Tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Triều Tiên cũ hơn 50 năm
Tàu ngầm điện – diesel mà Triều Tiên vừa hạ thủy có khả năng mang tên lửa đạn đạo thực ra là tân trang lại tàu ngầm lớp Golf do Liên Xô sản xuất cách đây hơn 50 năm, theo trang tin RT (Nga) ngày 2.11.
Không ảnh của Mỹ chụp một tàu ngầm lớp Golf II của Liên Xô – Ảnh: Wikipedia
Các tàu ngầm này gọi là dự án 629 (phương Tây gọi là Golf), được Liên Xô đóng bắt đầu từ năm 1958, dài 67 m, ngang lớn nhất 6,6 m, lượng giãn nước 3.000 tấn, có khả năng mang 3 tên lửa đạn đạo R-21 (mỗi tên lửa mang 1 đầu đạn hạt nhân nặng hơn 1 tấn) có tầm bắn 1.500 km; cùng 6 ống phóng ngư lôi (có thể phóng ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân).
Có tất cả 23 chiếc tàu ngầm lớp Golf được Liên Xô đóng, trong số này có ít nhất 1 chiếc bị tai nạn khi hoạt động. Đó là chiếc K-129 (lớp Golf-II) khi hoạt động gần phía tây bắc quần đảo Hawaii năm 1968 đã bị nổ tung do lặn quá sâu, 98 thủy thủ trên tàu đều thiệt mạng.
Vào tháng 7.1974, Hải quân Mỹ tiến hành chiến dịch tuyệt mật mang tên Azorian để trục vớt một phần chiếc tàu này.
Đến năm 1990, tất cả tàu ngầm lớp Golf đều bị cho về hưu, và người ta cho rằng 10 chiếc loại này được bán sang Triều Tiên vào năm 1993. Nay các kỹ sư Triều Tiên đang tất bật với công nghệ tàu ngầm của Liên Xô hàng chục năm trước để cho các tàu ngầm này hoạt động trở lại.
Video đang HOT
Hãng tin Yonhap bình luận rằng Triều Tiên mua lại tàu ngầm cũ của Liên Xô sẽ tiết kiệm được nhiều năm nghiên cứu công nghệ phóng tên lửa từ tàu ngầm, dù đã cũ cả nửa thế kỷ.
Tuy tầm bắn của tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm loại này không xa, chỉ 1.500 km, nhưng với việc Triều Tiên đang tiến hành các hoạt động về vũ khí hạt nhân, những nước láng giềng nằm trong tầm bắn của tên lửa này gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc phải lo ngại.
Tàu ngầm lớp Romeo do Liên Xô thiết kế, chế tạo từ những năm 1950, chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc từ 1963. Triều Tiên được cho là có 20 chiếc tàu ngầm này do Trung Quốc cung cấp nguyên chiếc và phụ tùng để lắp ráp – Ảnh: KCNA/Reuters
Triều Tiên được cho là có 70 tàu ngầm, hầu hết mua từ Liên Xô hoặc đóng theo thiết kế của Liên Xô. Trong số này có 20 chiếc tàu ngầm lớp Romeo của Liên Xô (loại 1.800 tấn) và khoảng 40 chiếc tự đóng loại Sangeo (325 tấn), vũ khí trên tàu hầu hết đều lạc hậu.
Tuy nhiên do tàu ngầm khó bị phát hiện dưới nước, nên mới xảy ra vụ tàu tuần tiễu Cheonan của Hải quân Hàn Quốc bị tàu ngầm Triều Tiên bắn chìm vào tháng 3.2010, làm 46 thủy thủ thiệt mạng.
Lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong Un lên tàu ngầm lớp Romeo, tháng 6.2014 – Ảnh: KCNA/Reuters
Tàu tuần tiễu Cheonan 1.200 tấn của Hàn Quốc được trục vớt sau khi bị tàu ngầm Triều Tiên bắn chìm trên vùng biển giáp ranh hai nước vào tháng 3.2010 – Ảnh: Reuters
Theo Tin Nóng
Trung Quốc sẽ bán 6 tàu ngầm cho Pakistan
Trung Quốc sẽ bán 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Nguyên (phiên bản xuất khẩu được biết đến với cái tên S20) cho Pakistan vào cuối năm 2014.
Một tàu ngầm điện-diesel lớp Nguyên do Trung Quốc sản xuất - Ảnh: Want China Times
Chính quyền Pakistan từng tiết lộ sẽ mua tàu ngầm của Trung Quốc hồi năm 2011, nhưng không công bố số lượng, trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 13.2 dẫn lại thông tin từ tuần san quốc phòng của Mỹ Jane's Defense Weekly.
Theo thông tin này, Pakistan đang thương lượng với Trung Quốc để mua 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Nguyên vào cuối năm 2014.
Tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) nhận định thỏa thuận mua tàu ngầm Trung Quốc sẽ giúp Pakistan tăng cường sức mạnh hải quân nhằm đối phó với Ấn Độ.
Quân đội Pakistan hiện có 5 tàu ngầm do Pháp sản xuất, mua từ thập niên 1970 và 1990.
Hồi 2009, Pakistan từng định ký hợp đồng mua 3 tàu ngầm Type 214 do Đức sản xuất, nhưng vụ mua bán này phải hoãn lại vì vấn đề giá cả.
Theo TNO