Tàu Hải cảnh Trung Quốc triển khai phao tiêu trái phép ở đảo của Việt Nam
TQ tiếp tục có những động thái xâm phạm chủ quyền VN khi điều tàu tới kiểm tra các phao tiêu lắp đặt trái phép tại khu vực đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN.
Tờ “ Nhân dân Nhật báo” của Trung Quốc đưa tin, sáng 02/07, Trung tâm an ninh hàng hải Nam Hải thuộc Bộ giao thông vận tải Trung Quốc đã điều tàu “Hải cảnh 172″ mang theo 04 phao tiêu mới, xuất phát từ Hải Khẩu tới đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng Trung Quốc chiếm đóng trái phép), chính thức khởi động công tác tuần tra kiểm tra các phao tiêu tại khu vực biển thuộc đảo Phú Lâm.
Được biết, trong lần tuần tra lần này, đội công tác của Trung Quốc sẽ tiến hành thay thế 04 phao tiêu tại cầu tàu tổng hợp của đảo Phú Lâm, đồng thời tiến hành đo đạc và khảo sát xây dựng hai cọc tiêu dẫn hướng trong cảng thuộc cầu tàu trên đảo Phú Lâm.
Trước đó, ngày 14/03/2014, Bộ giao thông vận tải Trung Quốc đã tuyên bố thành lập (trái phép) hai Sở phao tiêu tại Hoàng Sa và tại Trường Sa; Tháng 04/2014, chính quyền “thành phố” phi pháp Tam Sa đã giao các thiết bị phao tiêu thuộc cầu tàu tổng hợp trên đảo Phú Lâm cho Sở phao tiêu Hoàng Sa quản lý.
Video đang HOT
Ngày 08/06/2014, Sở phao tiêu trái phép của Trung Quốc tại Hoàng Sa treo biển thành lập
Tháng 05/2014, Sở phao tiêu Hoàng Sa tiến hành bảo dưỡng các đèn báo tại cầu tàu tổng hợp của đảo Phú Lâm. Ngày 08/06, Sở phao tiêu Hoàng Sa chính thức treo biển thành lập tại đảo Phú Lâm, cung cấp bảo đảm kỹ thuật an ninh hàng hải và giao thông quốc phòng cho Trung Quốc tại Hoàng Sa.
Một loạt các hoạt động của Trung Quốc trên đây nhằm khẳng định chủ quyền trái phép tại quần đảo Hoàng Sa. Mới đây, Trung Quốc còn khởi công xây dựng một trường học tại đảo Phú Lâm, ngôi trường này mang tên Vĩnh Hưng, bao gồm một trường mẫu giáo và một trường tiểu học, có diện tích lên đến 4.650 m2 và tổng đầu tư vào khoảng 36 triệu NDT (5,76 triệu USD). Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng một sân bay, khách sạn, thư viện, 5 tuyến đường giao thông chính, một đài truyền hình vệ tinh tại đây.
Theo Tri Thức
Các Hội hữu nghị ở Châu Âu phản đối Trung Quốc lên EU
Các Hội hữu nghị với Việt Nam tại nhiều nước châu Âu đã ra Nghị quyết chung yêu cầu Trung Quốc tuân thủ quốc tế, rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam và chấm dứt hành động bạo lực, đồng thời cũng gửi nghị quyết này tới Liên minh Châu Âu (EU).
Giàn khoan Hải Dương-981 được Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam
Theo thông tin từ Liên hiệp các tổ chức Hữu Nghị Việt Nam, nghị quyết trên được Các Hội hữu nghị với Việt Nam tại Pháp, Đức, Thụy sĩ, Tây Ban Nha, Anh và Đan Mạch, Ủy ban Đoàn kết Thụy Điển với Việt Nam, Lào, Campuchia và Trung tâm nghiên cứu Việt Nam tại Italia ra ngày 30/6. Nghị quyết nêu rõ:
Từ ngày 2/5 đến nay đã xảy ra các vụ đụng độ nghiêm trọng gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc Biển Đông. Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, ngay trên thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời cũng điều động hàng trăm tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan này. Các tàu của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm húc, phun vòi rồng và làm cho một số người bị thương.
Trước tình hình này, Các Hội hữu nghị với Việt Nam ở Châu Âu cho rằng: những bất đồng về việc xác lập một cách chính xác vùng lãnh thổ và chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thể giải quyết bằng các hành động khiêu khích, hành vi hành động bạo lực theo cách đơn phương mà phải áp dụng luật pháp quốc tế.
"Trong các tranh chấp về biên giới phải tính đến chủ quyền lịch sử đối với các khu vực quốc gia đã được xác lập và thống nhất trong quá khứ. Trong trường hợp tranh chấp về khu vực chủ quyền trên biển thì phải theo các nguyên tắc, quy định và khuyến nghị hiện hành của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển được xác lập năm 1982 tại Hội nghị Montego đã được cả Trung Quốc và Việt Nam phê chuẩn. Ở thời điểm này, rõ ràng việc Trung Quốc đang đi ngược lại luật pháp quốc tế, gây áp lực lên các nước láng giếng để thực thi quan điểm của mình là điều không thể chấp nhận được. Điều này đặc biệt đúng đối với trường hợp Việt Nam. Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lâu đời giữa hai nước và phá vỡ những thỏa thuận mà họ đã cam kết với cộng đồng các nước ASEAN, đặc biệt là Tuyên bố năm 2002 về việc giải quyết thỏa đáng các tranh chấp," tuyên bố viết.
Các Hội hữu nghị với Việt Nam ở Châu Âu kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Quốc rút ngay giàn khoan HD 981 cùng các tàu thuyền xâm phạm vùng biển của Việt Nam; đình chỉ mọi biện pháp bạo lực và thực hiện những nghĩa vụ mà Trung Quốc đã cam kết trong thỏa thuận 2002, nghĩa là phải thay đổi cách ứng xử để tạo điều kiện cho sự hợp tác tốt đẹp và tiến tới một giải pháp chính đáng cho cuộc xung đột.
Nam Hằng
Theo Dantri
Ký với Tòa Trọng tài: Bước đi thực hiện chủ trương lớn Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân Trí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho hay việc ký hiệp định với Tòa Trọng tài thường trực PCA mới đây là một bước đi thực hiện chủ trương lớn của Đảng và nhà nước về hội nhập quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trong cuộc...