Tàu ngầm chở tên lửa hạt nhân của Anh bốc cháy
Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân HMS Victorious của Anh được cho là đang chở theo các tên lửa đạn đạo liên lục địa hạt nhân Trident 2 khi ngọn lửa bùng phát.
Tàu ngầm HMS Victorious của Anh. Ảnh: AFP
HMS Victorious – một trong những tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard của Hải quân Hoàng gia Anh – đã buộc phải hủy bỏ nhiệm vụ tối mật vì bị cháy.
Theo các nguồn tin của báo The Sun, toàn bộ thủy thủ đoàn gồm trên 130 người đã phải nỗ lực để dập tắt ngọn lửa. Lúc sự cố xảy ra, con tàu này đang chở các tên lửa Trident 2.
Video đang HOT
Được biết, đám cháy do một vụ chập điện gây ra và đã được dập tắt kịp thời. Tuy nhiên, tình huống khẩn cấp trên đã buộc người chỉ huy phải hạ lệnh để tàu HMS Victorious nổi lên mặt nước tại một địa điểm không được tiết lộ ở Bắc Đại Tây Dương để xả khói độc.
Một nguồn tin từ Hải quân Hoàng gia Anh đã giải thích với tờ The Sun rằng mọi thành viên trong lực lượng này đều có kỹ năng cứu hỏa. Và điều này đảm bảo rằng các tàu mặt nước và tàu ngầm của Anh có thể nhanh chóng ứng phó với hỏa họa mà không bị ảnh hưởng đến kết quả hoạt động.
Tuy nhiên, thiệt hại do đám cháy gây ra đã khiến HMS Victorious phải từ bỏ nhiệm vụ tối mật và quay trở lại căn cứ ở Faslane, Scotland.
The Sun lưu ý rằng con tàu 30 năm tuổi trị giá hơn 3 tỷ USD này đang tham gia vào một trong bốn chuyến tuần tra răn đe hạt nhân không dừng chân của Hải quân Hoàng gia Anh. Người phát ngôn của Hải quân Hoàng gia Anh cho biết vụ việc không ảnh hưởng đến hoạt động răn đe liên tục trên biển, song từ chối cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào.
Anh bàn giao hạm đội tàu ngầm hạt nhân cho Australia
Tờ Daily Mail đưa tin Anh sẽ đưa một hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tới Australia theo khuôn khổ hợp tác an ninh AUKUS.
Tàu ngầm lớp Successor của Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Wikipedia
Theo báo cáo, dự kiến, Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Anh, Đô đốc Tony Radakin sẽ ký thỏa thuận về vấn đề này tại một hội nghị hải quân ở Sydney vào tuần tới, qua đó hoàn thành cam kết của London trong khuôn khổ liên minh an ninh AUKUS gồm Australia, Anh và Mỹ.
Những tàu ngầm trên được bố trí tại thành phố Perth ở bờ biển phía Tây của Australia cho đến năm 2024 nhằm thực hiện các hoạt động tuần tra.
Hải quân Hoàng gia Anh từ chối tiết lộ số lượng tàu ngầm được điều động đến Australia, đồng thời khẳng định tất cả các hoạt động liên quan đến hạm đội tàu ngầm của Anh đều được bảo mật. Bộ Quốc phòng Anh cũng từ chối bình luận về vấn đề này.
Quan hệ đối tác ba bên AUKUS, được thành lập vào tháng 9/2021, nhằm mục đích hỗ trợ Australia xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân riêng. Theo đó, Australia sẽ tiếp nhận ít nhất 8 tàu ngầm với sự hỗ trợ công nghệ của Mỹ. Chiếc tàu đầu tiên dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2036.
Trước diễn biến trên, Nga và Trung Quốc đều bày tỏ quan ngại về những thách thức đối với an ninh khu vực do việc thành lập AUKUS gây ra. Moskva và Bắc Kinh cho rằng động thái này có thể dẫn đến sự sụp đổ của nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Thiết bị không người lái dưới nước thay đổi cục diện hải chiến Thái Bình Dương Các thiết bị không người lái từng giúp thay đổi cục diện chiến tranh từ trên không đang được "nhân bản" rầm rộ trên biển. Những năm gần đây, các cường quốc đã tăng tốc phát triển và triển khai tàu không người lái dưới nước (UUV) để giành lấy lợi thế chiến lược ở Thái Bình Dương và những vùng biển trọng...