Tàu khu trục, tuần duyên Mỹ qua eo biển Đài Loan
Mỹ điều tàu khu trục Kidd và tàu tuần duyên Munro qua eo biển Đài Loan nhằm “thể hiện cam kết” với khu vực.
Hạm đội 7 hải quân Mỹ thông báo khu trục hạm USS Kidd và tàu tuần duyên USCGC Munro “thực hiện chuyến đi bình thường qua eo biển Đài Loan” ngày 27/8, khẳng định hoạt động này tuân thủ luật pháp quốc tế.
Đây là lần thứ 7 khu trục hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan và lần đầu tiên một tàu tuần duyên thực hiện hoạt động này trong năm nay.
“Chuyến đi thể hiện cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”, thông cáo của Hạm đội 7 cho biết.
Video đang HOT
Khu trục hạm USS Kidd (phía trên, bên trái) và tàu tuần duyên USCGC Munro (phía dưới, bên phải) di chuyển qua eo biển Đài Loan ngày 27/8. Ảnh: US Navy .
Bộ Quốc phòng Trung Quốc và giới chức đảo Đài Loan chưa bình luận về thông tin này. Trước đó, Trung Quốc nhiều lần chỉ trích Mỹ “gây bất ổn trong khu vực” khi cho chiến hạm qua eo biển Đài Loan.
Chuyến đi diễn ra sau khi Trung Quốc điều nhiều chiến hạm và tiêm kích tham gia diễn tập tiến công ở khu vực ngoài khơi phía tây nam và đông nam đảo Đài Loan hồi tuần trước. Hải quân Mỹ cho chiến hạm qua eo biển Đài Loan với tần suất khoảng một lần mỗi tháng, trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực gia tăng.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất, tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần. Mỹ không thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan, song là bên ủng hộ quan trọng nhất và nhà cung cấp vũ khí chính cho hòn đảo.
Truyền thông Trung Quốc trước đó mô tả việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan đại diện cho cách hành xử “xoay như chong chóng” của nước này với đảo Đài Loan và các đồng minh trong khu vực. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Joe Biden bác bỏ liên hệ giữa Afghanistan với cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ lỡ miệng?
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền trên Đài ABC News ngày 19.8, Tổng thống Mỹ Joe Biden bất ngờ liệt kê Đài Loan vào cùng trạng thái với các đồng minh NATO, Nhật Bản và Hàn Quốc mà Washington có cam kết bảo vệ công khai.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh AFP
Điều 5 Hiệp ước NATO quy định bất kỳ cuộc tấn công vào thành viên nào của liên minh đều bị xem là tấn công toàn bộ khối và sẽ bị đáp trả, trong khi Hàn Quốc và Nhật Bản đều có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ. Đài Loan thì khác - không có quan hệ ngoại giao chính thức, không có hiệp ước nào, nhưng được Mỹ hỗ trợ cải thiện năng lực phòng vệ. Khi nhắc đến viễn cảnh Mỹ đáp trả hành động chống lại đồng minh theo điều 5 Hiệp ước NATO, ông Biden nói điều đó cũng tương tự với Đài Loan.
Phát biểu của ông Biden lập tức đánh động tới Bắc Kinh. Trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố nguyên tắc "một Trung Quốc" là lằn ranh đỏ bất khả xâm phạm, đồng thời gửi thông điệp cảnh báo với bên nào chạm tới nó. Giới quan sát cho rằng ông Biden nói nhầm, còn một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ sau đó nhanh chóng khẳng định chính sách của Washington đối với Đài Loan không thay đổi.
Dù thường lên tiếng về nguy cơ Bắc Kinh đe dọa thống nhất Đài Bắc bằng vũ lực, nhưng Washington đến nay vẫn duy trì sự "mơ hồ chiến lược" về khả năng can thiệp quân sự trong kịch bản xung đột hai bên bờ eo biển Đài Loan. Trong khi đó, Đài Loan chính là lằn ranh đỏ quan trọng nhất mà Trung Quốc đã vạch ra với Mỹ tại cuộc gặp cấp cao song phương diễn ra hồi tháng 7 tại Thiên Tân.
Do đó, nếu phát biểu trên của ông Biden không phải nhầm mà có chủ ý khác thì có thể dẫn đến những hệ quả khó lường.
Trung Quốc cảnh báo Mỹ "đừng đùa với lửa" Trung Quốc đã đưa ra những cảnh báo cứng rắn sau khi máy bay quân sự Mỹ hạ cánh xuống đảo Đài Loan. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian (Ảnh: China Daily). Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian ngày 15/7 kêu gọi Mỹ "không đùa với lửa", ngay lập tức dừng các hành động khiêu...