Tàu ngầm Scorpene Pháp có giúp Ba Lan dọa nổi Nga?
Với khả năng mang theo các tên lửa hành trình NCM, tàu ngầm Scorpene Pháp chế tạo có thể giúp Ba Lan tăng sức mạnh hải quân trước Nga.
Với khả năng mang theo các tên lửa hành trình NCM, tàu ngầm Scorpene Pháp chế tạo có thể giúp Ba Lan tăng sức mạnh hải quân trước Nga.
Tập đoàn DCNS (Pháp) gần đây đã chào bán mẫu tàu ngầm lớp Scorpene cho Hải quân Ba Lan tại triển lãm quốc phòng quốc tế thường niên MSPO-2015 do Ba Lan tổ chức diễn ra từ ngày 1/9 đến 4/9.
DCNS cho biết, thiết kế tàu ngầm diesel-điện lớp Scorpene dành cho Hải quân Ba Lan sẽ là một trong những biến thể hiện đại nhất của dòng tàu này. Đặc biệt, nó có thể triển khai các tên lửa hành trình Navy Cruise Missile (NCM) do hãng MBDA phát triển.
Gian trưng bày tàu ngầm diesel-điện lớp Scorpene của DCNS tại MSPO-2015.
Tàu ngầm Scorpene của Pháp được đánh giá là hoạt động hiệu quả và khó bị phát hiện ở các vùng biển như Biển Baltic. Nó có thể hoạt động liên tục hơn 70 ngày dưới nước nhờ được trang bị công nghệ AIP, điều này sẽ giúp Hải quân Ba Lan có thể dễ dàng triển khai các tàu ngầm Scorpene của nước này ở bất kỳ đâu.
Hệ thống tên lửa hành trình NCM được trang bị trên Scorpene sẽ là nền tảng vũ khí răn đe hiệu quả mà Hải quân Ba Lan đang cần tới lúc này, cho dù các tàu ngầm Scorpene chỉ có thể mang theo số lượng hạn chế các tên lửa NCM. Tuy nhiên yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của Scorpene là khả năng tấn công chính xác các mục tiêu quan trọng của đối phương từ vị trí ẩn nấp cách đó hàng trăm km và trên thế giới có rất ít các mẫu tàu ngầm diesel-điện có thể làm được điều này.
Các tàu ngầm mang theo tên lửa hành trình sẽ là sự đảm bảo hiệu quả cho an ninh quốc gia của Ba Lan cũng như củng cố vị thế của nước này trên trường quốc tế. Điển hình nhất là việc vị thế của Ba Lan trong khối quân sự NATO cũng sẽ thay đổi, khi mà không phải quốc gia thành viên NATO nào cũng sở hữu loại vũ khí răn đe này.
Xavier Mesnet – Người đứng đầu bộ phận phát triển thị trường của DCNS trong một cuộc phỏng vấn với Navy Recognition tiết lộ rằng, nếu Ba Lan đồng ý mua các tàu ngầm diesel-điện Scorpene, nhiều khả năng DCNS sẽ tiến hành chuyển giao công nghệ và tiến hành đóng mới các tàu ngầm Scorpene ở Ba Lan. Theo đó phía DCNS muốn Ba Lan tự chủ hơn trong việc xây dựng hạm đội tàu ngầm mới của nước này.
Video đang HOT
Mô hình tên lửa hành trình Navy Cruise Missile (NCM) do hãng MBDA phát triển được trưng bày tại MSPO-2015.
Với việc chính thức loại biên 4 tàu ngầm diesel-điện lớp Kobben vào năm 2016 và lớp Kilo Project 877E vào 2022, Hải quân Ba Lan sẽ phải sớm tìm ra các ứng cử viên thay thế và tàu ngầm diesel-điện lớp Scorpene của DCNS là một trong lựa chọn tốt nhất của Ba Lan hiện tại.
Khả năng tấn công chính xác các mục tiêu chiến lược của đối phương từ khoảng cách an toàn luôn là một trong những yêu cầu quan trọng đối với bất kỳ mẫu tàu ngầm tấn công thế hệ mới nào. Kinh nghiệm của MBDA trong lĩnh vực này cũng đã chứng minh thông qua mẫu tên lửa hành trình Storm Shadow do Pháp, Anh và Italia cùng nhau hợp tác phát triển. Trong khi đó tên lửa hành trình NCM cũng phát triển với các biến thể khác nhau có thể được triển khai các loại tàu ngầm lẫn tàu nổi.
Từ năm 2006, MBDA đã bắt đầu khởi động chương trình phát triển và sản xuất NCM với lần phóng thử nghiệm đầu tiên vào năm 2010 từ hệ thống ống phóng thẳng đứng Sylver A70 VLS. Biến thể dành cho tàu ngầm của NCM cũng được phóng thử nghiệm một năm sau đó vào tháng 6/2011 và MBDA đã bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt mẫu tên lửa hành trình này trong năm nay.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Sức mạnh khủng khiếp của máy bay ném bom B-2 Mỹ
Máy bay ném bom B-2 có khả năng tàng hình mạnh mẽ đủ sức đột phá bất kỳ hệ thống phòng không tối tân nào.
Không quân Mỹ đã điều ba máy bay ném bom B-2 Spirit tới căn cứ Andersen nằm trên đảo Guam. Hành động này được tuyên bố là tiếp tục thể hiện cam kết của Mỹ trở lại châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy, có nhiều hành động khiến cộng đồng quốc tế quan ngại. B-2 Spirit (Bóng ma) là máy bay ném bom chiến lược do Tập đoàn Northrop Grumman phát triển từ những năm 1980 nhằm đối phó với Liên Xô. Đây được xem là một trong những oanh tạc cơ nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay. Điểm đáng sợ của B-2 ở đây không tới từ khả năng mang nhiều bom (như B-52), hay bay tốc độ siêu thanh (như B-1B), mà là khả năng tàng hình. Điều đó cho phép nó thâm nhập vào hệ thống phòng không tinh vi, dày đặc nhất của đối phương. Khả năng tàng hình của B-2 có được nhờ sự kết hợp nhiều công nghệ về thiết kế kiểu dáng, vật liệu. Theo đó, nó có kiểu dáng như một con dơi khổng lồ, không có cánh đuôi, cánh chính được kéo dài kỳ lạ. Cách thiết kế này giúp máy bay đánh trượt sóng radar đi hướng khác, hoặc hấp thụ, giảm được sóng phản xạ, làm hình ảnh trên màn hiện sóng radar bị yếu (hoặc không có). Khung thân kết cấu và khoang động cơ B-2 dùng hợp kim titan, còn lại đều do vật liệu phức hợp ghép nối với nhau, do ép ở áp suất cao nên không cần dùng đinh tán. Do vậy máy bay không dễ phản xạ tín hiệu radar. B-2 sử dụng vật liệu phức hợp đá đen và sợi than có trọng lượng nhẹ, cường độ chịu lực lớn, phản xạ sóng radar cực nhỏ. Trên bề mặt vật liệu có dạng tổ ong liti hấp thụ sóng radar. Mép trước cánh máy bay B-2 được phủ lớp sơn hấp thụ sóng radar và thiết kế có lỗ rỗng kiểu tổ ong không thành qui tắc. Vì vậy, sóng radar khi chiếu vào khó phản xạ lại. Động cơ của B-2 lắp bộ trộn dòng khí, lấy không khí lạnh dẫn vào buồng đốt động cơ và tua bin, làm hạ thấp nhiệt độ mặt ngoài. Loa phụt động cơ nằm sâu trong thân máy bay, qua đó giảm đáng kể tín hiệu hồng ngoại. Biện pháp này nhằm đối phó với khí tài hồng ngoại của đối phương có thể sử dụng để phát hiện máy bay qua tín hiệu nhiệt động cơ. B-2 trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F118-GE-100 cho phép đạt tốc độ 1.010 km/h, tầm bay 10.400km, trần bay 15.000m. Với những biện pháp kỹ thuật trên đã đem lại cho B-2 khả năng tàng hình tuyệt vời. Nó đã được chứng minh trong nhiều cuộc chiến mà B-2 tham gia. Đặc biệt nhất, một sự kiện đã làm thế giới quân sự phải "choáng" trước khả năng của B-2. Tháng 6/1995, Mỹ đã đưa B-2 tới tham dự triển lãm hàng không Paris (Pháp). Trước khi xuất phát, Mỹ đã thông báo cho Pháp đường bay của B-2. Quân đội Pháp đã ra lệnh cho trạm radar cảnh giới sục sạo nhưng không thể nào phát hiện được B-2 cho tới khi hạ độ cao lộ diện trước con mắt người thật. B-2 trang bị những công nghệ điện tử hàng không tiến tiến gồm: hệ thống radar mạng pha điện tử bị động AN/APQ-81 cung cấp chế độ ngắm mục tiêu, hỗ trợ B-2 bay bám sát và tránh địa hình; hệ thống định vị hàng không; hệ thống đối phó trả đũa điện tử. Ảnh: Buồng lái chỉ cần hai người điều khiển của B-2, ít hơn nhiều so với B-1B hay B-52. Điều đó cho thấy máy bay có tính tự động hóa cực cao. Ngoài năng lực tàng hình, B-2 còn có sức tấn công mạnh mẽ với khả năng mang 23 tấn vũ khí gồm: 80 bom Mk-82 227kg hoặc 36 bom CBU 350kg hoặc 16 bom hạt nhân B61 trên giá phóng quay. Thậm chí, B-2 còn có thể mang bom thông minh dẫn đường GPS JDAM. Ảnh máy bay ném bom B-2 đang thả những vũ khí hủy diệt kinh người.
Không quân Mỹ đã điều ba máy bay ném bom B-2 Spirit tới căn cứ Andersen nằm trên đảo Guam. Hành động này được tuyên bố là tiếp tục thể hiện cam kết của Mỹ trở lại châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy, có nhiều hành động khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.
B-2 Spirit (Bóng ma) là máy bay ném bom chiến lược do Tập đoàn Northrop Grumman phát triển từ những năm 1980 nhằm đối phó với Liên Xô. Đây được xem là một trong những oanh tạc cơ nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay. Điểm đáng sợ của B-2 ở đây không tới từ khả năng mang nhiều bom (như B-52), hay bay tốc độ siêu thanh (như B-1B), mà là khả năng tàng hình. Điều đó cho phép nó thâm nhập vào hệ thống phòng không tinh vi, dày đặc nhất của đối phương.
Khả năng tàng hình của B-2 có được nhờ sự kết hợp nhiều công nghệ về thiết kế kiểu dáng, vật liệu. Theo đó, nó có kiểu dáng như một con dơi khổng lồ, không có cánh đuôi, cánh chính được kéo dài kỳ lạ. Cách thiết kế này giúp máy bay đánh trượt sóng radar đi hướng khác, hoặc hấp thụ, giảm được sóng phản xạ, làm hình ảnh trên màn hiện sóng radar bị yếu (hoặc không có).
Khung thân kết cấu và khoang động cơ B-2 dùng hợp kim titan, còn lại đều do vật liệu phức hợp ghép nối với nhau, do ép ở áp suất cao nên không cần dùng đinh tán. Do vậy máy bay không dễ phản xạ tín hiệu radar.
B-2 sử dụng vật liệu phức hợp đá đen và sợi than có trọng lượng nhẹ, cường độ chịu lực lớn, phản xạ sóng radar cực nhỏ. Trên bề mặt vật liệu có dạng tổ ong liti hấp thụ sóng radar.
Mép trước cánh máy bay B-2 được phủ lớp sơn hấp thụ sóng radar và thiết kế có lỗ rỗng kiểu tổ ong không thành qui tắc. Vì vậy, sóng radar khi chiếu vào khó phản xạ lại.
Động cơ của B-2 lắp bộ trộn dòng khí, lấy không khí lạnh dẫn vào buồng đốt động cơ và tua bin, làm hạ thấp nhiệt độ mặt ngoài. Loa phụt động cơ nằm sâu trong thân máy bay, qua đó giảm đáng kể tín hiệu hồng ngoại. Biện pháp này nhằm đối phó với khí tài hồng ngoại của đối phương có thể sử dụng để phát hiện máy bay qua tín hiệu nhiệt động cơ.
B-2 trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F118-GE-100 cho phép đạt tốc độ 1.010 km/h, tầm bay 10.400km, trần bay 15.000m.
Với những biện pháp kỹ thuật trên đã đem lại cho B-2 khả năng tàng hình tuyệt vời. Nó đã được chứng minh trong nhiều cuộc chiến mà B-2 tham gia. Đặc biệt nhất, một sự kiện đã làm thế giới quân sự phải "choáng" trước khả năng của B-2. Tháng 6/1995, Mỹ đã đưa B-2 tới tham dự triển lãm hàng không Paris (Pháp). Trước khi xuất phát, Mỹ đã thông báo cho Pháp đường bay của B-2. Quân đội Pháp đã ra lệnh cho trạm radar cảnh giới sục sạo nhưng không thể nào phát hiện được B-2 cho tới khi hạ độ cao lộ diện trước con mắt người thật.
B-2 trang bị những công nghệ điện tử hàng không tiến tiến gồm: hệ thống radar mạng pha điện tử bị động AN/APQ-81 cung cấp chế độ ngắm mục tiêu, hỗ trợ B-2 bay bám sát và tránh địa hình; hệ thống định vị hàng không; hệ thống đối phó trả đũa điện tử. Ảnh: Buồng lái chỉ cần hai người điều khiển của B-2, ít hơn nhiều so với B-1B hay B-52. Điều đó cho thấy máy bay có tính tự động hóa cực cao.
Ngoài năng lực tàng hình, B-2 còn có sức tấn công mạnh mẽ với khả năng mang 23 tấn vũ khí gồm: 80 bom Mk-82 227kg hoặc 36 bom CBU 350kg hoặc 16 bom hạt nhân B61 trên giá phóng quay. Thậm chí, B-2 còn có thể mang bom thông minh dẫn đường GPS JDAM.
Ảnh máy bay ném bom B-2 đang thả những vũ khí hủy diệt kinh người.
Theo_Kiến Thức
Trực thăng Ka-52K trang bị tên lửa diệt hạm Kh-35? Các hình ảnh tại nơi diễn ra triển lãm IMDS 2015 cho thấy, bộ vũ khí trực thăng tấn công Ka-52K gồm cả tên lửa diệt hạm Kh-35. Dân mạng Nga mới đây đã "chộp" được hình ảnh đáng lưu ý tại khu vực diễn ra triển lãm hàng hải IMDS-2015, trực thăng tấn công Ka-52K xuất hiện cùng tên lửa diệt hạm...