Tàu sân bay Mỹ có thể ‘chọc thủng’ A2/AD của Nga-Trung
Đô đốc Mỹ tuyên bố rằng tàu sân bay của Mỹ có thể hoạt động thoải mái trong khu vực chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) mà Trung Quốc và Nga tạo ra.
Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng những tiến bộ của hải quân Nga và Trung Quốc trong thời gian vừa qua cho thấy thời kỳ thống trị trên biển của Mỹ đã sắp kết thúc, nhưng một tướng Mỹ lại cho rằng lực lượng hải quân của nước này khó có thể bị ngăn cản.
Tàu sân bay Mỹ USS Nimitz. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Trong một bài phỏng vấn trên tạp chí National Interest, Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Tác chiến Hải quân Mỹ tuyên bố rằng tàu sân bay của Mỹ có thể hoạt động thoải mái trong khu vực chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) mà Trung Quốc và Nga tạo ra.
Đô đốc John Richardson tự hào về ưu thế của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ: “Khu vực A2/AD này chắc chắn là mục đích hướng tới của một vài đối thủ của Mỹ, nhưng để đạt được mục đích đó là một điều vô cùng phức tạp. Tôi nghĩ rằng dù họ có khả năng tấn công tầm xa chính xác nhưng thiết lập A2/AD chỉ là khát vọng. Trong thực tế, điều đó khó khăn hơn nhiều”.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh các chuyên gia quân sự tin rằng những tiến bộ của đội tàu hải quân Nga và Trung Quốc đang khiến Mỹ phải chịu sức ép cạnh tranh và có nguy cơ mất vị thế độc tôn trên biển.
Vị Đô đốc từ chối nêu chi tiết việc Hải quân Mỹ bảo vệ tàu sân bay như thế nào và cảnh báo rằng ông không muốn tiết lộ bất kỳ bí mật nào đối với các quốc gia có thể là đối thủ của Mỹ.
Video đang HOT
“Mỹ thực sự có khả năng đó, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta đang nói quá nhiều về những việc mà Mỹ đang làm, vì thế tôi muốn thận trọng về việc trao đổi với nhau để những thông tin mật để chúng không lọt vào tay nước đối thủ”, ông nói.
Phát biểu thận trọng của Đô đốc Hải quân Mỹ trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố mạnh mẽ từ phía Trung Quốc về sức mạnh quân sự khi nước này khẳng định rằng họ sở hữu tàu khu trục “sát thủ” có trang bị tên lửa dẫn đường chính xác được cho là có khả năng đánh chìm tàu sân bay của Mỹ chỉ trong một trận đánh duy nhất.
Thêm vào đó, Bắc Kinh còn tự tin nói rằng Trung Quốc sở hữu tên lửa có tầm xa lên tới 810 hải lý, trong khi những tên lửa mà Mỹ trang bị cho tàu chỉ có tầm xa 550 hải lý.
Trung Quốc cũng đã hoàn thiện khả năng tình báo, giám sát và trinh sát cũng như lắp đặt trái phép các hệ thống radar công nghệ cao ở những vùng biển đang tranh chấp lãnh thổ nhằm “vươn dài” cánh tay của hải quân nước này. Điều đó đặt áp lực lên Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ trong trường hợp có thể xảy ra xung đột quân sự.
Đô đốc Richardson cho rằng sự phát triển của hải quân Trung Quốc khiến Mỹ phải có “phản ứng” phù hợp. Dù Nga và Trung Quốc đang đặt ra những thách thức mới cho Mỹ trên Biển nhưng Đô đốc Richardson vẫn tự tin rằng Hải quân Mỹ có thể thừa sức gây ảnh hưởng và can thiệp tới những đối thủ này.
Theo Người Lao Động
Điểm 'tử huyệt' của siêu tàu sân bay Mỹ
Ba tháng trước khi tàu sân bay USS Gerald R. Ford giá 13 tỷ USD được chuyển giao, một đánh giá độc lập theo yêu cầu từ khách hàng mua vũ khí hàng đầu của Lầu Năm Góc đã tiết lộ một số vấn đề nghiêm trọng của dự án này.
Nhà báo Anthony Capaccio của hãng tin Bloomberg tiết lộ, trong bản ghi nhớ đề ngày 23/8 gửi tới Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus, ông Frank Kendall viết rằng: "Với lợi ích về nhận thức, rõ ràng là quá sớm để đưa vào quá nhiều công nghệ chưa được chứng minh như vậy".
Ảnh: H Ingalls
Hải quân Mỹ hiện đang trông chờ vào siêu tàu ngầm lớp Ford này. Ban đầu, nó được cam kết chuyển giao trong năm 2014, để dần thay thế các hàng không mẫu hạm lớp Nimitz sử dụng từ năm 1975.
Tàu lớp Ford hứa hẹn có nhiều cải tiến so với thế hệ già Nimitz, từ thiết bị phóng và đáp, radar đến thiết kế tàu, thậm chí cả lõi hạt nhân cung cấp năng lượng cho tàu và năng lực phát điện của tàu.
Nhưng các tàu sân bay vốn là một trong những cỗ máy lớn nhất và phức tạp nhất mà con người từng chế tạo. Bản đánh giá độc lập viết rằng, dự án tàu lớp Ford có thể bị thắt lại dưới sức nặng sự phức tạp của chính nó.
Một tàu sân bay lớp Ford (ảnh trên) và Nimitz (ảnh dưới)
"Tàu USS Ford, cũng như mọi con tàu đầu tiên của lớp được chế tạo, luôn có và sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức", Tư lệnh Mike Kafka, một phát ngôn viên Hải quân Mỹ thừa nhận với Bloomberg.
"Tuy vậy, các năng lực lưu trú trên Ford là cần thiết vào lúc này và trong tương lai. Hải quân sẽ tiếp tục nỗ lực để Ford được hoàn thiện và đưa vào hạm đội, theo dõi sát sao cả các hệ thống mới lẫn kế thừa".
Nhưng vấn đề với USS Gerald R. Ford có thể nghiêm trọng hơn một chút. Đánh giá độc lập chỉ ra rằng, thiết bị phóng và đáp có vấn đề, radar băng kép có các vấn đề nghiêm trọng về tích hợp mà "cần phải tránh" ở các tàu tiếp theo cùng lớp.
Thậm chí, nhà máy điện của tàu, tức lõi hạt nhân, được khẳng định mạnh gấp 3 công suất của tàu Nimitz để có thể cấp điện cho các vũ khí tương lai (như laser), cũng gặp nhiều vấn đề về máy phát turbin chính.
Nhà máy đóng tàu Newport News bắt đầu cho nước vào Dry Dock 12 để hạ thủy hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Điều không may là bất cứ một sự thay đổi lớn nào đối với tàu lớp Ford đều sẽ phải đợi trong nhiều năm nữa, vì tàu USS Gerald R. Ford đã được đóng, USS John F. Kennedy gần hoàn thiện, khiến cho bất cứ cải tiến nào cũng đều phải chờ đến con tàu thứ 3 cùng lớp này.
Theo Vietnamnet
Lầu Năm Góc ra lệnh xem xét lại tàu sân bay 13 tỷ USD Tàu sân bay USS Gerald R. Ford sẽ bị xem xét một cách độc lập, khi đang trong quá trình đóng dở dang. Tàu sân bay USS Gerald R. Ford đắt nhất của Mỹ. Ảnh: USNavy Bloomberg đưa tin ông Frank Kendall, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách mua sắm vũ khí, đã ra lệnh xem xét lại USS Gerald R. Ford, tàu...