Tàu hỏa tông xe buýt ở Thái Lan, ít nhất 20 người chết
Một chiếc xe buýt sáng nay va chạm với tàu hỏa ở phía đông thủ đô Bangkok, Thái Lan, khiến ít nhất 20 người chết, hàng chục người bị thương.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 8h tại địa điểm cách thủ đô Bangkok, Thái Lan, khoảng 50 km về phía đông, trong lúc chiếc xe buýt chở khách đang đi đến một ngôi đền ở tỉnh Chachoengsao để tham dự buổi lễ đánh dấu kết thúc Mùa chay.
Hiện trường vụ tai nạn sáng 11/10. Ảnh: AFP.
Thống đốc tỉnh Maitree Tritilanond cho biết ngoài 20 người chết, vụ tai nạn còn khiến hơn 40 người bị thương. Các bức ảnh từ hiện trường do nhân viên cứu hộ chụp cho thấy những tấm kim loại và mảnh vỡ nằm ngổn ngang, thi thể la liệt bên đường ray và đồ đạc của hành khách rơi rải rác.
Video đang HOT
Chiếc xe buýt bị lật ngang, phần đầu bị xé toạc và các nhân viên cứu hộ phải dùng cần cẩu để nâng nó lên. Con số thương vong dự kiến còn tăng.
Những vụ tai nạn chết người kiểu này khá phổ biến tại Thái Lan, với nguyên nhân chủ yếu là do lái xe quá tốc độ, say rượu và tinh thần tự giác tuân thủ pháp luật của người dân còn kém.
Theo báo cáo năm 2018 của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), Thái Lan có tỷ lệ tử vong vì tai nạn giao thông cao thứ hai toàn cầu. Dù phần lớn nạn nhân là người điều khiển xe máy, những vụ tai nạn xe buýt liên quan đến các nhóm du khách hay lao động nhập cư thường gây xôn xao dư luận.
Hồi tháng 3/2018, ít nhất 18 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương khi một chiếc xe buýt chở khách trở về từ kỳ nghỉ ở phía đông bắc Thái Lan mất lái, lao khỏi đường và đâm vào cây.
Lý do cảnh sát Hàn Quốc lập 'tường xe buýt' tại Seoul
Cảnh sát Hàn Quốc đã huy động hàng trăm xe buýt tạo thành "tường rào" trước người biểu tình tại thủ đô Seoul.
Xe buýt được đặt dọc quảng trường Gwanghwamun ngày 3/10. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết đây là nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm ngăn chặn COVID-19 lây lan trong cuộc biểu tình có đông người tham gia.
Cảnh sát đã đỗ xe buýt dọc các đại lộ và quảng trường chính tại trung tâm Seoul. Lực lượng này còn thành lập 90 điểm kiểm soát để ngăn xe cộ đưa người biểu tình đến thủ đô. Tàu điện ngầm tại Seoul cũng không dừng tại một số nhà ga nhất định.
Hàn Quốc từng là hình mẫu về việc xử lý thành công dịch COVID-19 nhưng trong tháng 8 ổ dịch từ một nhà thờ và cuộc biểu tình phản đối chính phủ đã khiến trên 1.800 người mắc COVID-19.
Tốc độ lây lan của COVID-19 đã giảm trong những tuần gần đây nhưng Chính phủ Hàn Quốc vẫn cấm hơn 100 cuộc biểu tình. Các chính trị gia đối lập đã phản đối biện pháp này của chính phủ Hàn Quốc.
Nhưng Nhà Xanh khẳng định sẽ áp dụng động thái nghiêm khắc để kiểm soát dịch COVID-19. Lực lượng cảnh sát trong khi đó nhận định các biện pháp là cần thiết để ngăn chặn nguồn lây lan dịch.
Chính phủ Hàn Quốc khẳng định biện pháp nhằm ngăn chặn lây lan COVID-19 trong biểu tình. Ảnh: Reuters
Chính phủ Hàn Quốc ngày 6/5 bắt đầu nới lỏng quy định giãn cách xã hội sau khi các ca mắc mới đã giảm nhưng vẫn yêu cầu người dân tuân thủ chính sách "giãn cách trong cuộc sống thường nhật". Theo chính sách này, người dân cần ở nhà nếu ốm hoặc có triệu chứng COVID-19, tiếp tục duy trì khoảng cách 2m với người khác, rửa tay trong 30 giây, khử khuẩn thường xuyên nơi ở. Những người trên 65 tuổi và nhóm rủi ro cao cần tiếp tục ở nhà, tránh đến nơi đông người.
Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn ban hành những quy định đặc biệt trong dịp nghỉ lễ Chuseok từ 7/10 bao gồm cấm ăn uống tại trạm nghỉ đường cao tốc, không thăm viện dưỡng lão và kiểm tra thân nhiệt tại mọi nhà ga.
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, đến ngày 5/10 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Hàn Quốc là 24.164 trường hợp, trong đó có 422 người tử vong.
Sau vụ bắn chết cô gái da màu, viên cảnh sát Mỹ gây quỹ để nghỉ hưu Viên sĩ quan Myles Cosgrove - người đã bắn chết cô gái da màu Breonna Taylor hồi tháng 3 - đang quyên tiền tài trợ để nghỉ hưu. Thám tử Myles Cosgrove là một trong ba sĩ quan tại Louisville đã nổ súng vào Taylor hồi tháng 3, sau khi họ xông vào căn hộ của cô để thực thi lệnh khám xét...