể làm phức tạp thêm tình hình và leo thang căng thẳng ở Biển Đông".
Các Bộ trưởng tham gia cuộc họp hẹp ngày 17/1 cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông và ghi nhận lợi ích của việc duy trì Biển Đông là vùng biển của hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Tuyên bố nêu rõ: "Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn bộ Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Chúng tôi thấy khích lệ trước những tiến triển trong đàm phán thực chất nhằm sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982.
Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết duy trì và thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho đàm phán COC, và theo đó hoan nghênh các biện pháp thực tiễn nhằm làm giảm căng thẳng và nguy cơ xảy ra sự cố, hiểu nhầm và tính toán sai lầm. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xây dựng lòng tin nhằm thúc đẩy lòng tin và sự tin cậy giữa các bên; và chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc đề cao luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982".
Theo VOV
Tư lệnh Hải quân Mỹ chia sẻ khi tàu sân bay T.Roosevelt tới Đà Nẵng Ngay sau khi cập cảng Tiên Sa, Việt Nam và Mỹ đã có cuộc họp báo thông tin về việc nhóm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) tới Đà Nẵng lần này. Vào lúc 12h ngày 5/3, hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt (CVN-71) cùng tuần dương hạm USS Bunker Hill (CG-52) của Hải quân Mỹ đã cập cảng Đà Nẵng...